Hình tượng con trâu trong 12 con giáp
Ấn tượng 12 con giáp thiết kế bằng cây tại Lễ hội hoa anh đào 2019 Cảm hứng mới về tranh 12 con giáp |
Hình tượng con trâu phổ biến trong văn hóa phương Đông và gắn bó với cuộc sống người dân ở vùng Đông Nam Á và Nam Á, đặc biệt là trong văn hóa Việt Nam. Hình ảnh con trâu siêng năng, cần cù gắn liền với lũy tre làng từ lâu đã trở thành một biểu tượng đẹp của văn hóa Việt.
Ảnh: MT |
Con trâu kéo cày trên ruộng đồng trồng lúa, con trâu đứng nằm chậm rãi nhai cỏ trên đồng cỏ xanh mươn mướt và đầm mình tắm mát trong vũng ao hồ những trưa hè oi ả… là hình ảnh quen thuộc, gợi lên cảm giác thi vị, thanh bình của mỗi vùng quê Việt Nam. Trong tri thức về loài vật của người Việt thì tri thức về con trâu là có sớm nhất và đầy đủ nhất. Hình ảnh con trâu được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống tinh thần từ hàng ngàn năm qua.
Trong huyền sử, từ thời kỳ Vua Hùng dựng nước, con trâu góp phần xây dựng căn bản cho nền văn minh nông nghiệp trồng cấy lúa mạ, đó cũng là hình ảnh ăn sâu vào đời sống trong dân gian Việt Nam miền thôn quê đồng ruộng. Tượng trâu bằng đất nung được giới khảo cổ học tìm thấy trong di chỉ Đồng Đậu cách đây hơn ba ngàn năm; trên mặt trống đồng Bắc Lý còn chạm khắc hình ảnh hội đâm trâu của người Việt cổ; ở buổi đầu dựng nước có nhiều tượng trâu ở di chỉ Đình Chàng. Truyền thuyết của thời kỳ thần thoại ở Việt Nam có sự tích hồ Trâu Vàng - hồ Tây (Hà Nội). Theo huyền sử ngày xưa Đinh Bộ Lĩnh thuở để tóc ba chỏm đã cùng đám trẻ chăn trâu trong vùng Hoa Lư cưỡi trâu rước cờ lau tập trận, đây là một vị vua xuất thân từ hình ảnh chú bé mục đồng.
Thời nhà Lý - nhà Trần, với chính sách trọng nông, khuyến nông, Nhà nước phong kiến rất quan tâm tới việc bảo vệ nguồn sức kéo. Năm 1123, vua Lý Nhân Tông xuống chiếu nhắc nhở: Trâu là con vật quan trọng cho việc cày cấy, lợi cho người. Từ nay cấm không được giết trâu ăn thịt. Ai làm trái thì trị tội theo pháp luật. Thời Lý, thời Trần đều có những điều khoản cụ thể quy định hình phạt về tội ăn trộm và giết hại trâu bò. Những nhà láng giềng biết mà không tố giác cũng bị trừng phạt. Vào đầu Xuân, theo lệ, vua thân chinh làm lễ tế Thần nông và cày ruộng Tịch điền, trâu cày ruộng tịch điền phải là trâu đực.
Không chỉ có mặt trong huyền sử, hình tượng con trâu còn có mặt trong những di tích văn hóa tín ngưỡng của người Việt, trong hội họa cổ xưa, trong điêu khắc…Nhiều đình chùa đã chạm khắc và tạc tượng trâu, đó là tượng trâu bằng đá ở chùa Kim Ngưu (Bắc Ninh). Thời nhà Lý, chùa Phật Tích (Bắc Ninh) được xây dựng năm 1057 có cặp tượng trâu to bằng trâu thật, tạc trên đài sen ở sân chùa khá sống động. Chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh dựng năm 1647, tại lan can đá ở thượng điện và tháp Bảo Nghiêm đều có hình trâu chạm nổi. Ở tấm bia đá chùa Cảnh Phúc (Nam Định) dựng năm 1695 cũng có hình chạm con trâu đang nằm nghỉ. Trâu còn hiện diện trong tranh dân gian và trong điêu khắc gỗ đình làng thế kỷ 17, 18…
Trong hội họa dân gian, con trâu thể hiện từ những nét in khắc dung dị của tranh Đông Hồ đến nét vẽ hiện thực, tượng trưng và bán trừu tượng, được thể hiện với nhiều chất liệu từ tranh lụa, tranh sơn mài và nhiều nhất là sơn dầu. Trong tranh của Đông Hồ còn ghi nhận hình ảnh con trâu đi sát với sinh hoạt làng quê, có những chú bé mục đồng tóc để tóc chỏm thổi tiêu trên lưng trâu giữa những cánh đồng lúa chín vàng, hay bên những lũy tre xanh có những con trâu được nghỉ ngơi nhai cỏ sau những giờ làm lụng vất vả. Con trâu mang một nét văn hóa đồng quê bình dị, hay trong thôn xóm mộc mạc… Hình ảnh con trâu sau đó cũng đi vào hội họa Việt Nam với các tác phẩm trâu của nhiều họa sĩ...
Trong văn học, thơ ca trâu mang một vẻ đẹp gần gũi, mạnh mẽ, nhưng cũng đầy tính hình tượng phản ánh hiện thực xã hội. Có hai cuốn tiểu thuyết nổi tiếng mang tên “Con trâu”, đó là “Con trâu” của tác giả Trần Tiêu (1938), kể chuyện một nông dân Bắc Bộ nghèo khổ, điêu đứng, cả đời mơ ước tậu được một con trâu nái làm cơ nghiệp, và đến lúc chết vẫn còn mơ ước, lẩm bẩm hai tiếng “con trâu”. Sau đó, cuốn “Con trâu” của Nguyễn Văn Bổng (1952) lại kể chuyện thời kháng chiến chống Pháp khu 5, lính Pháp đàn áp dân chúng, bắn giết trâu hầu làm trở ngại sản xuất; quần chúng phải chiến đấu, để tự vệ và bảo vệ trâu, đưa trâu vào rừng hay xuống hầm.
Khoảng 1957, Sơn Nam có viết một truyện ngắn đặc sắc, “Mùa len trâu”, kể lại việc nông dân di chuyển đàn trâu hàng mấy trăm con từ đồng bằng Hậu Giang ngập lụt lên vùng cao Ba Thê, Bảy Núi. Với những hình ảnh chân thực về con trâu, “Mùa len trâu” được dựng thành phim hay, gây ấn tượng mạnh trong lòng khán giả, đặc biệt là hình ảnh đàn trâu vĩ đại băng mình qua cảnh trời nước mênh mông, tựa một ngọn gió đen.
Nói về thơ Hán Việt không thể không nhớ con trâu trong thơ Trần Nhân Tông. Đàn trâu chỉ thoáng hiện trong bóng chiều đã để lại cho ngàn đời sau một ấn tượng sâu đậm vì lời thật, cảnh thực: “Trước xóm sau thôn tựa khói lồng/ Bóng chiều man mác, có dường không/ Theo hồi kèn mục, trâu về hết/ Cò bạch thi nhau liệng xuống đồng” (Thiên Trường vãn vọng - Ngô Tất Tố dịch)
Ở Việt Nam vào thời bình minh của thơ Nôm, Nguyễn Trãi tả con trâu vẽ trong nghiên mực “Đầm chơi bể học đã nhiều xuân” nghĩa là con trâu vẫn nằm chơi. Đến Nguyễn Bỉnh Khiêm - nhà hiền triết khi nhắc đến con trâu cũng mượn tục ngữ để nói việc đời: “Người hàng thịt nguýt người hàng cá/ Đứa bán bò gièm đứa bán trâu”. Nguyễn Đình Chiểu đã an vị con trâu chính xác trong đời nông dân: “Ấm lạnh trọn bề vài đám ruộng/ Làm ăn giữ bổn mấy con trâu”.
Trong âm nhạc Việt Nam, có ca khúc “Đường cày đảm đang” của An Chung: “Trời vừa tinh mơ, dọc bờ rộn tiếng trâu đi/ Ta với trâu sương gió quản gì/ Bừa kỹ xong gieo luống cho đều/ Trâu ơi... Mai lúa khoai nhiều.”. Ca khúc “Em bé quê” của Phạm Duy cũng có mấy câu đầu nổi tiếng: “Ai bảo chăn trâu là khổ, chăn trâu sướng lắm chứ”. Bài hát của thiếu nhi “Cánh đồng tuổi thơ” của nhạc sĩ Lư Nhất Vũ qua lời ca về đồng lúa và con trâu: “Ngồi dưới áng mây trời bay ngang/Còn con trâu nghé thì lang thang”…
Từ bao đời nay, con trâu - “đầu cơ nghiệp” là người bạn thân thiết, gắn bó với đời sống nông nghiệp và người nông dân Việt Nam. Trâu còn là một biểu tượng văn hóa, tín ngưỡng thiêng liêng trong tiến trình lịch sử, văn minh của nhân loại.
Phùng Hoàng Anh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng
Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng
Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh
Tin khác
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Xã hội 23/11/2024 18:17
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Cộng đồng 23/11/2024 15:27
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Giáo dục 23/11/2024 15:25
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Văn hóa 23/11/2024 15:18
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57