Hoàn thiện pháp luật về thương mại điện tử để chống thất thu thuế và bảo vệ người tiêu dùng
Bộ trưởng Bộ Công Thương: Có khoảng trống pháp lý trong quản lý thuốc lá điện tử! Phải bảo vệ dữ liệu cá nhân như là tài sản quan trọng nhất của cá nhân |
Ngày 5/6, Quốc hội đã kết thúc phiên chất vấn với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực công thương, với 40 đại biểu chất vấn và tranh luận. 43 đại biểu đăng ký nhưng hết thời gian nên chưa chất vấn tại nghị trường.
Phát biểu kết thúc nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, công thương là lĩnh vực quan trọng, có tác động rất lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân, doanh nghiệp.
Thời gian qua, hoạt động của ngành công thương có nhiều đổi mới, hoạt động thương mại điện tử phát triển mạnh, chính sách pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được hoàn thiện, nhất là trong hoạt động thương mại điện tử nhiều vụ việc nổi cộm về bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên mạng xã hội đã được phát hiện, xử lý nghiêm.
Việc khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia ký kết đã góp phần quan trọng vào kết quả xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng cao. Công nghiệp hỗ trợ ngày càng phát triển, cung cấp nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất trong nước, tỷ lệ nội địa hóa được nâng cao trong nhiều ngành sản xuất.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết luận phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương. Ảnh: Quốc hội |
“Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, hoạt động thương mại điện tử, tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng còn diễn biến phức tạp, kim ngạch xuất khẩu chưa bền vững, còn phụ thuộc nhiều vào một số thị trường lớn.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu, hiệu quả khai thác các Hiệp định FTA chưa được như kỳ vọng. Tỷ lệ cơ giới hóa một số khâu trong sản xuất nông nghiệp còn thấp, hiệu quả triển khai các chính sách ưu đãi trong ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp cơ khí còn hạn chế”, theo Chủ tịch Quốc hội.
Qua phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Chính phủ, Bộ Công Thương, các Bộ có liên quan tiếp tục hoàn thiện pháp luật liên quan đến thương mại điện tử, bảo vệ người tiêu dùng; nghiên cứu bổ sung quy định xác thực tài khoản người bán, cá nhân và cung cấp thông tin trên các ứng dụng thương mại điện tử.
Thực hiện phân cấp, phân quyền trong việc quản lý, giám sát và giải quyết tranh chấp trực tuyến trong hoạt động thương mại điện tử; đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; tuyên truyền để người tiêu dùng nghiên cứu kỹ thông tin sản phẩm người bán hàng trong giao dịch trên mạng.
Chủ động rà soát, yêu cầu các cơ quan chức năng xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật; tăng cường kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương để khai thác thông tin bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử.
Toàn cảnh phiên chất vấn. Ảnh: Quốc hội |
Đồng thời đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng, đa dạng hóa thị trường quốc tế gắn với nâng cao chất lượng sản phẩm; tham gia sâu vào các chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu; phối hợp chặt chẽ với các hiệp hội ngành hàng để kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc về sản xuất, vận chuyển, xuất khẩu hàng hóa; nâng cao năng lực cơ quan đại diện thương mại.
Thường xuyên cập nhật về quy định chính sách của các thị trường ngoài nước, kịp thời thông tin, khuyến nghị đối với các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất khẩu.
Trong năm 2024 ban hành Bộ chỉ số đánh giá kết quả Hiệp định thương mại tự do FTA tại các địa phương; tăng cường cảnh báo sớm các vụ kiện phòng vệ thương mại, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với các vụ kiện; chuẩn bị các điều kiện cần thiết hỗ trợ doanh nghiệp khai thác hiệu quả cơ hội tham gia vào Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.
Bên cạnh đó, nghiên cứu xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm, Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2026 - 2035; tập trung phát triển các ngành điện tử thông minh, ô tô, cơ khí và tự động hóa công nghệ cao dệt may, da giày; hoàn thiện chính sách thu hút tổ chức, cá nhân đầu tư tham gia phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn.
Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp chế biến nông, lâm sản; có giải pháp phát triển nguồn nhân lực công tác nghiên cứu thiết kế chuyển giao công nghệ ứng dụng chuyển đổi số, nâng cao năng lực các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, phát triển các ngành sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh, thu hút các tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào các dự án quy mô lớn tại Việt Nam, từng bước mở rộng ra thị trường nước ngoài để tận dụng các FTA đã ký kết, triển khai chính sách khuyến khích sử dụng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp cơ khí trong nước.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Để sớm khôi phục sản xuất nông nghiệp
“Nâng tầm” nông sản OCOP nhờ kết hợp du lịch
“Xây dựng nếp sống văn hóa công nghiệp”: Vì sự lớn mạnh công nhân Thủ đô trong kỷ nguyên số
Mỗi buổi sáng ở quê
Bình Dương: Kinh tế - xã hội trong 9 tháng năm 2024 đạt 15 chỉ tiêu kế hoạch
Chọn vé Deluxe, bay thảnh thơi cùng Vietjet với hành lý ký gửi lên đến 40 kg
Bổ sung hơn 424 tỷ đồng để thực hiện tiêm chủng mở rộng
Tin khác
Thủ tướng yêu cầu chủ động xử lý các tình huống xấu nhất do bão và mưa lũ
Tin mới 19/09/2024 11:08
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 4, cách Đà Nẵng 210km
Tin mới 19/09/2024 07:11
Hoãn Hội chợ thương mại Festival Huế 2024
Tin mới 19/09/2024 07:08
Tạm dừng khai thác Cảng hàng không Đồng Hới từ 15h00 đến 22h00 ngày 19/9
Tin mới 19/09/2024 07:04
Ảnh hưởng của mưa bão, Đà Nẵng đóng cửa bán đảo Sơn Trà
Tin mới 19/09/2024 07:03
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận số tiền ủng hộ 1.432 tỷ đồng
Tin mới 18/09/2024 22:24
Đồng Nai: Tiếp nhận hơn 41 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh miền Bắc khắc phục hậu quả bão số 3
Tin mới 18/09/2024 22:23
Cấp gói tín dụng 20 tỷ đồng hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Tin mới 18/09/2024 18:38
Bão số 3 gây thiệt hại ước tính trên 50.000 tỷ đồng
Tin mới 18/09/2024 15:34
Toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
Tin mới 18/09/2024 11:51