Học tập suốt đời giúp đất nước vững bước tiến lên

Không chỉ là một định hướng, bài viết “Học tập suốt đời” của Tổng Bí thư Tô Lâm còn là một lời nhắc nhở sâu sắc rằng, trong thế giới đầy biến động này, tri thức là thứ duy nhất có thể giúp mỗi cá nhân làm chủ số phận, giúp một dân tộc vững bước tiến lên. Và học tập suốt đời chính là con đường ngắn nhất để đạt được điều đó.
Học tập suốt đời Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời Nêu cao tinh thần tự học suốt đời để thích nghi tốt hơn

Chìa khoá quan trọng để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa có bài viết “Học tập suốt đời”, trong đó nhấn mạnh: Cách mạng khoa học công nghệ đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu, tạo nên sự biến cách to lớn trong đời sống xã hội, đặt ra những yêu cầu mới, nhu cầu mới, nhiệm vụ mới, suy nghĩ mới, hành động mới với mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là đối với cán bộ, đảng viên của hệ thống chính trị trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, nhất là tận dụng tối đa thời cơ, vận hội, đi tắt đón đầu, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên phát triển, giàu mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu. Để thực hiện thắng lợi yêu cầu, nhiệm vụ, trọng trách trong giai đoạn mới, học tập suốt đời để dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám hy sinh vì lợi ích chung, để trở thành những người hữu dụng đang là đòi hỏi cấp thiết đối với từng cá nhân, mỗi công dân, đặc biệt là những cán bộ, nhân viên trong hệ thống chính trị.

Nội dung bài viết nêu rõ, học tập suốt đời không phải là vấn đề mới. Trong các giai đoạn cách mạng, đặc biệt trong những năm đổi mới, Đảng ta luôn quan tâm, khuyến khích học tập suốt đời và xây dựng cả nước thành xã hội học tập.

Học tập suốt đời giúp đất nước vững bước tiến lên
Hiện nay, mạng lưới, quy mô giáo dục ngày càng được mở rộng.

Thực hiện các quan điểm, chủ trương của Đảng, việc xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời đã trở thành phong trào, thành nhu cầu, thành nếp văn hóa và đạt nhiều kết quả quan trọng. Theo đó, đã hình thành hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất từ giáo dục mầm non đến đào tạo sau đại học; các loại hình trường, lớp, loại hình đào tạo được đa dạng hóa, mang lại cơ hội học tập cho người dân ở mọi lứa tuổi. Phương thức cung ứng, kết nối giữa các trình độ đào tạo được cải thiện; mạng lưới, quy mô giáo dục mở rộng khắp các vùng, miền của đất nước; các phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài từng bước đi vào chiều sâu, thực chất hơn ở hầu khắp các địa phương; môi trường giáo dục lành mạnh, học đi đôi với hành, gắn với cuộc vận động xóa đói, giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa, gia đình văn hóa. Trong nhiều dòng họ, làng, xã, thôn, bản phong trào thi đua học tập phát triển mạnh. Ý thức học tập suốt đời đã và đang thấm sâu vào từng gia đình, từng khu dân cư, từng cơ sở đào tạo, từng vùng, miền...

Tuy nhiên, trong bài biết của mình, Tổng Bí thư cũng chỉ ra việc thực hiện chủ trương học tập suốt đời vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Đào tạo, bồi dưỡng còn chạy theo số lượng mà chưa thực sự chú trọng tới chất lượng; việc tự học, thực học và học tập suốt đời của đội ngũ cán bộ, đảng viên chưa đạt kết quả như mong muốn; còn tình trạng học theo phong trào, sính bằng cấp mà chưa thực sự căn cứ vào đòi hỏi thực tiễn, ngại khó, ngại khổ trong học tập, không đào sâu suy nghĩ để vươn lên chinh phục những đỉnh cao trong khoa học.

Ngoài ra, tình trạng hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ, chủ nghĩa cá nhân, bệnh kinh nghiệm trong một bộ phận cán bộ, đảng viên ảnh hưởng đến chất lượng thực thi công vụ, triệt tiêu động lực đổi mới, sáng tạo. Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thỏa mãn với kiến thức đã học trong các trường lớp, cơ sở đào tạo, hoặc chạy theo việc học để hoàn thiện bằng cấp đủ điều kiện thăng tiến. Một bộ phận biểu hiện ngại học, không có khái niệm học thường xuyên, học suốt đời nên trở thành lạc hậu, bảo thủ, không thích nghi và bắt nhịp với “guồng quay” hối hả của nhịp sống “vũ bão” thời khoa học và công nghệ 4.0 và X.0.

Theo Tổng Bí thư, đất nước đang đứng trước thời cơ, vận hội mới để vươn mình, để “sánh vai” với thế giới. Trong bối cảnh đó, học tập suốt đời trở thành một quy luật sống; không chỉ giúp mỗi cá nhân nhận biết, thích nghi, không tụt hậu trước sự biến đổi từng ngày của thế giới hiện tại, làm giàu trí tuệ, hoàn thiện nhân cách, vượt qua khó khăn, thử thách để ngày càng tiến bộ và định vị bản thân trong xã hội hiện đại; cao hơn, đây là chìa khoá quan trọng để nâng cao dân trí và đào tạo nhân lực, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, là con đường duy nhất, hướng đi tất yếu của mọi quốc gia để đảm bảo sự phát triển thịnh vượng, bền vững. Học tập suốt đời giúp mỗi thành viên trong xã hội có đủ điều kiện và cơ hội tự hoàn thiện mình, nâng cao chất lượng cuộc sống của chính mình, của gia đình, họ tộc, thôn, xóm, phường, xã và cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng trên con đường trở thành nước dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và xã hội chủ nghĩa.

“Chúng ta đang sống trong thời đại mà mà tri thức, kiến thức, hiểu biết sẽ giúp con người phát huy cao độ tiềm năng để tận dụng tốt các cơ hội, ứng phó hiệu quả với những thách thức để phát triển bền vững; cũng là thời đại mà khối lượng kiến thức của nhân loại tăng lên hằng ngày theo cấp số nhân. Chỉ khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, nhà nhà, người người thực hiện hiệu quả học tập suốt đời, xây dựng được đội ngũ cán bộ dám làm, dám nói, dám chịu trách nhiệm, dám hy sinh, chúng ta mới vững vàng tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển, giàu mạnh dưới sự lãnh đạo của Đảng” - Tổng Bí thư nhấn mạnh ở cuối bài viết.

Tinh thần học tập suốt đời là động lực giúp mỗi người tiến bộ

Đặc biệt tâm đắc với quan điểm của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết “Học tập suốt đời”, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm (Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý giáo dục Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường Trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng) nhìn nhận, học tập suốt đời bắt đầu từ việc tự học. Việc học không chỉ để lấy bằng cấp mà phải học thực chất, học miệt mài và cập nhật kiến thức mỗi ngày. Từ đó không chỉ giúp mỗi cá nhân nâng cao năng lực mà còn tạo nền tảng để đất nước tận dụng tối đa thời cơ, đưa Việt Nam vững bước vào kỷ nguyên phát triển mới.

Học tập suốt đời giúp đất nước vững bước tiến lên
Việc học không chỉ để lấy bằng cấp mà phải học thực chất, học miệt mài và cập nhật kiến thức mỗi ngày. (Ảnh minh họa)

Học tập suốt đời là hành trình tri thức mà con người phải thực hiện ở mọi lứa tuổi, mọi thời điểm, còn sức là còn phải học. Để học tập suốt đời thực sự trở thành một phần trong đời sống xã hội, theo Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, đặc biệt là thay đổi nhận thức. Cần đẩy mạnh truyền thông, giáo dục để mọi người hiểu rằng, học tập không chỉ gắn với bằng cấp mà còn là quá trình tích lũy và đổi mới tri thức liên tục để thích ứng với cuộc sống và công việc. Cùng đó, phải tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả những ai có nhu cầu học tập đều được đáp ứng, thỏa mãn; huy động sự chung tay đóng góp toàn xã hội để tạo sức mạnh tổng hợp cả về nguồn lực, vật chất, ý chí và quyết tâm, tạo đột phá trong phát triển xã hội học tập…

PGS.TS, ĐBQH Bùi Hoài Sơn cho rằng, bài viết “Học tập suốt đời” của Tổng Bí thư Tô Lâm không chỉ là một lời kêu gọi, mà còn là kim chỉ nam, một định hướng quan trọng cho mỗi cá nhân và toàn xã hội trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên phát triển mới. Những quan điểm được nêu trong bài viết không chỉ phản ánh tư duy chiến lược, mà còn mang đậm tính thực tiễn, khi nhấn mạnh rằng tri thức là chìa khóa để mỗi người làm chủ tương lai, để đất nước có thể phát triển bền vững, sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

Học tập suốt đời không đơn thuần là việc tiếp tục con đường học vấn trong trường lớp, mà là một hành trình không ngừng khám phá, trau dồi và làm mới bản thân. Thế giới thay đổi từng ngày, công nghệ phát triển với tốc độ chưa từng có, những kỹ năng hôm nay có thể trở nên lỗi thời chỉ sau vài năm. Nếu không học, không cập nhật, không tự rèn luyện, con người dễ rơi vào tình trạng tụt hậu, mất đi năng lực thích nghi và bị đào thải trong chính môi trường sống của mình. Từ góc độ cá nhân đến tầm nhìn quốc gia, tinh thần học tập suốt đời chính là động lực giúp mỗi người tiến bộ, giúp đất nước mạnh lên từ gốc rễ.

“Nhìn rộng hơn, học tập suốt đời không chỉ là trách nhiệm của từng cá nhân, mà còn là sứ mệnh của toàn xã hội. Một quốc gia chỉ có thể phát triển bền vững khi tất cả công dân đều có cơ hội học hỏi, nâng cao trình độ. Chính vì thế, việc thúc đẩy phong trào này cần có những giải pháp đồng bộ, cả trước mắt lẫn lâu dài” - PGS.TS, ĐBQH Bùi Hoài Sơn nhìn nhận.

Học tập suốt đời giúp đất nước vững bước tiến lên
Theo PGS.TS, ĐBQH Bùi Hoài Sơn, một quốc gia chỉ có thể phát triển bền vững khi tất cả công dân đều có cơ hội học hỏi, nâng cao trình độ.

Theo PGS.TS, ĐBQH Bùi Hoài Sơn, trước mắt, cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của học tập suốt đời, để việc học không chỉ dừng lại ở trường lớp mà trở thành một thói quen, một nhu cầu tự nhiên của mỗi người. Điều này có thể thực hiện thông qua các chương trình truyền thông, các phong trào khuyến học, khuyến tài trong cộng đồng. Bên cạnh đó, cần mở rộng hệ thống giáo dục linh hoạt, tạo điều kiện để người dân có thể học tập mọi lúc, mọi nơi, không bị giới hạn bởi tuổi tác hay hoàn cảnh. Việc phát triển các nền tảng học trực tuyến, các chương trình đào tạo từ xa sẽ giúp lan tỏa tinh thần học tập đến mọi tầng lớp trong xã hội.

Về lâu dài, cần có những chính sách cụ thể để khuyến khích và hỗ trợ học tập suốt đời. Đó có thể là việc hoàn thiện hệ thống giáo dục mở, liên thông giữa các bậc học, tạo điều kiện để mỗi người có thể học tập theo nhu cầu và khả năng của mình. Các doanh nghiệp cũng cần được khuyến khích tham gia vào quá trình đào tạo nhân lực, tạo ra môi trường làm việc mà ở đó, học tập trở thành một phần không thể thiếu. Đồng thời, cần có chính sách hỗ trợ đặc biệt cho những người ở vùng sâu, vùng xa, những lao động lớn tuổi, giúp họ tiếp cận với kiến thức mới, nâng cao tay nghề, thích ứng với sự thay đổi của xã hội.

“Quan trọng hơn cả, học tập suốt đời phải trở thành một giá trị văn hóa, một tinh thần thấm nhuần trong mọi gia đình, trường học, doanh nghiệp và tổ chức. Khi việc học không còn bị giới hạn trong khuôn khổ giáo dục truyền thống, khi mỗi người đều có ý thức tự nâng cao bản thân, đất nước sẽ có một lực lượng lao động sáng tạo, năng động và sẵn sàng đón nhận mọi thách thức của thời đại” - PGS.TS, ĐBQH Bùi Hoài Sơn bày tỏ.

Thảo Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

"Hẹn ước Bắc - Nam": Tái hiện câu chuyện lịch sử oai hùng, truyền cảm hứng mạnh mẽ về niềm tự hào dân tộc

"Hẹn ước Bắc - Nam": Tái hiện câu chuyện lịch sử oai hùng, truyền cảm hứng mạnh mẽ về niềm tự hào dân tộc

Tối 22/4, Chương trình "Hẹn ước Bắc - Nam" được tổ chức tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình. "Hẹn ước Bắc - Nam" tái hiện những hình ảnh đẹp, oai hùng, là câu chuyện lịch sử suốt chiều dài cuộc trường kỳ kháng chiến chống Mỹ của dân tộc. Trong đó, hoạt cảnh 2 chiếc xe tăng T54 của Bộ Tư lệnh Tăng thiết giáp đã khiến khán giả vỡ oà cảm xúc.
Đẩy mạnh ứng dụng AI trong hoạt động dạy, học

Đẩy mạnh ứng dụng AI trong hoạt động dạy, học

Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giảng dạy không chỉ giúp giáo viên nâng cao hiệu quả công tác mà còn tạo ra môi trường học tập hiện đại, sáng tạo cho học sinh. Nhờ ứng dụng AI, các tiết học trở nên sinh động hơn, học sinh tham gia tích cực hơn, kết quả học tập cũng theo đó cải thiện rõ rệt.
Lợi nhuận trước thuế quý 1 đạt 7.236 tỷ, Techcombank tiếp tục khẳng định năng lực nội tại bền vững

Lợi nhuận trước thuế quý 1 đạt 7.236 tỷ, Techcombank tiếp tục khẳng định năng lực nội tại bền vững

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục tiềm ẩn nhiều biến động, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, HOSE: TCB) vẫn giữ vững được vị thế dẫn đầu nhờ kết quả kinh doanh ổn định và định hướng chiến lược rõ ràng.
Nhận định Arsenal vs Crystal Palace: Khó cản Pháo thủ tại Emirates

Nhận định Arsenal vs Crystal Palace: Khó cản Pháo thủ tại Emirates

Vào lúc 2h00 ngày 24/4, Arsenal sẽ tiếp đón Crystal Palace trong khuôn khổ vòng 34 Premier League 2024/25. Đây được coi là cơ hội không thể tốt hơn để thầy trò HLV Mikel Arteta giành trọn 3 điểm, tiếp tục bám đuổi Liverpool trong cuộc đua vô địch, dù hy vọng lật đổ “Lữ đoàn đỏ” đang ngày càng mong manh.
Tỷ giá USD hôm nay (23/4): Đồng USD đang phục hồi trở lại

Tỷ giá USD hôm nay (23/4): Đồng USD đang phục hồi trở lại

Tỷ giá USD hôm nay (23/4): Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 1,36%, đạt mức 99,64.
Đi làm ngày lễ 30/4 và 1/5, người lao động được nhận mức lương thế nào?

Đi làm ngày lễ 30/4 và 1/5, người lao động được nhận mức lương thế nào?

Theo quy định, dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục. Nếu có việc phải đi làm vào ngày nghỉ lễ này, người lao động sẽ được nhận mức lương cao gấp gần 5 lần.
Dự báo thời tiết tại Hà Nội ngày 23/4: Ngày nắng nóng, đêm có mưa rào và dông vài nơi

Dự báo thời tiết tại Hà Nội ngày 23/4: Ngày nắng nóng, đêm có mưa rào và dông vài nơi

Theo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, dự báo ngày 23/4, khu vực Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và giông vài nơi; ngày nắng, có nơi có nắng nóng.

Tin khác

Đẩy mạnh ứng dụng AI trong hoạt động dạy, học

Đẩy mạnh ứng dụng AI trong hoạt động dạy, học

Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giảng dạy không chỉ giúp giáo viên nâng cao hiệu quả công tác mà còn tạo ra môi trường học tập hiện đại, sáng tạo cho học sinh. Nhờ ứng dụng AI, các tiết học trở nên sinh động hơn, học sinh tham gia tích cực hơn, kết quả học tập cũng theo đó cải thiện rõ rệt.
Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Khu phát triển thương mại và văn hóa Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng được đánh giá là một mô hình điển hình để hiện thực hóa khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô về xây dựng Khu phát triển thương mại và văn hóa.
Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc

Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc

Trong không khí phấn khởi của những ngày tháng Tư lịch sử, ngày 22/4, UBND quận Tây Hồ long trọng tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025. Sự kiện thu hút sự tham gia của gần 1.000 người là giáo viên, học sinh, các bậc phụ huynh và cựu chiến binh trên địa bàn quận.
500.000 sản phẩm Vinamilk từ quỹ sữa vươn cao Việt Nam đến với trẻ em đúng dịp 50 năm đất nước thống nhất

500.000 sản phẩm Vinamilk từ quỹ sữa vươn cao Việt Nam đến với trẻ em đúng dịp 50 năm đất nước thống nhất

Hòa cùng không khí cả nước hướng về dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Vinamilk và Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam đã trao tặng 500.000 hộp sữa đến 11.000 trẻ em khó khăn. Quỹ sữa năm thứ 18 đã được khởi động tại TP.HCM ngay trước thềm sự kiện lớn của đất nước.
Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2025 sẽ diễn ra từ 6 - 8/5 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2025 sẽ diễn ra từ 6 - 8/5 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc diễn ra từ 6 - 8/5 tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh. Dự kiến có khoảng 1.250 đại biểu đến từ 85 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự kỳ Vesak năm nay.
Hưng Yên sẽ thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn của cả nước

Hưng Yên sẽ thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn của cả nước

Với việc các doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng như một số trường đại học lớn của Việt Nam mong muốn tỉnh Hưng Yên dành quỹ đất để phát triển hệ thống giáo dục - đào tạo, tương lai không xa sẽ biến tỉnh này thành một trong những trung tâm đào tạo lớn của cả nước.
Người lính gần 80 tuổi lái xe máy đến Thành phố Hồ Chí Minh để chứng kiến lễ diễu binh

Người lính gần 80 tuổi lái xe máy đến Thành phố Hồ Chí Minh để chứng kiến lễ diễu binh

Những ngày gần đây, mạng xã hội lan truyền hình ảnh gây xúc động mạnh. Đó là hình ảnh một cụ ông gần 80 tuổi tự mình điều khiển xe máy, vượt chặng đường hơn 1.500 km từ thành phố Vinh (Nghệ An) vào Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) để mong muốn tận mắt chứng kiến lễ diễu binh kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.
Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm

Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm

Nhiều lần đi dạo hồ Gươm tôi thường tự hỏi loài cây gì mà tán cao, quả to trông như cái mõ ở gần cây lộc vừng chín gốc? Cho đến một ngày, những bông hoa đỏ thẫm nhỏ xinh nơi công viên Bách Thảo dẫn lối tôi ngước nhìn lên và bắt gặp chiếc biển tên trên thân cây, tôi mới biết đó là cây trôm.
Gần 286.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Gần 286.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Tính đến 17h ngày 21/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ghi nhận có 285.631 thí sinh đã đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ chú trọng tăng cường công tác quản lý hoạt động của nghệ sĩ và người nổi tiếng trên không gian mạng.
Xem thêm
Phiên bản di động