Học viên cao đẳng nghề được doanh nghiệp đặt hàng đầu ra
Huyện Sóc Sơn: Trên 80% lao động có việc làm sau học nghề | |
Cải thiện đời sống nhờ được học nghề | |
Thanh Trì: Nhiều người qua tuổi lao động vẫn có nhu cầu học nghề |
Báo cáo của Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Gia Lâm cho biết, sau 05 năm thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW, ngày 06/6/2014, của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao, cấp ủy, chính quyền các cấp của huyện Gia Lâm đã phối hợp tốt với doanh nghiệp trong công tác giới thiệu việc làm, đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp cho lao động nông thôn. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề ở nông thôn tăng lên góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động - việc làm.
Hàng năm, UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, ngành phối hợp chặt chẽ với Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức phiên giao dịch việc làm, phối hợp với Trung tâm giới thiệu việc làm của các hội, đoàn thể để giới thiệu việc làm cho người lao động. Kết quả, trong 05 năm qua, đã có gần 5.000 lượt người lao động tham dự, 1.198 người được tuyển đụng trực tiếp tại phiên giao dịch việc làm; đã giới thiệu được việc làm cho hàng ngàn cán bộ, hội viên và nhân dân.
Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của huyện đã chủ động phối hợp với các trường nghề thực hiện lựa chọn, áp dụng những chương trình đào tạo nghề mới, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động; thường xuyên thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy và học, nội dung đào tạo, gắn lý thuyết với thực hành, tăng thời lượng dành cho thực hành, liên kết với doanh nghiệp để học viên thực hành sản xuất ngay tại nhà máy, trên các dây chuyền sản xuất để nâng cao kỹ năng cho người học, đáp ứng yêu cầu của công việc. Việc thực hiện các phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá theo phương pháp truyền thống, cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyện thực hiện việc mời doanh nghiệp tham gia vào một số khâu trong quá trình đánh giá kết quả học tập, trực tiếp hướng dẫn và đánh giá kết quả thực tập của người học.
Hàng năm, huyện Gia Lâm đều phối hợp tổ chức phiên giao dịch việc làm để giới thiệu việc làm cho người lao động |
Nhờ đó, 100% số học viên học các lớp trung cấp nghề, sơ cấp nghề tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên của huyện ra trường đều có việc việc làm với thu nhập ổn định và cao hơn lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Các học viên lớp cao đẳng nghề được doanh nghiệp đặt hàng đầu ra, trả lương ngay trong thời gian thực tập tại doanh nghiệp. Huyện cũng phối hợp chặt chẽ với Học viện Nông nghiệp Việt Nam trong việc cử các cán bộ của huyện và cơ sở tham gia các lớp học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ liên quan đến sản xuất nông nghiệp, nông nghiệp sinh thái, phòng chống dịch bệnh, quản lý đất đai...
Công tác xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đào tạo nhân lực có tay nghề cao tiếp tục được Huyện quan tâm đầu tư, tập trung vào thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Đồng thời, các cơ sở giáo dục của Huyện đã tích cực đổi mới chương trình, nội dung phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội; đề cao trách nhiệm của gia đình và xã hội.
Đáng chú ý, huyện Gia Lâm rất chú trọng công tác tôn vinh, khen thưởng các nghệ nhân ở các làng nghề cũng như người lao động có tay nghề cao. Nhằm phát huy thế mạnh của các Hội nghề nghiệp, quan tâm công tác bảo tồn, phát triển làng nghề, quảng bá thương hiệu các làng nghề truyền thống, 5 năm qua, huyện đã triển khai 10 lớp truyền nghề tại xã Kim Lan, Kiêu Kỵ và 08 dự án hỗ trợ máy móc, trang thiết bị cho các cơ sở sản xuất tại làng nghề gốm sứ Bát Tràng, Kim Lan, chế biến tinh bột nghệ xã Dương Xá và sàn xuất bún bánh tại xã Yên Viên.
Những năm qua, Huyện Gia Lâm cũng thường xuyên chỉ đạo Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên cùng các ngành chức năng tăng cường các hoạt động xã hội hóa, thu hút nguồn lực từ khu vực ngoài Nhà nước để tham gia đào tạo nhân lực có tay nghề cao. Từ năm 2014 đến nay, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên đã phối hợp với các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp có uy tín mở lớp đào tạo cho 665 học viên. Năm 2018, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên phối hợp với công ty LaDoDa (xã Kiêu Kỵ) tổ chức 02 lớp dạy nghề may công nghiệp cho công nhân tại Công ty.
Thời gian tới, huyện Gia Lâm xác định đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao là một trong những giải pháp phát triển kinh tế xã hội của huyện. Huyện sẽ chỉ đạo các ngành chức năng, UBND các xã, thị trấn rà soát, đánh giá việc thực hiện tiêu chí về đào tạo nghề, tạo việc làm mới tại địa phương để xây dựng kế hoạch đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, định hướng chuyền đổi nghề nghiệp cho lao động nông thôn, gắn với thực hiện tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới tại các địa phương, đơn vị.
Đồng thời, Huyện sẽ chỉ đạo ngành Giáo dục đào tạo thực hiện tốt công tác định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ cấp trung học cơ sở, nâng cao hiệu quả công tác phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông vào học giáo dục nghề nghiệp. Huyện sẽ từng bước thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên của huyện; khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tham gia đào tạo nghề; tăng cường huy động nguồn lực xã hội cho công tác đào tạo nghề và đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao. Ngoài ra, Huyện chỉ đạo phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác đào tạo nghề, giới thiệu tạo việc làm cho đoàn viên, hội viên và nhân dân gắn với đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao, từng bước đáp ứng nhu cầu trên địa bàn huyện.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59