"Hành lang xanh" cho du lịch nội địa

Hai tuần qua, một số địa phương cơ bản kiểm soát được dịch Covid-19, đã bắt đầu nối lại các hoạt động du lịch nội tỉnh, thành phố. Song muốn khôi phục du lịch nội địa, rõ ràng không thể chỉ trông chờ vào du lịch nội tỉnh, thành phố, nhất là khi người dân trên địa bàn đã quá quen thuộc với sản phẩm, tài nguyên du lịch địa phương.
Doanh nghiệp khẩn thiết mong nối lại du lịch nội địa Tạo đà để đẩy nhanh quá trình phục hồi du lịch
Ruộng bậc thang mùa lúa chín ở huyện Bát Xát, Lào Cai (Ảnh: Quốc Hồng).

Trong bối cảnh công cuộc chống dịch được xác định là phức tạp và có thể còn kéo dài, để thu hút du khách, cần thiết phải liên kết được các điểm đến xanh giữa các tỉnh, thành phố nhằm tạo ra sản phẩm du lịch vừa hấp dẫn, vừa an toàn.

Làm thế nào để di chuyển, kết nối thông suốt các vùng xanh liên tỉnh đang là vấn đề gây nhiều trăn trở cho các doanh nghiệp lữ hành trong quá trình triển khai Chương trình "Khôi phục du lịch nội địa toàn quốc" được Hiệp hội Du lịch Việt Nam phát động mới đây.

Trong tâm thế sẵn sàng, nhiều doanh nghiệp đã chủ động xây dựng những tour, tuyến mới theo hình thức trọn gói, khép kín bảo đảm an toàn phòng, chống dịch. Điểm đến xanh, dịch vụ xanh, sản phẩm xanh và cả du khách xanh (người được cấp Thẻ xanh Covid) đã có, chỉ còn chờ "hành lang xanh" (một cách gọi khác là con đường xanh hay luồng xanh) để vận hành.

Hiện, mỗi tỉnh, thành phố đều có những quy định riêng về phòng, chống dịch dựa trên tình hình cụ thể của địa phương, cùng với đó là những chính sách khác nhau về việc cách ly áp dụng cho các đối tượng di chuyển đến địa bàn, nếu không có sự hợp tác, thống nhất, phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương để tạo "hành lang xanh" cho du lịch liên tỉnh, sẽ rất khó để du lịch nội địa hoạt động trở lại.

Đơn cử, muốn kết nối giữa các "vùng xanh" nhiều khi phải di chuyển qua "vùng đỏ", lúc này phải có chính sách hỗ trợ của địa phương ở "vùng đỏ" mới có thể bảo đảm về tuyến du lịch không dừng. Trên thực tế, các vùng đỏ, xanh, vàng cũng chỉ mang tính tương đối, hoàn toàn có thể thay đổi theo tình hình thực tế cho nên sự phối hợp cần chặt chẽ, nhịp nhàng nhưng phải linh hoạt. Lúc này, cách hiểu về "vùng xanh" cũng cần được thống nhất. Không nhất thiết cả tỉnh, thành phố đó đều là vùng xanh mới mở cửa du lịch. Nếu xác định được những quận, huyện, xã, phường, khu tham quan… có khả năng đón khách an toàn thì đều có thể kết nối với các điểm đến xanh khác, miễn là bảo đảm chu trình khép kín. Vùng xanh ở phạm vi càng nhỏ, càng có tính thích ứng cao cho du lịch trong bối cảnh bình thường mới.

Theo các chuyên gia, để du lịch có thể hoạt động thông suốt, thích ứng an toàn trong tình hình mới, bên cạnh việc thống nhất các tiêu chí về du lịch an toàn, cần đặc biệt chú ý giải quyết những rào cản về mặt di chuyển trong kết nối các điểm đến xanh. Điều này đòi hỏi phải có sự vào cuộc, phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành liên quan và chính quyền địa phương các tỉnh, thành phố để có sự thống nhất trong chỉ đạo, đưa ra các quy định, hướng dẫn cụ thể về việc kết nối, tạo "hành lang xanh" cho các doanh nghiệp triển khai tour, tuyến thuận lợi, bảo đảm an toàn.

Cần sự kiểm soát chặt chẽ cùng các điều kiện để kích hoạt trở lại du lịch nội địa. Một mình ngành du lịch chuyển động mà không có sự hưởng ứng, vào cuộc của vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường thủy, thì sẽ là khập khiễng.

Liên kết tỉnh, liên kết vùng lại đòi hỏi sự chia sẻ, hợp tác của các địa phương. Tất cả các bên tham gia vào chuỗi cung ứng du lịch, như: lữ hành, lưu trú, điểm đến, ăn uống, vui chơi… đều phải tuân thủ các điều kiện, tiêu chí an toàn phòng, chống dịch.

Doanh nghiệp du lịch có trách nhiệm kiểm soát các chương trình du lịch, kiểm soát các đoàn khách; làm cho khách yên tâm, giải tỏa tâm lý e ngại dịch bệnh của du khách, tạo thói quen du lịch an toàn. Các cơ quan quản lý tại địa phương sẽ cấp phép và giám sát để bảo đảm an toàn và chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn. Đây cũng là chiến lược mà TP Hồ Chí Minh đang áp dụng để có thể đa dạng hóa sản phẩm du lịch mà vẫn bảo đảm an toàn, với phương châm địa phương kiểm soát dịch có "vùng xanh" tới đâu sẽ liên kết tổ chức tour đến đó.

Một vấn đề nữa là hiện nay, một số nơi đã kiểm soát được dịch bệnh khá tốt nhưng vẫn còn dè dặt trong việc mở cửa trở lại du lịch vì tốc độ tiêm vắc-xin cho người dân còn chậm. Do đó, muốn đẩy nhanh tốc độ phục hồi du lịch nội địa, còn cần ưu tiên giải quyết phủ vắc-xin ở những khu du lịch trọng điểm.

Chỉ khi đáp ứng được các điều kiện cần và đủ để hình thành môi trường thuận lợi, du lịch nội địa mới có thể hoạt động an toàn, từng bước thoát khỏi khó khăn, góp phần khôi phục và phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

Theo Trang Anh/nhandan.vn

https://nhandan.vn/cung-suy-ngam/-hanh-lang-xanh-cho-du-lich-noi-dia-668122/

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công

Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công

(LĐTĐ) Nhà nước không cấp kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa đối với tài sản công chỉ được sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết. Đơn vị sự nghiệp công sử dụng nguồn thu được từ việc kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết để bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công theo quy định.
Triệt phá nhóm đối tượng cho vay lãi nặng 1.000%/năm tại Bình Dương

Triệt phá nhóm đối tượng cho vay lãi nặng 1.000%/năm tại Bình Dương

(LĐTĐ) Các đối tượng đã sử dụng số tiền trên 5,5 tỷ đồng, cho vay tổng cộng 22 khoản vay, giá trị các khoản vay từ 80 triệu đến 350 triệu đồng với lãi suất từ 292%/năm - 1.000%/năm.
Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố

Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố

(LĐTĐ) Sáng 19/11, tại kỳ họp thứ 19, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã xem xét thông qua Nghị quyết Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố; thuộc UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc thành phố Hà Nội.
Hà Nội chi thêm hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3

Hà Nội chi thêm hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3

(LĐTĐ) Sáng 19/11, tiếp tục nội dung Kỳ họp thứ 19, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết hỗ trợ khôi phục sản xuất đối với một số cây trồng, vật nuôi bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão năm 2024.
Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn được chuyển sang biên chế hành chính

Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn được chuyển sang biên chế hành chính

(LĐTĐ) Tại kỳ thứ 19, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khoá XVI được tổ chức sáng 19/11, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua quy định việc chuyển cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức thuộc biên chế hành chính; việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

(LĐTĐ) Những tháng cuối năm, lượng khách du lịch trong và ngoài nước tham quan gia tăng tại khu vực phố cổ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Cùng với đó là tình trạng xe khách, xe du lịch… đón, trả khách tại các cơ sở lưu trú, điểm tham quan chưa tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật; tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị diễn biến phức tạp tiềm ẩn nguy cơ gây ùn ứ giao thông…
TP.HCM: Nhiều giải pháp chống thất thu thuế thương mại điện tử

TP.HCM: Nhiều giải pháp chống thất thu thuế thương mại điện tử

(LĐTĐ) Với những nỗ lực đồng bộ của ngành thuế Thành phố, trong 10 tháng năm 2024, tổng doanh thu thương mại điện tử trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đạt 91.962 tỉ đồng, tăng 43,7% so cùng kỳ, chiếm 33,5% doanh thu thương mại điện tử cả nước.

Tin khác

10 tháng năm 2024, Hà Nội đón hơn 23 triệu lượt khách du lịch

10 tháng năm 2024, Hà Nội đón hơn 23 triệu lượt khách du lịch

(LĐTĐ) Theo Sở Du lịch Hà Nội, trong 10 tháng năm 2024, Hà Nội đón hơn 23 triệu lượt khách du lịch, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Ngày cuối tuần: Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đón lượng khách tham quan cao kỷ lục

Ngày cuối tuần: Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đón lượng khách tham quan cao kỷ lục

(LĐTĐ) Theo ghi nhận của phóng viên báo Lao động Thủ đô, tuyến đường Đại lộ Thăng Long hướng từ trung tâm thành phố về Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam chật kín dòng phương tiện. Các phương tiện nhích từng đoạn để di chuyển đến cổng chính của Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.
Vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà lên sóng kênh truyền hình CNN

Vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà lên sóng kênh truyền hình CNN

(LĐTĐ) Từ ngày 5/11/2024, những hình ảnh về Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà đã chính thức được phát sóng trên kênh truyền hình CNN của Mỹ.
Tháng 10/2024, Việt Nam đón 1,42 triệu lượt khách quốc tế

Tháng 10/2024, Việt Nam đón 1,42 triệu lượt khách quốc tế

(LĐTĐ) Theo dữ liệu Tổng cục Thống kê, tháng 10/2024, Việt Nam đón 1,42 triệu lượt khách quốc tế (tăng gần 28% so với cùng kỳ).
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia

Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia

(LĐTĐ) Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia, trong đó có hai máy bay MIG-21 số hiệu 4324; 5121; xe tăng T54B số hiệu 843 và bản đồ quyết tâm chiến đấu trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Lào Cai khởi động chương trình kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024

Lào Cai khởi động chương trình kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 29/10, tại khu du lịch Sun World Fansipan Legend, Hiệp hội Du lịch tỉnh Lào Cai đã công bố Chương trình kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024 với chủ đề “Chạm Sa Pa - Chạm những tầng mây”.
Góc nhìn chuyên gia trong ứng dụng công nghệ số vào du lịch

Góc nhìn chuyên gia trong ứng dụng công nghệ số vào du lịch

(LĐTĐ) Ngày 29/10, Trung tâm Công nghệ thông tin MobiFone tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Du lịch Việt Nam 4.0: Khai phá tiềm năng và kết nối văn hóa”.
Cửa Lò đón hơn 5 triệu lượt khách trong mùa du lịch năm 2024

Cửa Lò đón hơn 5 triệu lượt khách trong mùa du lịch năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 24/10, Ủy ban nhân dân (UBND) thị xã Cửa Lò tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động du lịch năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025
Kích cầu du lịch “Nha Trang - Khánh Hòa, đến để yêu”

Kích cầu du lịch “Nha Trang - Khánh Hòa, đến để yêu”

(LĐTĐ) Tối 13/10, chương trình công bố du lịch Khánh Hòa đạt 9 triệu lượt khách, và phát động chương trình kích cầu du lịch với chủ đề “Nha Trang - Khánh Hòa, đến để yêu” năm 2024 đã thu hút hàng nghìn du khách và người dân đến tham dự.
Thiết kế “tour sáng tạo” thăm các công trình lịch sử tinh hoa của Hà Nội

Thiết kế “tour sáng tạo” thăm các công trình lịch sử tinh hoa của Hà Nội

(LĐTĐ) Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 là một sự kiện văn hóa nghệ thuật quy mô lớn, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 9/11 tại Thủ đô Hà Nội. Đây là lần thứ tư Lễ hội được tổ chức, với chủ đề "Giao lộ Sáng tạo", nhằm khuyến khích mỗi người nhìn nhận lại cái tôi sáng tạo của bản thân trong hành trình sống.
Xem thêm
Phiên bản di động