Hàng nghìn thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 của Đại học Quốc gia Hà Nội
Trong 2 ngày (23 - 24/3), Trung tâm Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức đợt thi đầu tiên của kỳ thi đánh giá năng lực học sinh trung học phổ thông (THPT) năm 2024. Đợt thi này có hơn 11.000 thí sinh dự thi, diễn ra tại 8 điểm thi, đặt tại các tỉnh/thành phố: Hà Nội, Thái Bình, Nam Định. So với đợt thi đầu tiên của năm 2023, số thí sinh nhiều gấp khoảng 3 lần, chủ yếu dự thi tại Hà Nội.
Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 của Đại học Quốc gia Hà Nội tại điểm thi Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội. |
Thí sinh làm bài thi trên máy tính, lần lượt từ phần 1 đến phần 3 với các câu hỏi trắc nghiệm khách quan (lựa chọn đáp án) và câu hỏi điền đáp án về các lĩnh vực Toán học (50 câu hỏi, 75 phút), Văn học - Ngôn ngữ (50 câu hỏi, 60 phút), Khoa học Tự nhiên - Xã hội (50 câu hỏi, 60 phút). Trong mỗi phần, có 50 câu hỏi chấm điểm nhưng vẫn có thể kèm thêm 1 - 3 câu hỏi thử nghiệm không tính điểm. Các câu hỏi thử nghiệm được trộn vào các phần một cách ngẫu nhiên và thí sinh không biết là câu hỏi nào. Các phần thi có câu hỏi thử nghiệm thời gian làm bài sẽ kéo dài thêm 2 - 4 phút. Điểm tối đa là 150. Thí sinh biết điểm ngay sau khi làm bài.
Ghi nhận của phóng viên tại điểm thi Trung tâm Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội và điểm thi Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, công tác tổ chức kỳ thi diễn ra nhịp nhàng, đảm bảo an toàn, nghiêm túc.
Thí sinh xếp hàng làm thủ tục dự thi. |
Nhiều thí sinh dự thi trong tâm trạng khá thoải mái, bày tỏ rằng không quá căng thẳng vì đây chỉ là là một trong những phương án dùng để xét tuyển vào đại học, cao đẳng.
Trong lúc xếp hàng đợi làm thủ tục dự thi, thi sinh Lê Phương Linh (dự thi tại điểm thi Trung tâm Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội) chia sẻ: “Tuy có hơi hồi hộp, nhưng em không cảm thấy quá căng thẳng, bởi vẫn còn nhiều cơ hội khác để có thể trúng tuyển vào đại học. Em tự nhủ, mình sẽ cố gắng làm bài thật tốt để tăng thêm cơ hội đỗ vào ngôi trường mơ ước, đồng thời giảm bớt áp lực cho bản thân trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ diễn ra vào cuối tháng 6 tới”.
Chung tâm trạng, thí sinh Bùi Tiến Đạt (dự thi tại điểm thi Trung tâm Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết: “Do điểm thi gần nhà nên em không cần phải đi thi quá sớm, hành trang đi thi cũng rất gọn. Em đã tìm hiểu về kỳ thi này từ đầu năm học lớp 12. Với em, kỳ thi là cơ hội tăng thêm nên cũng không cảm thấy quá áp lực”.
Thông tin thí sinh, phòng thi được niêm yết trước điểm thi Trung tâm Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội. |
Trái ngược với các thí sinh, nhiều phụ huynh vẫn hồi hộp, lo lắng và không ngại chờ con ở bên ngoài điểm thi trong suốt thời gian con làm bài. “Ngồi ngoài đợi nhưng tôi thấy còn lo hơn cả con. Đây là cơ hội để con được cọ xát và tìm kiếm những cơ hội tốt hơn. Ngay khi con tôi bày tỏ ý muốn tham dự kỳ thi, tôi đã ủng hộ hết mình. Hôm qua, hai mẹ con đã lên Hà Nội. Tôi rất vui khi có thể đồng hành cùng con trong hành trình đi thi”, chị Nguyễn Thị Bình (quê Bắc Giang) chia sẻ.
Theo tìm hiểu, kỳ thi đánh giá năng lực được Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức từ năm 2015 và 2016, sau đó dừng đến năm 2021 mới mở trở lại. Kỳ thi hướng đến mục tiêu đánh giá kết quả học tập bậc THPT phục vụ các mục đích: Đánh giá năng lực học sinh THPT theo chuẩn đầu ra của Chương trình giáo dục phổ thông mới; định hướng nghề nghiệp cho người học trên nền tảng năng lực cá nhân; kiểm tra kiến thức tự nhiên xã hội, tư duy của người học, kỹ năng, thái độ của người học; các cơ sở giáo dục đại học trong và ngoài nước tham khảo phục vụ công tác tuyển sinh đại học, đào tạo nghề phù hợp; đánh giá chung về kết quả học tập bậc THPT và phân tích, dự báo kết quả học tập bậc đại học của người học.
Ngoài ra, kết quả của kỳ thi cũng nhằm xếp loại các trường THPT, góp phần xây dựng, hoàn thiện chính sách quốc gia về giáo dục đào tạo.
Phụ huynh đưa con em đi thi đánh giá năng lực. |
Năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức thành công 8 đợt thi tại 17 điểm thi. đặt tại 7 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Nam Định, Hưng Yên, Thanh Hóa, Nghệ An với 87.095 lượt thí sinh dự thi. Quy trình tổ chức thi chặt chẽ, đảm bảo an toàn, bảo mật, khách quan, minh bạch. Phổ điểm tổng của 8 đợt thi đánh giá năng lực năm 2023 có dạng phân bố chuẩn, đối xứng qua giá trị trung bình. Dải điểm từ 31/150 đến 133/150 điểm.
Thống kê kết quả thi năm 2023, điểm cao nhất của kỳ thi là 133/150, thấp nhất là 31/150. Sau mỗi ca thi hoặc đợt thi, Ban đề thi đều sàng lọc, loại bỏ khỏi ngân hàng những câu hỏi thí sinh vi phạm quy chế thi (sử dụng điện thoại di động, thí sinh bàn tán trên diễn đàn)...
Kiểm tra thông tin thí sinh trước khi vào phòng thi. |
Năm 2024, Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục triển khai kỳ thi đánh giá năng lực với 6 đợt thi, số lượng dự kiến khoảng 103.000 thí sinh, cao nhất từ trước đến nay. Các đợt thi diễn ra từ ngày 23/3 đến ngày 2/6 tại 11 tỉnh, thành: Hà Nội, Nam Định, Thái Bình, Hà Tĩnh, Thái Nguyên, Hưng Yên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Dương, Ninh Bình, Hải Phòng.
Vật dụng được mang vào phòng thi gồm: Căn cước công dân, 1 quyển Atlat Địa lí Việt Nam (không có thêm bất kỳ ký tự nào khác), 1 máy tính đơn giản cầm tay thí sinh được mang vào phòng thi không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ để lưu dữ liệu, không có chức năng thu phát truyền tin và chỉ thực hiện được các phép tính số học, các phép tính lượng giác và các phép tính đơn giản.
Thí sinh tra cứu kết quả thi và nhận Giấy chứng nhận kết quả thi sau 14 ngày dự thi. Giấy chứng nhận kết quả được gửi qua đường thư bảo đảm theo địa chỉ và số điện thoại khai báo tại tài khoản đăng ký thi đánh giá năng lực. Hiện có 90 trường sẽ sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội để xét tuyển đầu vào, trong đó 17 trường quân đội lần đầu sử dụng điểm kỳ thi này.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40
Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực
Giáo dục 19/11/2024 15:36