Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp ứng phó với Covid-19

Ngày 26/7, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức công bố các doanh nghiệp nhận hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của “Gói hỗ trợ doanh nghiệp tạo tác động xã hội ứng phó với Covid-19”.
Doanh nghiệp khởi nghiệp: Nơi sẽ hút lao động chất xám cao Sáng kiến hỗ trợ và ươm mầm các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam Thủ tướng chỉ thị tạo điều kiện cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Chương trình được tổ chức bởi Cục Phát triển Doanh nghiệp (AED), Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Các vấn đề toàn cầu Canada (GAC) và Chương trình Phát triển LHQ (UNDP).

Các doanh nghiệp tạo tác động xã hội xuất sắc trong lĩnh vực nông nghiệp và du lịch sẽ được đào tạo 1:1 trong 6 tháng và nhận 100 triệu đồng vốn hạt giống để thử nghiệm và hoàn thiện các mô hình kinh doanh sáng tạo, đồng thời nhân rộng những tác động xã hội tiềm năng.

Mặc dù, Việt Nam có một hệ sinh thái hỗ trợ các doanh nghiệp tạo tác động xã hội (SIB) đang phát triển nhanh chóng và sôi động, các doanh nghiệp tạo tác động xã hội tại Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức để xây dựng một mô hình kinh doanh bền vững vừa cân bằng được yếu tố lợi nhuận vừa tạo ra nhiều tác động tích cực cho xã hội, đặc biệt trước những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19.

Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp ứng phó với Covid-19
Toàn cảnh công bố các doanh nghiệp nhận hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của “Gói hỗ trợ doanh nghiệp tạo tác động xã hội ứng phó với Covid-19”.

Tháng 4/2022, dự án “Hỗ trợ Hệ sinh thái các doanh nghiệp tạo tác động xã hội tại Việt Nam ứng phó với Covid-19 (Dự án ISEE-COVID)” đã khởi động “Gói hỗ trợ các doanh nghiệp tạo tác động xã hội ứng phó với Covid-19” nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp SIB hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và du lịch, đặc biệt là các đơn vị do phụ nữ và các nhóm yếu thế làm chủ.

Hơn 150 doanh nghiệp tạo tác động xã hội khắp Việt Nam đã gửi Thư bày tỏ quan tâm và 29 doanh nghiệp đã được chọn để nhận Gói hỗ trợ với 6 tháng đào tạo 1:1 cùng 100 triệu đồng vốn hạt giống để xây dựng và thử nghiệm mô hình kinh doanh mới. Trong số các doanh nghiệp được lựa chọn, có 20/29 doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và 4/29 doanh nghiệp do người khuyết tập làm chủ.

Ông Brian Allemekinders, Trưởng ban hợp tác phát triển - Đại sứ quán Canada nhận định: “Các doanh nghiệp tạo tác động xã hội nhận được hỗ trợ của dự án đều có những câu chuyện khởi nghiệp vô cùng truyền cảm hứng cùng những giải pháp kinh doanh hiệu quả để thuyết phục các thành viên Ban giám khảo. Chúng tôi mong rằng, Gói hỗ trợ các doanh nghiệp tạo tác động xã hội ứng phó với CovidD-19 sẽ cung cấp đủ những hỗ trợ cần thiết để họ thử nghiệm và triển khai các ý tưởng mới mẻ và sáng tạo của mình nhằm hỗ trợ cộng đồng, đặc biệt là các nhóm yếu thế”.

Cục trưởng Cục phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Lê Mạnh Hùng chia sẻ, trong công cuộc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, các doanh nghiệp tạo tác động xã hội (hay còn gọi là SIB) là thành phần quan trọng, vừa đóng góp vào phát triển kinh tế, vừa tác động đến xã hội và môi trường thông qua tạo việc làm và cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho nhóm yếu thế trong xã hội.

Trong thời gian tiếp theo, các doanh nghiệp SIB sẽ được hỗ trợ tài chính và hỗ trợ cố vấn 1-1 từ các tổ chức trung gian đã được Dự án sàng lọc và lựa chọn để đồng hành cùng từng doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn và nâng cao năng lực quản lý, kinh doanh và phát triển sản phẩm của từng doanh nghiệp, thông qua đó góp phần nâng cao năng lực của các doanh nghiệp SIB phục hồi và phát triển, ông Lê Mạnh Hùng nói.

Gói hỗ trợ Doanh nghiệp tạo tác động xã hội ứng phó với Covid-19 rất có ý nghĩa và cần thiết, cấp bách và toàn diện về cả tài chính và kỹ thuật để giúp các doanh nghiệp SIB tháo gỡ khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh sau các tác động tiêu cực của dịch Covid-19, bám sát các chủ trương, chính sách của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Bà Caitlin Wiesen - Trưởng đại diện thường trú Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, chia sẻ: “Thật là ấn tượng khi thấy thật nhiều những ý tưởng đa dạng và độc đáo từ các doanh nghiệp tạo tác động xã hội do phụ nữ làm chủ, từ sản xuất hàng Việt Nam chất lượng cao đến các ý tưởng độc đáo sử dụng ấu trùng biến thức ăn thừa thành phân hữu cơ, hay phương pháp canh tác lúa mới giúp tiết kiệm chi phí, luân chuyển chất dinh dưỡng và giảm khí nhà kính”.

“Với sự mở cửa trở lại của du lịch Việt Nam, tôi cũng hy vọng rằng các mô hình sáng tạo như ‘nhà hàng trong bóng tối’, du lịch cộng đồng sáng tạo, hoặc ứng dụng giảm thiểu chất thải trong lĩnh vực du lịch sẽ phát triển nhanh chóng. Dự án ISEE-COVID hiện hỗ trợ xây dựng một Hệ sinh thái vững mạnh nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tạo tác động xã hội mở rộng quy mô và phát triển thành công”, bà Caitlin Wiesen nói.

Các doanh nghiệp được chọn nhận “Gói hỗ trợ doanh nghiệp tạo tác động xã hội ứng phó với Covid-19” sẽ tiếp tục làm việc cùng 3 vườn ươm - BizCare, Wise, và Angle4Us trong 6 tháng tiếp theo để: Xác định những thách thức chính tạo ra bởi Covid-19; Thiết kế và chuyển đổi mô hình kinh doanh hoặc phát triển các sản phẩm/ dịch vụ mới để thích ứng với tình hình Covid-19 và hỗ trợ vốn hạt giống cho các doanh nghiệp tạo tác động xã hội để xây dựng và thử nghiệm các mô hình kinh doanh, sản phẩm và dịch vụ mới.

Với sự hỗ trợ của dự án, hy vọng rằng các sản phẩm và các mô hình kinh doanh mới được thử nghiệm đủ sáng tạo, bền vững, có khả năng mở rộng và phù hợp để thích ứng với những thách thức của đại dịch. Đồng thời, các doanh nghiệp nhận hỗ trợ từ dự án sẽ trở thành những tác nhân chính xây dựng và phát triển Hệ sinh thái các doanh nghiệp tạo tác động xã hội tại Việt Nam.

Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Rộn ràng khai hội bơi Đăm

Rộn ràng khai hội bơi Đăm

Chiều 6/4, tại đình Đăm, phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm đã khai mạc Lễ hội truyền thống bơi Đăm - Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
LĐLĐ quận Long Biên: Triển khai 19 nhiệm vụ trọng tâm trong quý II

LĐLĐ quận Long Biên: Triển khai 19 nhiệm vụ trọng tâm trong quý II

Bám sát chủ đề công tác năm 2025 là “Tận tâm chăm lo, vững vàng bảo vệ, phát huy sức mạnh đoàn kết và phát triển tổ chức Công đoàn”, quý II/2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên sẽ triển khai 19 nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động công đoàn.
Quý I/2025: Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2024

Quý I/2025: Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2024

Tháng 3/2025, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm 0,03% so với tháng trước, nhưng lại tăng 1,3% so với tháng 12/2024, và tăng 3,13% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2025, CPI tăng 3,22% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 3,01%.
Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định chưa bắt buộc học 2 buổi/ngày

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định chưa bắt buộc học 2 buổi/ngày

Chiều ngày 6/4, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng đã làm rõ thông tin “học sinh cấp THCS, THPT sẽ phải học 2 buổi/ngày” đang gây xôn xao dư luận.
Mở ra cơ hội bứt phá cho ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô

Mở ra cơ hội bứt phá cho ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô

Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa đã chứng minh thành công ở nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc... Theo đó bày tỏ ý kiến góp ý vào Dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa, nhiều người dân cho rằng, đây là điều cần thiết trong bối cảnh hiện nay, sẽ đem đến cơ hội bứt phá cho ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô.
Bộ Tài chính: Mục tiêu tăng trưởng kinh tế của năm 2025 không thay đổi

Bộ Tài chính: Mục tiêu tăng trưởng kinh tế của năm 2025 không thay đổi

Liên quan tới kết quả tăng trưởng GDP quý 1 và cả năm 2025, kết quả thu hút FDI, tại buổi Họp báo chính phủ chiều 6/4, Thứ trưởng Bộ Tài Chính Đỗ Thành Trung đã có thông tin với báo chí.
Không phân biệt cán bộ, công chức xã với cấp tỉnh, Trung ương sau khi sắp xếp

Không phân biệt cán bộ, công chức xã với cấp tỉnh, Trung ương sau khi sắp xếp

Chiều 6/4, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Bội Nội vụ Nguyễn Thị Hà đã thông tin về việc thực hiện mô hình chính quyền 2 cấp sắp tới và các chế độ đối với người bị ảnh hưởng sau khi thực hiện sắp xếp, tổ chức bộ máy theo mô hình mới.

Tin khác

Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp

Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp

Bộ Tài chính vừa công bố số liệu về công tác hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) tính đến ngày 23/3/2025, cho thấy tổng số tiền hoàn thuế đạt 29.236 tỷ đồng, bằng 108% so với số hoàn cùng kỳ năm 2024. Tổng cộng, đã có 3.705 quyết định hoàn thuế được ban hành, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty cổ phần Tập đoàn FLC bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính

Công ty cổ phần Tập đoàn FLC bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty cổ phần Tập đoàn FLC với mức tiền phạt là 92,5 triệu đồng do không công bố thông tin theo quy định pháp luật và công bố thông tin không đúng thời hạn.
Phát triển kinh tế tư nhân: Cần thay đổi tư duy quản lý từ “kiểm soát” sang “kiến tạo”

Phát triển kinh tế tư nhân: Cần thay đổi tư duy quản lý từ “kiểm soát” sang “kiến tạo”

Dự thảo Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân khẳng định đảm bảo công bằng cho khu vực tư nhân trong tiếp cận nguồn lực so với các khu vực kinh tế khác.
Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?

Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, để ứng dụng và phổ biến AI hơn nữa trong sản xuất, vẫn còn không ít khó khăn, thách thức và đòi hỏi sự chuyển biến đồng bộ hơn nữa.
"Kích hoạt" tiềm năng to lớn của kinh tế tư nhân

"Kích hoạt" tiềm năng to lớn của kinh tế tư nhân

Các doanh nghiệp tư nhân đã vượt qua khu vực doanh nghiệp nhà nước, khu vực FDI và khu vực hành chính công về phương diện tạo thu nhập cho người lao động và khoảng cách này ngày một nới rộng hơn.
Dự án Nhà máy xi măng Mỹ Đức chính thức bị bãi bỏ

Dự án Nhà máy xi măng Mỹ Đức chính thức bị bãi bỏ

Trong trả lời tới cử tri Hà Nội, Bộ Xây dựng cho biết, dự án (DA) Nhà máy xi măng Mỹ Đức thuộc xã An Phú, huyện Mỹ Đức, Hà Nội không thực hiện được. Lý do, DA được thực hiện dựa trên Quy hoạch 1488. Nay quy hoạch bị bãi bỏ cũng đồng nghĩa với DA Nhà máy Xi măng Mỹ Đức không thể thực hiện được.
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt: Cần lộ trình điều chỉnh hợp lý

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt: Cần lộ trình điều chỉnh hợp lý

Tại hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 thảo luận một số nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9, các đại biểu đã thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) - dự án Luật đang được các doanh nghiệp chịu tác động rất quan tâm.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính CTCP Tập đoàn DEKKO

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính CTCP Tập đoàn DEKKO

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo đã ra quyết định xử phạt hành chính Công ty cổ phần Tập đoàn DEKKO, mức tiền phạt 92,5 triệu đồng do hành vi không báo cáo tình hình tài chính, thông tin liên quan trái phiếu của công ty.
Công ty Phát Đạt lên tiếng về việc 2 cá nhân thao túng cổ phiếu PDR

Công ty Phát Đạt lên tiếng về việc 2 cá nhân thao túng cổ phiếu PDR

Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) khẳng định không liên quan đến các hoạt động thao túng giá chứng khoán.
Doanh nghiệp tư nhân đổi mới sáng tạo: Cần hỗ trợ từ nhiều nguồn lực

Doanh nghiệp tư nhân đổi mới sáng tạo: Cần hỗ trợ từ nhiều nguồn lực

Một trong những khó khăn mà doanh nghiệp tư nhân gặp phải hiện nay chính là nguồn vốn để đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào ngân hàng thì sẽ không đủ và chắc chắn với tính chất vốn của ngân hàng cũng không thể đảm đương được tất cả nhu cầu vốn.
Xem thêm
Phiên bản di động