Hiến mô, tạng cứu người cho khoa học: Cho đi là còn mãi

(LĐTĐ) Vừa qua, tại buổi lễ hiến mô, tạng cứu người cho khoa học diễn ra tại chùa Pháp Vân (Hà Nội), trong tổng số gần 500 người tham dự đã có khoảng 130 người làm thủ tục viết đơn tự nguyện hiến mô và bộ phận cơ thể người sau khi chết/chết não.
hien mo tang cuu nguoi cho khoa hoc cho di la con mai 7 ngày kêu gọi đã có hơn 900 đơn vị máu tình nguyện hiến tặng
hien mo tang cuu nguoi cho khoa hoc cho di la con mai Hai bé trai may mắn được ghép giác mạc hiến tặng của Vân Nhi
hien mo tang cuu nguoi cho khoa hoc cho di la con mai Ước mơ làm bác sĩ còn dở dang: Vân Nhi nguyện hiến tặng giác mạc cho đời

Theo Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, tính đến ngày 12/9/2018, tại Việt Nam hiện có 18.010 người đăng ký hiến mô tạng với Bộ Y tế, trong số đó có khoảng 2.000 người đăng ký hiến tại chùa Giác Ngộ theo lời kêu gọi của Quỹ Đạo Phật ngày nay. Dù đáng được trân trọng nhưng đó là con số quá khiêm tốn so với khoảng 93 triệu dân của Việt Nam.

hien mo tang cuu nguoi cho khoa hoc cho di la con mai
GS.TS Trịnh Hồng Sơn, Giám đốc Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người chia sẻ vấn đề hiến mô, tạng với các phật tử.

Bởi, nguồn mô tạng được hiến còn quá giới hạn, trong khi nhu cầu thay thế cao: Vẫn còn khoảng 6.000 người bị suy thận mạn tính cần được ghép thận, 1.500 bệnh nhân suy gan cần được ghép gan thay thế, hơn 300 ngàn người bị bệnh lý giác mạc cần thay thế giác mạc…

Một trong những nguyên nhân khiến nhiều người còn ngại ngần khi đăng ký hiến tạng là do khó có thể thuyết phục được sự đồng tình từ người thân trong gia đình.

Chia sẻ tại buổi lễ, chị Nguyễn Thị Tám (56 tuổi, ở Hà Nội) cho biết gia đình chị vẫn còn chưa hiểu nhiều về việc hiến mô tạng cứu người và hiến xác cho y học. Bản thân chị Tám muốn đăng ký hiến nhưng chưa biết làm thế nào để thuyết phục được mọi người trong gia đình và chưa biết khi nào sẽ nhận được sự đồng ý của họ.

Tương tự, với chị Lê Thị Oanh (Hà Nội), hiện cũng đã đăng ký nếu không may gặp rủi ro bị chết, chết não thì tự nguyện đăng ký hiến các mô, bộ phận cơ thể người (tạng) như giác mạc, thận… Tuy nhiên, đó là chị tự đăng ký chứ chưa được sự đồng ý của người thân. Chị sợ nếu sau này chị qua đời, nếu người thân không đồng ý, không chủ động gọi điện cho bệnh viện để họ thực hiện các biện pháp liên quan đến hiến mô, tạng thì việc “tự nguyện đăng ký” này cũng không có kết quả.

Nói về những khó khăn, rào cản, PGS.TS Ngọc Anh, Chủ nhiệm Bộ môn Giải phẫu, Học viện Quân y cho biết: “Đã có những trường hợp, khi cá nhân một người đồng ý hiến mô, tạng, xác cho y học nhưng sau khi người ấy qua đời, người thân trong gia đình đã không đồng ý để cho bác sĩ tiến hành. Đã có những ca, bản thân tôi đã phải gọi đi gọi lại đến 37 cuộc điện thoại mới có thể có được sự thỏa hiệp của gia đình. Cũng có những trường hợp hiến xác, sau khi bộ phận kỹ thuật đã tiến hành đầy đủ các trình tự để bảo quản thì người nhà lại đến đòi về nên bệnh viện đành phải trả lại”.

hien mo tang cuu nguoi cho khoa hoc cho di la con mai
Nhiều phật tử đăng ký hiến mô, tạng tại buổi lễ.

Tương tự, theo GS.TS Trịnh Hồng Sơn, Giám đốc Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người: “Người dân hiện vẫn chưa hiểu nhiều về vấn đề hiến mô tạng và xác. Có trường hợp, dù bệnh nhân đã chuẩn bị lên bàn chờ ghép, ekip làm việc vất vả, tốn kém, thế nhưng chỉ một người thân vào bảo: “Tôi không đồng ý” là mọi việc khép lại. Chúng tôi đành ngậm ngùi, buồn tiếc thôi. Phải làm sao để gia đình người hiến tạng hiểu, đồng ý thì vẫn là chuyện không đơn giản".

Bên cạnh đó, nhiều người Việt Nam vẫn luôn tâm niệm chết phải toàn thây, nên phản đối người trong gia đình hiến tạng. Chia sẻ về vấn đề này, Thượng tọa Thích Nhật Từ, Chủ tịch Qũy Đạo phật ngày nay cho biết: Nền văn hóa tâm linh Việt Nam có cái nhìn cấm kỵ về việc xâm phạm vào thi hài của người quá cố. Hiện nay, sự mê tín này đang làm trở ngại sự hảo tâm. Người mê tín dị đoan cho rằng hiến mô tạng sau khi chết thì kiếp sau khi tái sinh, người hiến tặng mô tạng sẽ có cơ thể không toàn vẹn, sẽ bị tàn tật…

“Ngoài ra, còn những người không dám hiến mô tạng vì cho rằng sau khi chết, tâm thức chưa rời khỏi cơ thể, tồn tại trong thi thể khoảng 8 tiếng đồng hồ; bất kỳ ai đụng vào thi thể sẽ tạo ra cảm giác đau nhức tiếc nuối sự sống, khởi lên tâm sân hận, vì vậy mà bị tái sinh vào những cảnh giới xấu. Đây là quan niệm mê tín 100%, thiếu khoa học và trái hoàn toàn với những lời dạy của Đức Phật trong Kinh điển Nguyên thủy và Đại thừa”, Thượng tọa Thích Nhật Từ phân tích.

Theo Thượng tọa Thích Nhật Từ, trong cuộc sống chúng ta bị chi phối bởi luật nhân quả. Gieo nhân cao quý thì sẽ hưởng được quả cao quý. Hiến mô tạng là tạo ra sự sống lần thứ 2 ngay trong cuộc sống hiện tại này, bởi cho đi là còn mãi. Hiến mô tạng như thế, các bạn đã gieo nhân phúc về sự sống cho người khác.Do vậy theo luật nhân quả, không có lý do gì kiếp sau thân thể của người hiến mô tạng không được vẹn toàn. Chẳng những được vẹn toàn thân thể, người hiến mô tạng còn có thân tướng hảo.
Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Điểm mới trong việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam

Điểm mới trong việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành Thông tư số 07/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Điều 7 và thay thế Phụ lục II, Phụ lục III của Thông tư số 13/2021/TT-BGDĐT ngày 15/4/2021 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam.
Bản hùng ca về Điện Biên Phủ của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại

Bản hùng ca về Điện Biên Phủ của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, vừa qua, gia đình cố nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức triển lãm ảnh "Nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại - Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ".
Gỡ vướng công tác xác định giá đất trên địa bàn TP.HCM

Gỡ vướng công tác xác định giá đất trên địa bàn TP.HCM

(LĐTĐ) Đề án “Giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác xác định giá đất cụ thể trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” được kỳ vọng sẽ giải quyết điểm nghẽn tồn tại nhiều năm nay, thúc đẩy hàng trăm dự án bất động sản khởi động, sớm về đích, đem lại nguồn thu ngân sách cũng như cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh cho Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Sôi nổi Ngày hội tuyên truyền hướng nghiệp ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024

Sôi nổi Ngày hội tuyên truyền hướng nghiệp ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 4/5, tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã diễn ra "Ngày hội tuyên truyền hướng nghiệp năm 2024" nhằm mục đích, tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá hình ảnh, uy tín, chất lượng đào tạo và cơ hội việc làm trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch của các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Thành phố Hà Nội gặp mặt, tri ân chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến chiến dịch Điện Biên Phủ

Thành phố Hà Nội gặp mặt, tri ân chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến chiến dịch Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 4/5, Thành ủy - Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.
Khai mạc Ngày hội Công nghệ thông tin và STEM ngành GD&ĐT Hà Nội năm 2024

Khai mạc Ngày hội Công nghệ thông tin và STEM ngành GD&ĐT Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 4/5, tại Trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Huệ (quận Hà Đông), Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Ngày hội Công nghệ thông tin và STEM ngành GD&ĐT Hà Nội năm 2024.
32 đội bóng tranh tài tại Giải bóng đá công chức, viên chức, lao động năm 2024

32 đội bóng tranh tài tại Giải bóng đá công chức, viên chức, lao động năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 4/5, tại Sân vận động quận Tây Hồ (quận Tây Hồ, Hà Nội), Công đoàn Viên chức Việt Nam phối hợp với Cục Thể dục thể thao (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) tổ chức Lễ khai mạc Giải Bóng đá nam tại Hội thao cán bộ, công chức, viên chức, lao động năm 2024, chào mừng kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Công đoàn Viên chức Việt Nam (2/7/1994 - 2/7/2024) và 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).

Tin khác

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

(LĐTĐ) Những ngày này, đi qua các tuyến phố của Hà Nội không khó để bắt gặp hình ảnh những hàng cây đã thay lá và bật chồi xanh non. Màu xanh mơn mởn của cây khiến đường phố Hà Nội trở nên đẹp lạ kỳ và tràn đầy sức sống.
Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến vùng bãi Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) là nói tới vùng đất ven đô nổi tiếng với nghề trồng rau, bện thừng và đan võng. Tuy nhiên, đến Giang Biên thời điểm này, kinh tế của vùng đất bãi đã có nhiều sự đổi thay. Nơi đây, nhiều hộ nông dân đã biết cũng nhau xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch nông nghiệp xanh, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

(LĐTĐ) Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những di tích có kiến trúc đẹp nhất của xứ Đoài. Đặc biệt, từ xưa đến nay, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

(LĐTĐ) Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

(LĐTĐ) Nằm nép mình ngay dưới chân cầu Thăng Long, ven đê sông Hồng, đình làng Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 năm tuổi là nhân chứng lịch sử của nhiều sự kiện trọng đại nơi mảnh đất Thăng Long Hà Nội. Ngoài ra đây còn là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng có giá trị nhiều mặt trong kho tàng di sản văn hoá nước nhà.
Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Ngay sau khi tiếp nhận thông tin du khách nước ngoài bị mất tài sản trên địa bàn, Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, đã khẩn trương xác minh, tìm được chiếc điện thoại và trao trả cho du khách.
Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội, dù nhịp độ đô thị hóa mạnh mẽ nhưng tại đây vẫn còn in đậm các dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Lấy trục trung tâm là Hồ Tây thì Tây Hồ là nơi lắng đọng nhiều trầm tích văn hóa với hàng loạt di tích lịch sử nổi tiếng, lễ hội đặc sắc và làng nghề truyền thống. Từ những lợi thế này, việc khơi thông nguồn lực về văn hóa, coi văn hóa là động lực phát triển là định hướng nền tảng đúng đắn để “đánh thức” các tiềm năng, giá trị của mảnh đất văn hiến.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Xem thêm
Phiên bản di động