Hoàn tất công bố cáo trạng vụ Trương Mỹ Lan và đồng phạm

(LĐTĐ) Ngày 6/3, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thực hiện quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên tòa theo phân công của VKSND Tối cao đã hoàn tất việc công bố cáo trạng xét xử Trương Mỹ Lan và đồng phạm.
Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh làm việc với Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và 2 tập đoàn hàng đầu Châu Á Vụ án Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB: Trên 5 triệu USD là tiền nhận hối lộ lớn nhất từ trước đến nay Xét xử "đại án" Việt Á: Cựu Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương thừa nhận sai phạm

Cáo trạng của VKSND Tối cao kết luận: Trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến tháng 10/2022, Trương Mỹ Lan (sinh năm 1956, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) đã thâu tóm, nắm giữ trên thực tế số lượng cổ phần gần tuyệt đối của Ngân hàng SCB (85% - 91,5% cổ phần), qua đó trở thành cổ đông có “quyền lực” để chỉ đạo, điều hành; thực chất là thao túng toàn bộ hoạt động của Ngân hàng SCB, phục vụ cho các mục đích khác nhau của mình.

Xét xử Trương Mỹ Lan và đồng phạm: Hoàn tất việc công bố cáo trạng tại tòa
Bị cáo Trương Mỹ Lan tại phiên tòa diễn ra ngày 6/3. Ảnh: Thành Chung.

Trương Mỹ Lan cùng nhiều đồng phạm đã thực hiện một chuỗi hành vi gồm: Tuyển chọn, bố trí nhân sự thân tín của mình vào các vị trí chủ chốt tại Ngân hàng SCB; thành lập một số đơn vị thuộc Ngân hàng SCB chuyên trách cho vay, giải ngân theo yêu cầu của Trương Mỹ Lan. Thành lập, sử dụng hàng nghìn công ty “ma”, thuê nhiều cá nhân; câu kết với các cá nhân đứng đầu nhiều doanh nghiệp liên quan để thực hiện tội phạm.

Thông đồng với nhiều công ty thẩm định giá để nâng khống giá trị tài sản bảo đảm; tạo lập số lượng rất lớn hồ sơ vay vốn khống để rút tiền từ Ngân hàng SCB; lập phương án rút tiền, “cắt đứt” dòng tiền sau giải ngân; bán nợ xấu, bán các khoản cấp tín dụng trả chậm để giảm dư nợ tín dụng, giảm nợ xấu, để che giấu sai phạm; mua chuộc, tác động người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan Nhà nước làm trái công vụ.

Cơ quan tố tụng đã phân loại các nhóm bị cáo để xác định rõ hành vi và tính chất phạm tội. Trong đó với nhóm bị cáo thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và pháp nhân liên quan (gồm 12 bị cáo), cáo trạng xác định: Từ ngày 26/2/2019 đến ngày 12/9/2022, theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan, Bùi Văn Dũng (lái xe) đã vận chuyển số tiền 108.878 tỷ đồng và hơn 14,757 triệu USD từ Ngân hàng SCB về Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (193-203 Trần Hưng Đạo) hoặc về hầm B1, Tòa nhà Sherwood (127 Pasteur) hoặc giao, đưa cho một số cá nhân theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan. Số tiền trên, Lan sử dụng để trả nợ tiền mua các bất động sản; mua cổ phần các dự án và sử dụng vào các mục đích cá nhân khác.

Từ ngày 1/1/2012 đến ngày 31/12/2017, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo lập khống 368 hồ sơ vay vốn để rút tiền của ngân hàng SCB sử dụng vào các mục đích khác nhạu. Hành vi phạm tội của Trương Mỹ Lan đã gây hậu quả thiệt hại cho Ngân hàng SCB số tiền hơn 64.621 tỷ đồng. Từ ngày 9/2/2018 đến ngày 7/10/2022, Trương Mỹ Lan chỉ đạo lập khống 916 hồ sơ vay vốn, chiếm đoạt của Ngân hàng SCB số tiền hơn 304.096 tỷ đồng, gây thiệt hại số tiền hơn 129.372 tỷ đồng.

Bị cáo Đinh Văn Thành (sinh năm 1971, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng SCB, bị Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an ra quyết định truy nã) vì đã giúp sức tích cực cho Trương Mỹ Lan lập hồ sơ vay vốn khống, rút tiền của Ngân hàng SCB, gây hậu quả thiệt hại đặc biệt lớn. Trong đó từ ngày 28/6/2012 đến ngày 19/10/2017, Thành ký hợp thức hồ sơ 147 khoản vay, gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB số tiền hơn 42.770 tỷ đồng. Từ ngày 9/2/2018 đến ngày 6/12/2020 giúp sức tích cực cho Trương Mỹ Lan chiếm đoạt số tiền hơn 189.103 tỷ đồng và gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB hơn 99.677 tỷ đồng.

Nhóm bị can bị xét xử về hành vi: “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” có 31 bị cáo. Theo cáo trạng, Nguyễn Văn Thanh Hải (sinh năm 1966, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng SCB) đã giúp sức cho Trương Mỹ Lan rút tiền của Ngân hàng SCB, sử dụng vào các mục đích của Lan, gây hậu quả đặc biệt lớn. Cụ thể, từ ngày 28/6/2012 đến ngày 30/12/2020, Nguyễn Văn Thanh Hải đã ký hợp thức 649 khoản vay tại Ngân hàng SCB, có tổng dư nợ đến ngày 17/10/2022 hơn 467.560 tỷ đồng, gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB hơn 369.818 tỷ đồng.

Nhóm bị cáo bị xét xử về hành vi: “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” có 15 bị cáo. Cáo trạng xác định bị cáo Nguyễn Thị Thu Sương, (sinh năm 1974, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng SCB, hiện bị Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an ra quyết định truy nã) đã giúp sức tích cực cho Trương Mỹ Lan rút tiền của Ngân hàng SCB, gây hậu quả đặc biệt lớn. Cụ thể, từ ngày 25/7/2012 đến ngày 30/7/2013, Nguyễn Thị Thu Sương đã ký hợp thức 79 khoản vay, gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB gần 7.000 tỷ đồng.

Nhóm bị cáo bị xét xử về hành vi: “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” thuộc nhóm các công ty thẩm định giá có 7 bị cáo. Cáo trạng xác định, bị cáo Trần Văn Nhị (sinh năm 1976, Phó Giám đốc Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC, Chi nhánh TP.HCM) đã thống nhất với Trần Thị Mỹ Dung (sinh năm 1985, nguyên Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB), Bùi Ngọc Sơn (sinh năm 1989, nguyên Phó Giám đốc Phòng Tái thẩm định Ngân hàng SCB) liên hệ, thỏa thuận để Trần Thị Kim Ngân (sinh năm 1989, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thẩm định giá Thiên Phú) phát hành 2 chứng thư thẩm định giá ghi lùi ngày, nâng khống giá trị tài sản để Ngân hàng SCB đưa vào hợp thức hồ sơ thế chấp, hồ sơ vay vốn, giải ngân cho 65 khoản vay, rút tiền cho Trương Mỹ Lan sử dụng. Tổng dư nợ các khoản vay trên tính đến ngày 17/10/2022 là hơn 127.384 tỷ đồng. Hành vi của Trần Văn Nhị đã gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB số tiền hơn 110.064 tỷ đồng.

Nhóm bị cáo bị xét xử về hành vi: “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” có 2 bị cáo. Theo cáo trạng, từ ngày 20/11/2012 đến ngày 26/12/2018, bị cáo Phạm Thu Phong (sinh năm 1972, nguyên Trưởng ban Kiểm soát Ngân hàng SCB) đã buông lỏng quản lý, không thực hiện đầy đủ, đúng chức năng nhiệm vụ quy định của Ban Kiểm soát và Trưởng ban Kiểm soát, thiếu kiểm tra giám sát hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng SCB nên đã không phát hiện được, ngăn chặn kịp thời, có biện pháp xử lý đối với các sai phạm của Ngân hàng SCB trong việc hợp thức hồ sơ cho vay, giải ngân 403 khoản vay để Trương Mỹ Lan rút tiền của Ngân hàng SCB, gây thiệt hại cho SCB số tiền hơn 90.317 tỷ đồng.

Trong khi đó, nhóm bị cáo thuộc Đoàn Thanh tra, Tổ Giám sát Ngân hàng SCB và Lãnh đạo Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước bị truy tố và xét xử về hành vi: “Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ". Cáo trạng xác định, nhằm che giấu thực trạng tài chính đặc biệt yếu kém và các sai phạm của Ngân hàng SCB để ngân hàng này không bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt và tiếp tục được tái cơ cấu, Trương Mỹ Lan trực tiếp gặp gỡ bàn bạc, trao đổi với Đỗ Thị Nhàn (sinh năm 1966, nguyên Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước), Trưởng đoàn thanh tra và chỉ đạo Võ Tấn Hoàng Văn (sinh năm 1973, nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB) tiếp xúc, đặt vấn đề, trực tiếp đưa tiền cho Đỗ Thị Nhàn 5,2 triệu USD và đưa tiền, quà bồi dưỡng các thành viên trong Đoàn thanh tra. Trên cơ sở đó, Đỗ Thị Nhàn chỉ đạo thành viên trong Đoàn báo cáo không trung thực, không đầy đủ các sai phạm của Ngân hàng SCB; cố tình che giấu, bưng bít, làm nhẹ để có lợi cho Ngân hàng SCB và tiếp tục kiến nghị đề xuất tạo điều kiện cho Ngân hàng SCB được tái cơ cấu.

Bị cáo Đỗ Thị Nhàn đã nhận tiền từ Ngân hàng SCB với số tiền đặc biệt lớn là 5,2 triệu USD để chỉ đạo cấp dưới báo cáo và ban hành dự thảo kết luận thanh tra không khách quan, không trung thực, không đúng thực trạng tài chính của Ngân hàng SCB, bao che, bưng bít sai phạm của ngân hàng này. Theo kết luận của cáo trạng, hành vi nhận tiền để làm trái công vụ của Đoàn thanh tra đã tạo điều kiện cho Trương Mỹ Lan và đồng phạm thực hiện rút tiền và sử dụng tiền trái pháp luật tại Ngân hàng SCB, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng với số tiền hơn 514.102 tỷ đồng.

Ngoài ra, cáo trạng của VKSND Tối cao cũng xác định, bị cáo Nguyễn Cao Trí (sinh năm 1970, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần đầu tư và quản lý giáo dục Văn Lang; Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Capella) đã thỏa thuận và nhiều lần nhận tổng số tiền 1.000 tỷ đồng của Trương Mỹ Lan để chuyển nhượng 31,22% vốn điều lệ Công ty cổ phần cao su công nghiệp do Nguyễn Cao Trí sở hữu, chuyển nhượng vốn điều lệ Công ty cổ phần Sài Gòn Đại Ninh và đầu tư dự án tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh.

Khi biết Trương Mỹ Lan bị khởi tố, bắt tạm giam về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” vào ngày 7/10/2022, thì đến ngày 21 và 22/10/2022, Nguyễn Cao Trí đã chỉ đạo Bùi Anh Tuấn soạn thảo các văn bản thanh lý Hợp đồng ủy thác đầu tư 31,22% vốn điều lệ Công ty Cổ phần Cao su Công nghiệp; điều chỉnh giá và thanh lý Hợp đồng chuyển nhượng 10% vốn điều lệ tại Công ty Văn Lang rồi hẹn gặp và yêu cầu Hồ Quốc Minh là người đứng tên sở hữu cổ phần giúp cho Trương Mỹ Lan ký hồ sơ thanh lý Hợp đồng đã được soạn trước. Sau đó Nguyễn Cao Trí đưa cho các cá nhân đứng tên hộ ký hợp thức, hoàn thiện thủ tục thanh lý, ghi lùi ngày trong các văn bản. Việc Nguyễn Cao Trí tự ý lập các biên bản thanh lý hợp đồng với Hồ Quốc Minh là nhằm chiếm đoạt số tiền 1.000 tỷ đồng của Trương Mỹ Lan, phạm vào tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Trong vụ án này, VKSND Tối cao truy tố 86 bị can trong đó có 5 bị can là người Việt Nam đã bỏ trốn, đang bị truy nã. Đây là vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi chỉ đạo, Phiên xét xử sơ thẩm vụ án dự kiến diễn ra trong 2 tháng (bắt đầu từ ngày 5/3/2024), có hơn 200 luật sư và hơn 2.400 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tham gia phiên tòa.
Xuân Tình

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

(LĐTĐ) Giá vé lượt tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) từ 7.000đ - 20.000đ, nếu hành khách thanh toán không dùng tiền mặt, giá chỉ còn từ 6.000 - 19.000 đồng. Ngoài ra, hành khách có thể mua vé đi tháng với giái thấp hơn. Riêng học sinh, sinh viên được giảm 50%.
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

(LĐTĐ) Khoảng 150 tiểu quách, bên trong có hài cốt, được phát hiện tại ngõ 167 Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Theo lãnh đạo địa phương, việc phát hiện hài cốt vô danh ở khu vực này đã được dự đoán từ trước. Hiện toàn bộ số tiểu vô danh đang được làm các thủ tục cần thiết để di chuyển về nghĩa trang Yên Kỳ của Thành phố.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

(LĐTĐ) Chỉ với vài thao tác đặt câu hỏi, AI (trí tuệ nhân tạo) hoàn toàn có thể cung cấp và lý giải kiến thức mới, mở ra cơ hội học tập nhanh hơn. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng này khiến nhiều người đặt câu hỏi, liệu AI có thể thay thế vai trò người thầy, người cô trên lớp, đặc biệt trong việc học ngoại ngữ?
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 21/11, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội tổ chức lễ ký kết biên bản phối hợp triển khai một số nhiệm vụ của Đề án 06 với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.

Tin khác

Chiêu lừa giả mạo bán vé máy bay Tết 2025 để chiếm đoạt tài sản

Chiêu lừa giả mạo bán vé máy bay Tết 2025 để chiếm đoạt tài sản

(LĐTĐ) Theo Điểm tin tuần về lừa đảo trực tuyến của Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), trong thời gian gần đây, Vietnam Airlines và cơ quan chức năng ghi nhận một số trường hợp các website, tổ chức, cá nhân tự xưng là đại lý của hãng.
Xét xử nữ giám đốc lừa tiền của nhiều người lao động

Xét xử nữ giám đốc lừa tiền của nhiều người lao động

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Thị Phong (sinh năm 1983, trú tại quận Hà Đông, Hà Nội) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Xét xử vụ án “Cố ý gây thương tích” tại huyện Thanh Oai: Có bỏ lọt tội phạm?

Xét xử vụ án “Cố ý gây thương tích” tại huyện Thanh Oai: Có bỏ lọt tội phạm?

(LĐTĐ) Ngày 15/11, Tòa án nhân dân huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử đối với các bị cáo Phạm Đức Lợi (sinh năm 1978, trú tại thôn Liên Tân, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội) và Nguyễn Tiến Lập (sinh năm 1989, trú tại thôn Bến, xã Cao Dương, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội), về tội “Cố ý gây thương tích” theo quy định tại Khoản 3, Điều 134 Bộ luật Hình sự.
Tống tiền cựu Phó chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo 389, chủ doanh nghiệp lĩnh án 12 năm tù

Tống tiền cựu Phó chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo 389, chủ doanh nghiệp lĩnh án 12 năm tù

(LĐTĐ) Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội vừa mở lại phiên sơ thẩm, tuyên bị cáo Duy Đức Tuấn (50 tuổi, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư tài chính Thái Bình Dương) 12 năm tù tội “Cưỡng đoạt tài sản”.
Giả mạo tập đoàn công nghệ Open AI để chiếm đoạt tài khoản ngân hàng

Giả mạo tập đoàn công nghệ Open AI để chiếm đoạt tài khoản ngân hàng

(LĐTĐ) Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), nhiều đối tượng thực hiện thủ đoạn lừa đảo giả mạo tập đoàn công nghệ Open AI, đánh cắp thông tin cá nhân của những người sử dụng phần mềm trí tuệ nhân tạo Chat GPT.
Cảnh giác 3 thủ đoạn lừa đảo đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản của người dân

Cảnh giác 3 thủ đoạn lừa đảo đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản của người dân

(LĐTĐ) Trong tuần từ ngày 28/10 đến 3/11, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) ghi nhận và đánh giá có 3 thủ đoạn lừa đảo được các đối tượng sử dụng nhiều để đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản của người dùng Việt Nam.
"Nhận hối lộ", cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh lĩnh án 54 tháng tù

"Nhận hối lộ", cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh lĩnh án 54 tháng tù

(LĐTĐ) Hội đồng xét xử sơ thẩm Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh nhận định, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, tạo điều kiện cho 2 nhóm doanh nghiệp thông thầu, trúng thầu, gây thiệt hại cho ngân sách hơn 48,6 tỷ đồng, đồng thời, bị cáo cũng là người nhận số tiền hối lộ cao nhất.
Đề nghị mức án đối với cựu Chủ tịch, Bí thư tỉnh Bắc Ninh

Đề nghị mức án đối với cựu Chủ tịch, Bí thư tỉnh Bắc Ninh

(LĐTĐ) Sáng 30/10, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh nêu quan điểm xử lý và đưa mức án đề nghị với 13 bị cáo trong vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ", "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại Sở Y tế Bắc Ninh, Công ty Cổ phần Tiến bộ quốc tế (AIC).
Xét xử cựu Chủ tịch và Bí thư tỉnh Bắc Ninh về tội "Nhận hối lộ"

Xét xử cựu Chủ tịch và Bí thư tỉnh Bắc Ninh về tội "Nhận hối lộ"

(LĐTĐ) Sáng 29/10, Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh mở phiên tòa sơ thẩm xét xử 13 bị cáo trong vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng"; "Đưa hối lộ"; "Nhận hối lộ"; "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại Ban Quản lý Dự án công trình xây dựng y tế thuộc Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh, Công ty Cổ phần tiến bộ quốc tế (AIC) và các đơn vị liên quan.
Cảnh giác chiêu trò lừa đảo yêu cầu khôi phục tài khoản Gmail

Cảnh giác chiêu trò lừa đảo yêu cầu khôi phục tài khoản Gmail

(LĐTĐ) Theo Điểm tin lừa đảo trực tuyến của Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và truyền thông), mới đây chuyên gia tư vấn giải pháp của Microsoft đã lên tiếng cảnh báo người dùng Gmail về thủ đoạn lừa đảo giả mạo nhân viên của Google, gửi tin nhắn và gọi điện thông báo tài khoản của nạn nhân có dấu hiệu bị xâm nhập, yêu cầu thực hiện các thao tác để khôi phục tài khoản.
Xem thêm
Phiên bản di động