Hà Nội: Xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở đồng bộ, khoa học
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ: Khơi dậy ý chí, khát vọng phát triển huyện Thanh Oai lên quận Tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên đi bầu cử Một nhiệm kỳ có nhiều đóng góp to lớn, thực chất, hiệu quả |
Báo cáo tại hội nghị, Phó trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội Trần Đình Cảnh đã điểm lại bối cảnh, tình hình và kết quả thực hiện Đề án số 21 của Thành ủy.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến phát biểu kết luận hội nghị |
Theo ông Trần Đình Cảnh, việc thực hiện Đề án 21 trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, nhất là thực hiện đồng thời với việc sắp xếp các thôn, tổ dân phố và các xã, phường, thị trấn, giảm từ 584 đơn vị hành chính cấp xã xuống còn 579 (giảm 3 xã, 2 phường); giảm từ 7.968 thôn, tổ dân phố xuống còn 5.369 thôn, tổ dân phố (giảm 2.599 thôn, tổ dân phố).
"Đề án 21 cũng được thực hiện trước thềm Đại hội Đảng các cấp và toàn Thành phố đang tập trung phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội", ông Cảnh cho hay.
Tuy nhiên, với sự chỉ đạo thận trọng, bài bản, có lộ trình, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Thành phố đến cơ sở, đặc biệt là sự ủng hộ, đồng thuận của nhân dân, việc thực hiện Đề án số 21-ĐA/TU của Ban Thường vụ Thành ủy đã đạt được những kết quả tích cực.
Tổng số người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ở thôn, tổ dân phố trước khi thực hiện Đề án 21 của Ban thường vụ Thành ủy, các nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố là 32.933 người, đến nay giảm còn 18.350 người (giảm 44,2%).
Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội tặng Bằng khen cho 10 tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện Đề án 21. |
"Sau khi thực hiện Đề án 21, tình hình cơ sở ổn định và không phát sinh phức tạp, đơn thư khiếu nại tố cáo. Các chức danh không chuyên trách vẫn được bố trí đầy đủ và đều có người đảm nhiệm bảo đảm hoạt động thông suốt, hiệu quả. Đặc biệt là người được bố trí kiêm nhiệm các chức danh không chuyên trách có thu nhập tăng và có trách nhiệm hơn trong công việc được giao", Phó trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Thành ủy thông tin.
Tuy vậy, báo cáo của Ban Tổ chức Thành ủy cũng chỉ ra một số điểm còn hạn chế, tồn tại. Trong đó, việc bố trí kiêm nhiệm các chức danh không chuyên trách tại một số xã, thôn còn gặp khó khăn, có nơi phát sinh vướng mắc, bất cập…
Tại hội nghị, các đại biểu đã thẳng thắn trao đổi, thảo luận làm rõ những khó khăn, vướng mắc của địa phương mình, từ đó nêu những kiến nghị, giải pháp triển khai thực hiện Đề án 21 trong thời gian tới.
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nhìn nhận, thông qua việc thực hiện Đề án 21, bài học kinh nghiệm rút ra là, mặc dù việc khó, việc lớn, nhưng với quyết tâm chính trị cao, sự lãnh đạo bài bản, đồng bộ, khoa học; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị thì sẽ làm được.
Ông Nguyễn Văn Phong cho rằng, việc thực hiện Đề án 21 trong thời gian tới cần gắn với đặc điểm, đặc thù của từng địa phương. Mục tiêu là phát huy tính tự chủ, tự quản của cộng đồng dân cư, nhất là trong bối cảnh Thành phố đang triển khai Đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị.
Quang cảnh hội nghị |
Phát biểu kết luận hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến ghi nhận, biểu dương sự chỉ đạo quyết liệt, sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành trong thực hiện Đề án 21 của Ban Thường vụ Thành ủy.
Điểm lại những kết quả đạt được và tồn tại, hạn chế, bà Nguyễn Thị Tuyến yêu cầu, ngay sau hội nghị, Ban Tổ chức Thành ủy cần đánh giá, nghiên cứu một mô hình tổng thể, một bộ khung về hệ thống chính trị ở cơ sở, đảm bảo đồng bộ, khoa học; phối hợp với Sở Nội vụ, Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ sau sắp xếp; tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện về tiêu chuẩn, chế độ, chính sách để đội ngũ cán bộ sau sắp xếp yên tâm công tác.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội lưu ý trong quá trình triển khai Đề án 21, cần tiếp tục quan tâm đến công tác tuyên truyền, định hướng và tạo đồng thuận; tăng cường kiểm tra, giám sát; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở để sau sắp xếp nhưng không làm mất đi quyền tự chủ, tự quản của người dân ở cơ sở.
Trước mắt, bà Nguyễn Thị Tuyến đề nghị các địa phương, đơn vị quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, chuẩn bị và tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 23:19
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
Hội khoẻ Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng năm 2024 đã thành công tốt đẹp
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 17:25
Thanh Trì triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 12:17
Hà Nội: Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 06:20
Hà Nội: Trích 7 tỷ đồng hỗ trợ 3 tỉnh miền Trung khắc phục hậu quả cơn bão số 6
Chỉ đạo - Điều hành 01/11/2024 21:41
Đảng bộ Khối doanh nghiệp quận Tây Hồ đạt kết quả toàn diện trên các mặt công tác
Thủ đô 01/11/2024 21:41
Huyện Sóc Sơn hoàn thành rà soát hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp
Nhịp sống Thủ đô 01/11/2024 18:13
Các cơ quan báo chí Hà Nội tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng thông tin
Chỉ đạo - Điều hành 01/11/2024 17:51
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô 2024 trên báo chí, mạng xã hội
Nhịp sống Thủ đô 01/11/2024 17:41