Hai vợ chồng đều đóng bảo hiểm, được hưởng chế độ thai sản thế nào khi vợ sinh con?
Nghỉ không lương do dịch Covid, khi sinh con có được hưởng chế độ thai sản? | |
Chồng tham gia bảo hiểm xã hội, vợ có được hưởng chế độ thai sản? | |
Thủ tục hưởng chế độ thai sản |
Nội dung anh hỏi, Phòng Truyền thông và phát triển đối tượng Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội cho biết: Căn cứ Điều 31, Điều 34, Điều 38, Điều 39, Điều 41, Điều 101, Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13, vợ chồng anh tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc liên tục từ tháng 4/2013 đến nay và vợ anh vừa sinh con.
Như vậy, vợ chồng anh chị đủ điều kiện hưởng các chế độ khi sinh con gồm: Chế độ thai sản khi sinh con và chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thai sản.
Cụ thể:
1. Đối với giải quyết chế độ thai sản khi sinh con
a) Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 34:
“1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.
2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
a) 5 ngày làm việc;
b) 7 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;….
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần”.
Đồng thời, tại Khoản 2 Điều 39 quy định thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
b) Mức hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 39, theo đó:
- Mức hưởng 1 tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp có ngày lẻ thì mức hưởng 1 ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
- Mức hưởng 1 ngày đối với trường hợp lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
- Trợ cấp một lần khi sinh con: Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
c) Hồ sơ và thời hạn giải quyết
* Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:
- Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
- Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động lập (mẫu số 01B-HSB)
* Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con:
- Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
- Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động lập (mẫu số 01B-HSB)
* Thời hạn giải quyết: Tối đa 6 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định
2. Chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản: Được quy định tại Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13
a) Thời gian hưởng
Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 5 ngày đến 10 ngày.
- Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
- Tối đa 7 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
- Tối đa 5 ngày đối với các trường hợp khác.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
b) Mức hưởng: Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
c) Hồ sơ và thời hạn giải quyết: Hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 100, khoản 5 Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội là Danh sách 01B-HSB do đơn vị sử dụng lao động lập.
* Thời hạn giải quyết: Tối đa 6 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách
Chính sách 21/11/2024 07:42
Đề xuất điều chỉnh tăng mức trợ cấp thất nghiệp
Chính sách 19/11/2024 09:07
Sửa Luật Quảng cáo: Tăng diện tích quảng cáo trên ấn phẩm báo, tạp chí
Chính sách 12/11/2024 11:43
Quy định về mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động mới nhất
Chính sách 09/11/2024 08:44
Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi từ các chính sách thuế, hải quan
Chính sách 09/11/2024 06:32
Chế độ mới về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 1/1/2025
Chính sách 08/11/2024 16:31
Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân
Chính sách 05/11/2024 18:14
Điều kiện nào để giáo viên được nghỉ hưu trước tuổi?
Chính sách 04/11/2024 07:26
Kỳ cuối: Tăng cường giám sát để người lao động có cơ hội mua nhà
Longform 29/10/2024 11:04
Kỳ 2: Tìm nguồn cung cho nhà ở xã hội
Longform 28/10/2024 09:05