Hai anh em khuyết tật truyền cảm hứng trong "Trạm yêu thương"
"Trạm yêu thương" mang Tết đến gia đình "người lùn" ở Hưng Yên Cô giáo khiếm thị mở cánh cửa cuộc đời trong bóng tối |
Sinh ra trong một gia đình nghèo với 8 anh chị em, Đặng Văn Hạnh (1994) và Đặng Văn Hanh (1997) là con thứ bảy và con út trong gia đình. Hạnh bị liệt nửa người, tay phải, chân phải yếu, còn Hanh bị liệt cả hai chân và một tay. Cả gia đình trông chờ vào thu nhập làm bảo vệ của bố và công việc bán rau của mẹ.
Thế nhưng, căn bệnh ung thư đã cướp đi người cha là trụ cột chính trong gia đình trước khi Đặng Văn Hanh vào Đại học. Mong ước trước khi ra đi của người cha là Hạnh tìm kiếm được hạnh phúc, phải cố gắng học thật tốt, có công việc ổn định và lo cho em trai.
Xuất hiện trong “Trạm yêu thương” trên chiếc xe lăn, Đặng Văn Hanh được anh trai đẩy đến set chuông gió quen thuộc của chương trình. Không chỉ tự tin giới thiệu về công việc tại quán photocopy, Hanh còn bật mí anh trai Đặng Văn Hạnh vừa là đồng nghiệp, vừa là người thầy của mình với giọng điệu hết sức tự hào.
Trong thời gian Hạnh thực hiện thử thách của chương trình: Thiết kế một tấm thiệp với chủ đề “Mong ước của cha”, Hanh đã chia sẻ rất nhiều thông tin thú vị về cuộc sống của hai anh em. Đặng Văn Hạnh vẫn có thể đi lại và hoạt động bình thường, nên ngoài việc in ấn, Hạnh còn đảm nhận thêm công việc thiết kế tại quán.
Hanh bị liệt bẩm sinh, 1 tuổi em không thể đứng lên đi trên đôi chân của mình. Đến 3 tuổi Hanh vẫn chưa biết đi, cứ đứng lên là ngã khuỵu, bàn tay phải cũng không cầm nắm được. Còn Hạnh liệt nửa người, tay phải chân phải bị teo và yếu nên việc đi lại có phần khó khăn, không được như người bình thường. Điểm chung giữa hai anh em chính là sự ham học hỏi. Trước đây, khi bố còn sống, dù gia đình khó khăn, phải chắt chiu từng đồng nhưng bố mẹ đều cố gắng để Hạnh và Hanh được ăn học nên người.
Ngày bố đi xa mãi, gia đình mất đi một trụ cột, hai anh em mất đi một người bạn đồng hành hơn 20 năm. Di nguyện cuối cùng của bố là: “Hạnh xây dựng gia đình, có công việc ổn định và chăm sóc Hanh nên người”. Nén nỗi buồn vào trong, Hạnh cố gắng hoàn thành việc học, tìm thêm công việc để có thêm thu nhập đỡ đần mẹ và lo cho em. Sau khi Hạnh tốt nghiệp Đại học, hai anh em cùng nhau mở một cửa hàng photocopy.
Đi lại bằng xe lăn, nên Hanh đảm nhận việc in ấn, còn những công việc cần đến sự khéo léo của đôi tay thì do anh trai đảm nhận: “Công việc ở cửa hàng tạm ổn, nhưng để có thêm thu nhập, chúng mình nhận cả thiết kế. Nhiều lúc khách hàng cũng e dè khi thấy ngoại hình của mình. Thế nhưng khi nhận sản phẩm, họ đều hài lòng và tin tưởng quay lại lần sau. 4 năm nay, quán photocopy vẫn đều đặn khách qua lại và trở thành nơi thu nhập chính của hai anh em. Điều nuối tiếc nhất là bố không kịp nghe tin Hanh vào Đại học và chứng kiến hai anh em trưởng thành như ngày hôm nay”, Hạnh nghẹn ngào tâm sự.
Chia sẻ về dự định trong tương lai, Đặng Văn Hạnh cho biết: “Công việc này giúp cuộc sống của gia đình tốt hơn, lại phù hợp với những người có thể trạng như hai anh em. Chính vì vậy trong tương lai, mình muốn mở rộng thêm cửa hàng, tạo công ăn việc làm, giúp đỡ những trường hợp khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn khác”.
Món quà của “Trạm yêu thương” sẽ phần nào tiếp thêm sức mạnh cho hai anh em cùng ý tưởng đầy nhân văn ấy.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Tin khác
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40
Hà Nội đêm trầm lắng, bình yên!
Văn hóa 17/12/2024 09:07