Xét xử "đại án" Việt Á: Cựu Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương thừa nhận sai phạm

(LĐTĐ) Sáng 4/1, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục xét xử 38 bị cáo trong vụ án liên quan đến Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á). Tại phiên toà, cựu Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng đã thừa nhận cáo trạng truy tố ông là xác đáng.
Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thừa nhận cầm 2,25 triệu USD Xét xử 38 bị cáo trong vụ "đại án" Việt Á Năm 2024 tiếp tục xét xử một số đại án

Theo cáo buộc, ông Phạm Xuân Thăng đã lợi dụng chức vụ quyền hạn là người đứng đầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, ra chủ trương và can thiệp, chỉ đạo trái pháp luật đến các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền, giúp cho Công ty Việt Á được độc quyền cung cấp sau đó mở rộng phạm vi, tăng công suất xét nghiệm để tiêu thụ được nhiều test xét nghiệm và vật tư, sinh phẩm y tế khác trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Xét xử
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng tại Tòa.

Quá trình Công ty Việt Á và Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hải Dương thông đồng hợp thức thủ tục, hồ sơ đấu thầu để thanh quyết toán theo giá do Công ty Việt Á đề nghị, bị cáo Phạm Xuân Thăng tiếp tục chỉ đạo ông Trần Văn Quân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký quyết định phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu, làm căn cứ để CDC thanh toán tiền đợt 3 cho Công ty Việt Á.

Hành vi của ông Thăng đã tạo điều kiện cho Công ty Việt Á thu lời bất chính, gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 73 tỷ đồng.

Quá trình can thiệp, chỉ đạo trái pháp luật giúp Công ty Việt Á, bị cáo Phạm Xuân Thăng được Phan Quốc Việt đưa "cảm ơn" số tiền 100.000 USD; Phạm Duy Tuyến, Giám đốc CDC Hải Dương đưa cảm ơn 600 triệu đồng và 50.000 USD từ nguồn tiền Công ty Việt Á chi % ngoài hợp đồng. Tổng số tiền ông Phạm Xuân Thăng đã nhận là hơn 4 tỷ đồng.

Trả lời thẩm vấn tại Tòa, bị cáo Phạm Xuân Thăng khai được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy vào tháng 10/2020, khi Hải Dương bùng phát 2 đợt dịch. Khi Hải Dương bùng phát dịch đợt 3, ông đang tham dự Đại hội Đảng ở Hà Nội. Tại đây, ông Thăng được ông Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế) gặp, bảo để Việt Á về chống dịch tại Hải Dương nên đồng ý.

Theo lời khai của cựu Bí thư Hải Dương, ông hoàn toàn không có tác động gì với các cơ quan tham mưu, chỉ trao đổi lại với bị cáo Phạm Mạnh Cường (cựu Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hải Dương) về việc ông Long trao đổi. Khi đó, ông Cường nói “như vậy thì tốt quá”.

Về việc tại sao Phan Quốc Việt được tham dự cuộc họp Thường trực Tỉnh ủy, bị cáo Thăng khai mình không nhớ cơ quan hay cá nhân nào tham mưu mời Việt tham gia. Tuy nhiên, trong bối cảnh chống dịch cấp bách, có thể mời các bên liên quan để tham khảo ý kiến.

"Khi đó công tác phòng chống dịch cấp bách, Việt Á được các cơ quan chuyên môn đề xuất, đồng thời có một người đứng đầu Bộ Y tế, có chuyên môn cao giới thiệu nên tôi tin tưởng”, bị cáo Thăng cho biết.

Bị cáo Phạm Xuân Thăng khai nhận 100.000 USD trực tiếp từ Phan Quốc Việt vào thời điểm sau Tết Nguyên đán 2021. Ngoài ra, bị cáo còn nhận 3 lần tiền của Phạm Duy Tuyến. Trong đó, 2 lẫn mỗi lần 300 triệu đồng, 1 lần 50.000 USD. Số tiền đã nhận bị cáo sử dụng vào chi tiêu cá nhân.

Xét xử
Giám đốc CDC Hải Dương Phạm Duy Tuyến.

Cùng với cựu Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương, tại phiên toà cựu Giám đốc CDC Hải Dương Phạm Duy Tuyến thừa nhận việc được Công ty Việt Á chuyển 3 lần tiền, tổng số 27 tỷ đồng. Tiền nhận từ Việt Á được chuyển vào tài khoản cá nhân vì nếu tiền vào tài khoản Nhà nước phải báo cáo giải ngân, không rút ra được.

Bị cáo Tuyến khai, sau khi cầm tiền của Việt Á, bị cáo đã đưa ông Phạm Xuân Thăng (khi đó là Bí thư tỉnh Hải Dương) 2 lần, mỗi lần 300 triệu đồng và lần thứ 3 là 50.000 USD; đưa cho bị cáo Phạm Mạnh Cường (cựu Giám đốc Sở Y tế Hải Dương) 6 lần, tổng cộng 7 tỷ đồng.

Bị cáo cũng đưa cho cán bộ, nhân viên CDC Hải Dương khoảng 1,8 tỷ đồng. Số tiền còn lại khoảng 16,5 tỷ đồng, bị cáo sử dụng tiêu dùng cá nhân.

Theo trình bày của bị cáo Tuyến, khi dịch Covid-19 bùng phát dữ dội ở Hải Dương, Bộ Y tế cử 4 đơn vị y tế uy tín về địa phương này để chống dịch. Tuy nhiên, 4 đoàn công tác đã không đáp ứng đươc yêu cầu chống dịch tại Hải Dương lúc bấy giờ. Sau đó, theo chỉ đạo của cấp trên, Công ty Việt Á được đề xuất đưa về để hỗ trợ chống dịch.

"Trong các cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch tỉnh Hải Dương có chỉ đạo đưa Công ty Việt Á về. Theo chỉ đạo từ Tỉnh ủy là Bí thư chỉ đạo, sau đó là Ban Thường vụ Tỉnh ủy", bị cáo Tuyến khai.

Tuyến cũng khai bản thân là người ký 4 hợp đồng với Việt Á, tổng số tiền hơn 147 tỷ đồng. Bị cáo là người chuyển tiền thanh toán cho Công ty Việt Á.

Sau khi quyết toán lần 1, bị cáo không nhận được gì từ Việt Á. Tuy nhiên, sau khi quyết toán lần 2 và 3, Việt Á đề nghị trích % chia sẻ lợi nhuận cho CDC Hải Dương và những người trực tiếp chống dịch.

"Việt Á nói chia sẻ lợi nhuận nên bị cáo nghĩ tiền này không vi phạm pháp luật, sau khi bị bắt mới nhận thấy là vi phạm pháp luật", cựu Giám đốc CDC Hải Dương lý giải.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.

Tin khác

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết nêu phương án tiếp tục khắc phục hậu quả

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết nêu phương án tiếp tục khắc phục hậu quả

(LĐTĐ) Tại phiên tòa sáng 25/7, bị cáo Trịnh Văn Quyết đã trình bày một số phương án để tiếp tục khắc phục hậu quả của vụ án.
Ông Trịnh Văn Quyết ước tính tài sản cá nhân đủ để khắc phục hậu quả

Ông Trịnh Văn Quyết ước tính tài sản cá nhân đủ để khắc phục hậu quả

(LĐTĐ) Chiều 23/7, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục phần xét hỏi của đại diện Viện Kiểm sát và luật sư đối với các bị cáo trong vụ án thao túng thị trường chứng khoán liên quan tới ông Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC.
Gia đình Trịnh Văn Quyết sẽ dùng toàn bộ tài sản để khắc phục hậu quả

Gia đình Trịnh Văn Quyết sẽ dùng toàn bộ tài sản để khắc phục hậu quả

(LĐTĐ) Chiều 23/7, phiên tòa xét xử bị cáo Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC) và 49 bị cáo khác trong vụ án lừa đảo và thao túng thị trường chứng khoán tiếp tục diễn ra với phần xét hỏi. Trả lời tại Tòa bà Lê Thị Ngọc Diệp (vợ bị cáo Quyết) đồng ý dùng các tài sản chung đang bị kê biên để khắc phục hậu quả vụ án cho chồng.
Cựu lãnh đạo Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh thừa nhận sai phạm

Cựu lãnh đạo Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh thừa nhận sai phạm

(LĐTĐ) Trả lời xét hỏi, các cựu lãnh đạo Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) đều thừa nhận cáo trạng của Viện Kiểm sát truy tố đúng người, đúng tội.
Xét xử vụ FLC: Nhiều bị cáo khai được nhờ đứng tên công ty

Xét xử vụ FLC: Nhiều bị cáo khai được nhờ đứng tên công ty

(LĐTĐ) Chiều muộn 22/7, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội tiến hành thẩm vấn các bị cáo trong vụ thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại Tập đoàn FLC. Nhiều bị cáo khai, được nhóm lãnh đạo thân cận ông Quyết tới "nhờ" đứng tên các công ty hoặc cho mượn chứng minh nhân dân để mở tài khoản chứng khoán.
Tòa án dựng nhà bạt, triệu tập hơn 30.000 bị hại đến phiên tòa xét xử ông Trịnh Văn Quyết

Tòa án dựng nhà bạt, triệu tập hơn 30.000 bị hại đến phiên tòa xét xử ông Trịnh Văn Quyết

(LĐTĐ) Ngoài bố trí phòng xét xử chính, Tòa án cũng bố trí thêm hội trường và khu vực sân cơ quan (dựng nhà bạt) để các bị hại, người liên quan tham gia phiên tòa theo hình thức trực tuyến.
Xét xử cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết

Xét xử cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết

(LĐTĐ) Ngày 22/7, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa bị cáo Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC) cùng 49 bị cáo liên quan ra xét xử sơ thẩm về các tội: "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Thao túng thị trường chứng khoán", "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và "Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán".
Xét xử “đại án” Cục Đăng kiểm Việt Nam

Xét xử “đại án” Cục Đăng kiểm Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 18/7, Tòa án nhân dân (TAND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án liên quan đến hàng loạt sai phạm tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, các Trung tâm đăng kiểm và Chi cục đăng kiểm tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và các địa phương khác.
Xét xử thêm đối tượng trong đường dây đánh bạc trực tuyến Baccarat

Xét xử thêm đối tượng trong đường dây đánh bạc trực tuyến Baccarat

(LĐTĐ) Ngày 12/7, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên phạt bị cáo Lê Trọng Nghĩa (sinh năm 1981, ở quận Hà Đông, Hà Nội) mức án 6 năm tù về tội "Tổ chức đánh bạc". Nghĩa là bị cáo liên quan đến đường dây tổ chức đánh bạc bằng hình thức cá cược trên mạng, thu lời bất chính 30 tỷ đồng.
Cảnh báo mạo danh ngân hàng, hướng dẫn người dùng xác thực sinh trắc học

Cảnh báo mạo danh ngân hàng, hướng dẫn người dùng xác thực sinh trắc học

(LĐTĐ) Lợi dụng chính sách yêu cầu cập nhật sinh trắc học trên ứng dụng ngân hàng trực tuyến, các đối tượng lừa đảo thực hiện hành vi mạo danh cán bộ làm việc tại ngân hàng, chủ động liên hệ với nạn nhân nhằm thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Xem thêm
Phiên bản di động