Hiểm họa từ những đồ ăn vặt nơi cổng trường
Đồ ăn vặt không rõ nguồn gốc “bủa vây” cổng trường | |
Nhếch nhác đường phố từ đồ ăn vặt quanh cổng trường | |
9 nhược điểm của đồ ăn vặt mà bạn chưa biết |
Tràn lan đồ ăn vặt
Món quà vặt phổ biến nhất trước các cổng trường phải kể đến là nem chua, xúc xích rán. Ngó qua những chiếc xe lưu động, chỉ thấy hàng trăm chiếc que xiên, một can dầu ăn với những túi nilong đựng thực phẩm không có bao bì, nhãn mác. Hiện nay, món ăn ngày càng có nhiều sự “cải tiến” với đủ chủng loại, đa dạng từ tôm, kẹo hồ lô đến chả mực và chả cá viên,… tất cả được rán ngập trong một thứ dầu khét lẹt đã ngả màu.
Cứ đến giờ tan học, các hàng quán trước cổng trường lại tấp nập học sinh ra vào. |
Vơ đống que xiên cũ vứt xuống dưới chân, người bán hàng chùi vội tay vào chiếc khăn lau để nhận tiền của khách. Sau đó, người này thản nhiên lấy chính chiếc khăn đó lau sơ qua bề mặt thùng sắt đầy dầu mỡ rồi tiếp tục thò tay bốc trực tiếp chả cá, xúc xích, chả mực,… cho vào chảo dầu. Tận mắt chứng kiến những hành động đó, nhưng dường như không một học sinh nào mảy may để ý hay gợn lên chút nghi ngại về sự an toàn của món ăn mình đang thưởng thức.
Không chỉ có thực phẩm chiên rán không rõ nguồn gốc, nhiều học sinh còn rất hứng thú với những gói bánh, kẹo, bim bim nhiều màu sắc. Trên bao bì các sản phẩm này chỉ toàn chữ Trung Quốc, không thấy hạn sử dụng hay bất cứ thông tin nào rõ ràng. Những món quà vặt này được bán với giá khoảng 2.000 – 3.000 đồng.
Cầm trên tay một que cá viên chiên đầy dầu mỡ và có mùi ngai ngái, một em học sinh Trường Tiểu học Đại Yên (quận Ba Đình) vô tư trả lời: “Nhiều bạn khác cũng hay mua cái này và cả xúc xích nữa vì nó ngon lắm. Chiều nào cháu cũng mua, vừa ăn vừa đợi bố mẹ đến đón”.
Chị Trịnh Thị Vui, giáo viên Trường Tiểu học Đại Yên cho biết: “Sợ đồ ăn không đảm bảo vệ sinh nên tôi và các giáo viên khác thường xuyên nhắc nhở các em không nên mua để ăn. Thậm chí, chúng tôi còn trao đổi với các bậc phụ huynh để phụ huynh nhắc nhở con em mình. Thế nhưng, vẫn có nhiều em lén mua để ăn”.
Ẩn chứa nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe
Thực tế, chỉ nhìn bằng mắt thường, ai cũng thấy những đồ ăn chế biến trước cổng trường khó có thể bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Với những món ăn vặt được bán trong hàng quán, xe đẩy hay trên vỉa hè, không ai có thể quản lý được chất lượng cũng như độ an toàn vệ sinh thực phẩm. Riêng việc sử dụng các loại dầu ăn không rõ nguồn gốc đã là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây hại đến sức khỏe.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm, cho biết: Ở những khách sạn, nhà hàng lớn, người ta chỉ dùng dầu ăn một lần nhưng sử dụng rất nhiều, giống như “luộc” trong dầu. Lượng dầu cặn còn lại được lọc rồi chuyển cho tiểu thương ở chợ hay người bán hàng rong. Lượng dầu này có acolein rất cao. Chất acrolein gây hại cho gan, gây kích ứng niêm mạc dạ dày và là một trong những nguyên nhân gây ung thư.
“Hơi acrolein có thể kích ứng mắt, mũi và đường hô hấp. Nếu tiếp xúc kéo dài có thể gây viêm, hoại tử, loạn sản nhẹ biểu mô mũi, tế bào đáy. Acrolein gây viêm loét, xuất huyết, tăng sản biểu mô đường tiêu hóa”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh giải thích.
Những túi bánh, túi kẹo được bày bán la liệt trước các cổng trường thì nguồn gốc, xuất xứ thực sự của các loại bánh kẹo này vẫn là ẩn số.
Cảnh báo mối họa từ trà sữa
Thời gian gần đây, việc các bệnh viện liên tục tiếp nhận các bệnh nhân nhập viện do uống trà sữa không còn lạ lẫm nữa. Điều này thêm một lần nữa là hồi chuông cảnh báo về vấn đề an toàn vệ sinh đối với thực phẩm được bày bán quanh trường học.
Nhiều bác sĩ cảnh báo rằng trân châu được làm từ loại tinh bột rất khó tiêu hóa. Ngoài ra, một số cửa hàng có thể đã thêm chất làm đặc và chất bảo quản vào trân châu. Nếu ăn loại thực phẩm này liên tục trong thời gian dài có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
Hiện nay, tình trạng buôn bán trà sữa trân châu diễn ra tràn lan, bên cạnh những thương hiệu trà sữa lớn đã được kiểm định chất lượng thì còn rất nhiều cửa hàng bán trà sữa trân châu không rõ nguồn gốc vì mục đích lợi nhuận cá nhân. Chính vì thế, các bạn trẻ cần thận trọng khi uống các loại trà sữa có trân châu, đặc biệt các bậc phụ huynh nên kiểm soát chặt chẽ việc uống trà sữa ở trường của con em mình để tránh gặp phải trường hợp xấu.
Bác sĩ Phan Xuân Trung – Trung tâm Y Khoa MEDIC từng kể một câu chuyện rất đau lòng và chia sẻ rằng dù đây là một câu chuyện buồn nhưng cần phải nói ra, để các bậc phụ huynh không bị mất con chỉ vì... trà sữa. Theo bác sĩ Phan Xuân Trung, một nữ đồng nghiệp của anh đã bị mất đứa con gái 11 tuổi.
“Bé đang khoẻ mạnh, tung tăng và chơi cùng mẹ. Mẹ là bác sĩ chuyên khoa 2 về hô hấp. Bé mất đột ngột vì một lý do rất vô lý. Vô lý đến mức không chấp nhận được. Vô lý đến mức người mẹ không dám đối diện với sự thật. Người mẹ không dám nhớ, không dám nghĩ rằng tử thần đã mượn tay của mẹ để lấy đi sinh mạng của con. Và không phải chỉ một bà mẹ đau khổ như vậy mà có thể đã có rất nhiều bà mẹ như vậy. Chính sự đau khổ, cố giấu sự thật sẽ tiếp tục mở cửa cho những cái chết và sự đau khổ tương tự cho những đứa con và những bà mẹ khác. Cảm nhận được sự quan trọng này, tôi xin lỗi bạn tôi vì đã gợi lại nỗi đau để làm bài học cho nhiều người khác”, bác sĩ Trung cho biết.
Theo bác sĩ Trung, sự việc đau lòng xảy ra khi bé gái uống trà sữa và có một hạt kẹt trong ống nên bé hút mạnh và hạt trân châu bay thẳng vào cuống họng của bé làm tắc đường thở. Bé chới với vì nghẹn thở. Bé không thể hít vào hay thở ra. Mọi phương pháp giải thông đều vô hiệu. Hạt bột dính chứ không trơn như hột me hay hòn bi.
Người mẹ bác sĩ chuyên khoa 2 về hô hấp không thể làm gì trong cơn hoảng loạn đó. Khi đưa bé đến bệnh viện thì bé không còn cơ hội sống! “Có lẽ nỗi đau này sẽ còn kéo dài đến vô tận cho người mẹ. Tôi có lỗi khi chạm vào nỗi đau của bạn tôi nhưng tôi sẽ có lỗi nhiều hơn khi không cảnh báo cho mọi người về tai nạn chết người này”, bác sĩ Trung nói.
Bác sĩ Phan Xuân Trung phân tích về nguyên nhân bé gái 11 tuổi chết ngạt khi uống trà sữa như sau: “Vấn đề ở đây là việc dùng ống hút để hút mạnh sẽ làm lọt thức ăn vào thanh quản, đường thở. Sự tắc nghẽn đường thở không chỉ do dị vật ngáng đường thở, mà còn do phản xạ khép thanh môn... Trong trường hợp này, nước trà có thể bắn vào phế quản gây phản xạ khép thanh môn gây ra nghẹt thở cho cháu bé, cùng với ảnh hưởng của hạt trân châu trong đường thở khiến cháu bị ngạt”.
Hãy cảnh giác với ống hút và hạt bột trân châu. Nhất là giai đoạn này, năm học mới đã bắt đầu, trẻ con như lạc vào mê hồn trận trà sửa, từ trong căn-tin trường đến trước cổng trường. Thương con, các bậc phụ huynh hãy nói cho con sớm nhất có thể, để con hiểu mà đừng uống nữa!
Và, để bảo đảm sức khỏe cho học sinh, các phụ huynh nên hướng dẫn con mua hàng tại các căng-tin trong trường, không cho con tiền tiêu vặt để hạn chế mua quà vặt quanh cổng trường. Đồng thời, bố mẹ cũng nên giải thích cho các con hiểu về nguyên nhân, tác hại và hậu quả của những đồ ăn vặt không rõ nguồn gốc xuất xứ để các con hiểu và hạn chế mua những thực phẩm này.
Hà Phong
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Tin khác
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng
Trật tự đô thị 30/10/2024 16:26
Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 30/10/2024 14:04
Đồng Nai: Nước sông dâng cao khiến nhiều nhà dân bị ngập nặng
Trật tự đô thị 29/10/2024 17:59
Cảnh sát trật tự Công an thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác
Trật tự đô thị 29/10/2024 09:09
TP.HCM: Thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện
Trật tự đô thị 26/10/2024 10:04
Quyết tâm xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự, văn minh đô thị
Trật tự đô thị 24/10/2024 13:06
100% hộ dân đồng thuận bàn giao mặt bằng mở rộng phố Nguyễn Tuân
Trật tự đô thị 15/10/2024 08:20
Bắt đầu giải phóng mặt bằng phục vụ mở rộng phố Nguyễn Tuân
Trật tự đô thị 14/10/2024 12:46