[Hồ sơ] Thái Hương: Từ cán bộ vật tư đến bà chủ 'ngạo mạn' của TH Milk

Tên tuổi của bà Thái Hương trong những năm gần đây nổi lên gắn với thương hiệu sữa TH Milk với những phát ngôn nghịch nhĩ với những người trong ngành sữa.
Doanh nhân Thái Hương: Người tạo “đế chế” sữa tươi

Quá trình công tác

- Từ năm 1982- 1985: Cán bộ ban vật giá tài Tp. Hải Phòng.

- Từ năm 1985- 1989: Cán bộ công ty vật liệu xây dựng chất đốt tỉnh Nghệ An.

- Từ năm 1989- 1994: Giám đốc Công ty TNHH Vật liệu xây dựng Hương Hà.

- Từ năm 1994- nay: Phó chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Bắc Á.

- Từ năm 2009- nay: Chủ tịch HĐQT CTCP Thực phẩm sữa TH (TH Milk).

[Hồ sơ] Thái Hương: Từ cán bộ vật tư đến bà chủ 'ngạo mạn' của TH Milk
[Hồ sơ] Thái Hương: Từ cán bộ vật tư đến bà chủ 'ngạo mạn' của TH Milk

Ra khỏi vùng thoải mái

Thay đổi vốn là thứ khó chấp nhận đối với hầu hết mọi người. Thử nghĩ xem nếu bạn đang làm việc ở một môi trường ổn định và quen thuộc, liệu bạn có sẵn sàng thay đổi để bước sang một lĩnh vực mới? Những người thành công thường không giống số đông, khi bước ra khỏi vùng thoải mái họ có thêm năng lượng và hứng thú để kích thích suy nghĩ mới và sáng tạo.

Thời điểm 1990, khi đang làm cán bộ công ty vật liệu chất đốt tỉnh Nghệ An, phụ trách phân phối vật tư, bà Thái Hương quyết định nghỉ việc nhà nước và ra làm riêng. Đây được xem là hành động rời khỏi vùng thoải mái, cũng là bước ngoặt trong sự nghiệp của tổng giám đốc ngân hàng Bắc Á, chủ tịch công ty sữa TH Milk sau này.

Quyết định này của bà Hương một phần đón cơ hội khi thị trường bắt đầu mở cửa, một phần vì “cảm thấy nhiều cái mình muốn làm mà bị ràng buộc bởi cơ chế, không được tự do để phát triển”. Sau một thời gian theo đuổi ngành cũ liên quan đến vật liệu xây dựng, năm 1994 bà Hương cùng một số cộng sự chuyển hướng sang thành lập ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á với vốn điều lệ 20 tỷ đồng.

[Hồ sơ] Thái Hương: Từ cán bộ vật tư đến bà chủ 'ngạo mạn' của TH Milk

Theo thông tin công bố của ngân hàng này, hiện bà Hương nắm giữ 6,998% cổ phần ngân hàng Bắc Á. Sau 21 năm thành lập, ngân hàng này trả qua nhiều lần tăng vốn điều lệ và hiện con số là 3.000 tỷ đồng.

[Hồ sơ] Thái Hương: Từ cán bộ vật tư đến bà chủ 'ngạo mạn' của TH Milk

Xét về tài sản, Bắc Á là ngân hàng có quy mô vừa phải cùng với hơn 57 nghìn tỷ đồng, tương đồng với ngân hàng TMCP Tiên Phong hay ngân hàng TMCP Phương Đông. Nếu so với những ngân hàng khác, Bắc Á là ngân hàng khá kín tiếng cũng như ít xuất hiện trên truyền thông. Về hoạt động kinh doanh của ngân hàng này cũng khá khiêm tốn khi thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự (hoạt động lõi của một ngân hàng) năm 2014 đạt khoảng 4.500 tỷ đồng, gần bằng 1/6 Vietcombank hay 1/9 con số của Vietinbank.

[Hồ sơ] Thái Hương: Từ cán bộ vật tư đến bà chủ 'ngạo mạn' của TH Milk

Trong báo cáo thường niên 2014, ngân hàng Bắc Á nêu rõ tầm nhìn hoạt động hướng hẹp vào lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, nông thôn và các ngành phụ trợ cho nông nghiệp. Ngân hàng này hiện cũng là đầu tư dài hạn lớn vào TH Milk- công ty sữa do bà Thái Hương thành lập. Ngoài Bắc Á, ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) cũng là ngân hàng cấp vốn vay lớn cho dự án 350 triệu đô la Mỹ tính đến năm 2014 này.

Tính đến thời điểm cuối năm tài chính 2014, Ngân hàng Bắc Á hiện có khoản đầu tư dài hạn 253 tỷ đồng vào CTCP Thực phẩm sữa TH, với tỷ lệ nắm giữ 6,66%. Khoản đầu tư này chiếm khoảng 40% tỷ trọng các khoản đầu tư dài hạn của Bắc Á Bank.

Hai chữ “ngạo mạn”

Tên tuổi của bà Thái Hương trong những năm gần đây nổi lên gắn với thương hiệu sữa TH Milk bởi những phát ngôn "nghịch nhĩ" với những người trong ngành sữa. Từ làm tài chính ngân hàng đến nảy ra ý tưởng đầu tư vào ngành sữa năm 2008 khi xem tin về vụ sữa nhiễm melamine có thể xem là lần vượt ra vùng thoải mái tiếp theo của bà Hương.

Bước sang năm 2009, bà Hương bắt đầu nhập bò từ Newzealand về áp dụng công nghệ Israel ngay trên mảnh đất quê hương Nghệ An với vốn đầu tư 350 triệu USD. Một năm sau, TH Milk chính thức tung sản phẩm ra thị trường và công bố doanh thu đạt 3.000 tỷ đồng năm 2013. Theo dự tính của bà Hương, dự tính đến năm 2017, TH sẽ đạt được doanh thu 23 nghìn tỷ đồng và lúc đó bà sẽ tiến hành IPO ra công chúng.

Hiện trang trại của TH Milk có 45.000 con bò sữa, so sánh với Vinamilk là 89.000 con, trong đó bò nuôi ở trang trại khoảng 9.000 hay Friesland Campina Vietnam là 35.000 con do nông dân nuôi. Nhiều người liên tưởng cái tên TH Milk có lẽ là được lấy từ viết tắt của nhà sáng lập Thái Hương.

Hiện hệ thống TH Milk gồm 3 công ty chính gồm: Thực phẩm sữa TH- TH Milk Food với vốn điều lệ 3.800 tỷ đồng chuyên phát triển trang trại, nuôi bò; CTCP Sữa TH- TH Milk có vốn điều lệ 200 tỷ đồng chuyên sản xuất sữa và Chuỗi thực phẩm TH chuyên hoạt động phân phối.

Việc rẽ hướng sang ngành sữa của bà Hương không hẳn là quyết định cảm tính. Theo tổ chức nghiên cứu thị trường Euromonitor, năm 2014 ngành sữa nước Việt Nam chứng kiến cạnh tranh khốc liệt hơn với nhiều sản phẩm mới phát triển như Friesland Campina tung ra nhãn hiệu Sữa Chọn hay Vinamilk ra mắt Twin Cows nhắm đến khách hàng thu nhập cao và nhấn mạnh vào sữa tươi. Cũng theo tổ chức này sữa nước dự kiến sẽ duy trì mức tăng trưởng CAGR ổn định 8%. Tạp chí Forbes Việt Nam cũng công bố quy mô thị trường sữa Việt Nam năm 2013 là 3 tỉ USD, ước tính tăng gấp đôi vào năm 2017.

Mặc dù là lính mới nhưng TH Milk đã nhanh chóng triển khai và ghi được dấu ấn với khách hàng gắn với chữ “sạch” cũng như xây dựng được hệ thống trang trại áp dụng công nghệ cao hàng đầu tại Việt Nam khép kín từ trồng cỏ, nuôi bò và sản xuất sữa thay vì nhập nguyên liệu về pha chế.

Còn nhà sáng lập TH Milk cũng thu hút sự quan tâm bằng những phát biểu mà hiệp hội sữa Việt nam cho là quá ngạo mạn như "Tôi không có đối thủ, tôi cảm ơn Vinamilk và các hãng sữa khác đã tạo cho người dân Việt Nam thói quen uống sữa. Tôi muốn làm bạn với họ, song tôi không đi chung con đường với họ, tôi chọn con đường hoàn toàn khác cho mình" và kế hoạch “vượt qua Vinamilk vào năm 2015”.

Chỗ đứng trên thị trường sữa

[Hồ sơ] Thái Hương: Từ cán bộ vật tư đến bà chủ 'ngạo mạn' của TH Milk

Theo do bộ Công thương năm 2014, Việt Nam có hơn 25.000 hộ nông dân nuôi bò ở cung cấp 549,5 triệu lít sữa tươi. Trong đó, 20% số sữa này được doanh nghiệp đưa vào chế biến sữa chua, còn lại 439,6 triệu lít sữa tươi nguyên liệu được sử dụng làm sữa nước. Cũng trong năm này, số liệu thị trường sữa nước tại Việt Nam ghi nhận đã có đến 947,2 triệu lít được bán ra.

Tính đến thời điểm này việc lấn sân sang làm sữa của bà Hương có thể xem là thành công khi trong báo cáo của hãng nghiên cứu Business Monitor International, cái tên TH Milk cũng được nhắc đến như là một thách thức của Vinamilk bằng việc nhập khẩu bò, tự túc nguyên liệu thay vì phụ thuộc vào nhập khẩu.

Không chỉ dừng lại ở sữa, hiện bà Hương còn ấp ủ những dự án khác liên quan đến nông nghiệp công nghệ cao như rau quả sạch và thực phẩm chức năng có quy mô đến 3 tỉ USD. Trong giai đoạn 1 đến năm 2015 bà Hương cùng các cổ đông sẽ đầu tư 300 triệu USD. Cac sản phẩm này được chế biến tại Việt Nam nhưng đóng gói và làm thương hiệu tại Mỹ. Để thực hiện được tham vọng chinh phục thị trường Mỹ, TH thuê một công ty Đức làm thương hiệu và một công ty Mỹ tư vấn cho kế hoạch đến năm nay sản phẩm chính thức ra thị trường.

Người trong ngành nói gì về bà Thái Hương

Phù thủy quảng cáo Trần Bảo Minh, người từng được Vinamilk trọng dụng cũng từng nhận xét về việc đầu tư của bà Hương là “sự dũng cảm, nếu không nhìn vào bài toán lợi nhuận.” Ông Minh cũng từng nhận định tương lai TH như sau: “Tới năm 2015, TH True Milk đứng đầu về sữa tươi là chắc chắn. Đây là con số nhìn thấy được, không phải phân tích nhiều. Nhưng nói là số 1 ở thị phần sữa tươi chứ thị trường sữa tới 3 tỷ đô, làm sao đứng đầu được!”.

Ông Trịnh Quý Phổ, Tổng Thư ký Hiệp hội sữa Việt Namtừng trả lời phỏng vấn một tờ báo năm 2012: “Một công ty sữa như Vinamilk (doanh nghiệp đang chiếm thị phần rất lớn trên thị trường sữa trong nước hiện nay) đã thành lập 35 – 36 năm nay, với sản lượng sản xuất chiếm tới 65% thị trường. Đồng thời cũng là hãng duy nhất của Việt Nam có sữa xuất khẩu. Trong khi đó, anh (TH milk) còn đang đầu tư, chưa quyết toán để chuyển sang giai đoạn sản xuất. Thử hỏi không ngạo mạn thì là cái gì?”

Theo Trí Thức Trẻ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Tin khác

"Sống như nhà đầu tư": Hành trình Dragon Capital Việt Nam khơi dậy cảm hứng đầu tư cho cộng đồng

"Sống như nhà đầu tư": Hành trình Dragon Capital Việt Nam khơi dậy cảm hứng đầu tư cho cộng đồng

(LĐTĐ) Dự án "Sống như nhà đầu tư" ra mắt nhân kỷ niệm 30 năm thành lập Dragon Capital, vừa đánh dấu cột mốc ý nghĩa đối với Công ty quản lý quỹ gắn liền với các giai đoạn của thị trường chứng khoán Việt Nam, vừa mang đến thông điệp ý nghĩa về “đầu tư” - một trong những khái niệm phổ biến và có tầm ảnh hưởng nhất đến đời sống cộng đồng.
Doanh nhân tiếp tục phát huy bản lĩnh, trí tuệ và khát vọng vươn lên

Doanh nhân tiếp tục phát huy bản lĩnh, trí tuệ và khát vọng vươn lên

(LĐTĐ) Tháng 10 không chỉ là thời điểm để tôn vinh những doanh nhân đã và đang nỗ lực cống hiến vì sự phát triển của nền kinh tế, mà còn là dịp để lắng lại, để thấu hiểu sâu hơn những tâm tư, những trăn trở của họ trên hành trình kiến tạo giá trị cho xã hội.
Những câu nói của bà Mai Kiều Liên làm nên "chất" Vinamilk

Những câu nói của bà Mai Kiều Liên làm nên "chất" Vinamilk

(LĐTĐ) Có thể nói, bà Mai Kiều Liên là một phần không thể tách rời của thương hiệu tỷ đô “Vinamilk”, khi mà nhiều triết lý của “nữ tướng” này đã trở thành “chất” của Vinamilk.
Nền kinh tế cần nhiều hơn những doanh nghiệp nòng cốt dẫn dắt

Nền kinh tế cần nhiều hơn những doanh nghiệp nòng cốt dẫn dắt

(LĐTĐ) Nếu không có lực lượng doanh nhân trong nước lớn mạnh, dù đầu tư nước ngoài có phát triển bao nhiêu thì nền kinh tế khó phát triển vững mạnh, tự chủ. Hơn lúc nào hết, nền kinh tế cần những doanh nghiệp dân tộc - doanh nghiệp tư nhân trong nước đủ lớn đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt sự phát triển.
Doanh nhân và trách nhiệm xã hội

Doanh nhân và trách nhiệm xã hội

(LĐTĐ) Bên cạnh việc tập trung cho sản xuất - kinh doanh, dù trong điều kiện thuận lợi hay khó khăn cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp vẫn chú trọng thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, đóng góp hữu ích cho cộng đồng, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững.
Câu lạc bộ Nữ doanh nhân thành phố Vinh kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam

Câu lạc bộ Nữ doanh nhân thành phố Vinh kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam

(LĐTĐ) Thực hiện sự chỉ đạo của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thành phố Vinh, Câu lạc bộ Nữ doanh nhân thành phố Vinh vừa tổ chức kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10.
Quận Bắc Từ Liêm gặp mặt hơn 100 doanh nghiệp, doanh nhân

Quận Bắc Từ Liêm gặp mặt hơn 100 doanh nghiệp, doanh nhân

(LĐTĐ) Chiều ngày 26/9, quận Bắc Từ Liêm tổ chức gặp mặt hơn 100 doanh nghiệp (DN), doanh nhân, nhân kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10).
Dự án dành cho trẻ tự kỷ ở Hà Nội được vinh danh Sao vàng thương hiệu đất Việt 2024

Dự án dành cho trẻ tự kỷ ở Hà Nội được vinh danh Sao vàng thương hiệu đất Việt 2024

(LĐTĐ) Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội, Viện Nghiên cứu bảo tồn và phát triển văn hóa Đông Nam Á phối hợp với một số cơ quan hữu quan tổ chức Chương trình Sao vàng thương hiệu đất Việt 2024 với chủ đề "Hào khí doanh nhân Việt - Tỏa sáng thương hiệu đất Việt". Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng tâm lý - giáo dục Ngọc Ân dành cho trẻ tự kỷ, khuyết tật được vinh danh Top 10 Sao vàng thương hiệu đất Việt 2024.
Trao giải cuộc thi “Thách thức sáng kiến kinh doanh 2024”: Ươm mầm nữ doanh nhân

Trao giải cuộc thi “Thách thức sáng kiến kinh doanh 2024”: Ươm mầm nữ doanh nhân

(LĐTĐ) Ngày 3/7, tại Lào Cai, vòng Chung kết và Lễ trao giải Cuộc thi “Thách thức sáng kiến kinh doanh” được tổ chức. Cuộc thi do Tổ chức phi chính phủ quốc tế Aide et Action Việt Nam (AEA – sắp trở thành Action Education) phối hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu về Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển (CGFED) và các đối tác địa phương tổ chức với mục tiêu khuyến khích nữ thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) trong độ tuổi 18-35 thực hiện các sáng kiến khởi nghiệp tại địa phương, qua đó phát triển sinh kế, nâng cao thu nhập và vì thế trong gia đình và xã hội.
Ông Phạm Nhật Vượng: Quyết tâm đi đến cùng cho giấc mơ xe điện

Ông Phạm Nhật Vượng: Quyết tâm đi đến cùng cho giấc mơ xe điện

(LĐTĐ) Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng khẳng định, việc thúc đẩy mạnh mẽ VinFast nhằm đưa ngành sản xuất của Việt Nam lên tầm quốc tế bởi VinFast không chỉ là một dự án kinh doanh mà còn là một dự án cống hiến. VinFast không sản xuất xe giá rẻ mà tập trung vào những sản phẩm có giá đúng với giá trị thực.
Xem thêm
Phiên bản di động