Hà Nội xây dựng bộ tiêu chí văn hóa có bản sắc riêng

(LĐTĐ) Thủ đô Hà Nội đang tích cực triển khai Nghị định số 86/2023/NĐ-CP của Chính phủ về xét tặng các danh hiệu văn hóa. Nghị định mới này, thay thế cho Nghị định 122/2018/NĐ-CP, đặt ra yêu cầu xây dựng tiêu chí chi tiết phù hợp với đặc thù văn hoá và tình hình kinh tế - xã hội của từng địa phương. Đối với Hà Nội, đây là cơ hội để xây dựng bộ tiêu chí vừa đáp ứng yêu cầu chung, vừa thể hiện được bản sắc riêng của người Hà Nội thanh lịch, văn minh, góp phần nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn Thủ đô.
Đưa văn hóa thành nguồn lực nội sinh của Hà Nội Đình thờ Danh nhân tiên triết Chu Văn An: Sáng mãi nét đẹp văn hóa Hà Nội

Thực tiễn kết quả triển khai của thành phố Hà Nội cho thấy phong trào xây dựng gia đình văn hoá đã được các tầng lớp nhân dân hưởng ứng rất tích cực. Nhiều gia đình đã trở thành tấm gương sáng, đi đầu trong mọi phong trào thi đua yêu nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.

Hà Nội xây dựng bộ tiêu chí văn hóa có bản sắc riêng
Ảnh minh hoạ

Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội) Bùi Minh Hoàng cho biết, từ năm 2018 tới nay, tỷ lệ đạt danh hiệu “Gia đình văn hoá” đạt từ 85-88%. Phong trào xây dựng danh hiệu “Thôn, tổ dân phố văn hoá” đã mang lại sức sống mới, diện mạo mới cho nhiều địa phương, làm thay đổi bộ mặt đời sống, xã hội. Điều này thể hiện rõ nét nhất qua các công trình được xây dựng mới, nhiều tuyến đường được mở rộng, nhà văn hóa được xây dựng khang trang, hệ thống đèn chiếu sáng được trang bị. Các phong trào văn hóa - thể thao nhờ đó cũng phát triển mạnh, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc bình xét, công nhận các danh hiệu văn hoá vẫn còn bộc lộ những bất cập, khó khăn. Có nơi, có lúc việc công nhận các danh hiệu văn hóa còn mang tính hình thức. Vẫn còn tình trạng gia đình, thôn, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa chỉ trên danh nghĩa, có khuynh hướng nặng theo chỉ tiêu hoặc tỷ lệ đạt rất cao nhưng thực tế có nhiều tiêu chí chưa đạt. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất cập này là tiêu chí bình xét, công nhận các danh hiệu được ban hành và áp dụng chung cho cả nước, nhiều nội dung chưa phù hợp với đặc thù từng địa phương cụ thể, dẫn đến việc đánh giá, bình xét chưa sát thực tế.

Để hoàn thiện tiêu chuẩn chi tiết, cụ thể phục vụ công tác bình xét, công nhận các danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn, tổ dân phố văn hóa”; “Xã, phường thị trấn tiêu biểu” đảm bảo sát với thực tiễn, phù hợp với đặc thù của Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao đã tổ chức lấy ý kiến từ thực tiễn địa phương tại quận Ba Đình và huyện Phúc Thọ và các chuyên gia văn hóa. Các đại biểu tham dự đã tham gia đóng góp, đề xuất các ý kiến tập trung vào các nội dung như: Tham gia đóng góp vào dự thảo tiêu chí xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hoá”, “Thôn, tổ dân phố văn hoá” và “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”.

Đối với mỗi danh hiệu, các ý kiến đã tập trung vào nội dung tiêu chí và điểm chấm chi tiết; đề xuất điều chỉnh, bổ sung các tiêu chí, nội dung để phù hợp với quá trình triển khai thực tế tại cơ sở. Cụ thể, mỗi danh hiệu sẽ gồm 4 phần: chi tiết các nội dung theo khung tiêu chuẩn quy định tại Nghị định 86/2023/NĐ-CP, quy định về điểm cộng, quy định về điểm trừ và quy định về điểm liệt.

Ông Trần Văn Minh, Trưởng thôn 6, xã Vân Nam, huyện Phúc Thọ cho hay: “Về cơ bản tôi hoàn toàn đồng tính nhất trí đánh giá cao về Bố cục của dự thảo Quyết định ban hành Quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn thành phố Hà Nội, dự thảo được trình một cách bài bản, sắp xếp hợp lý. Nội dung các tiêu chuẩn, chấm điểm, đánh giá trong khung dự thảo được chi tiết, cụ thể rõ ràng, mạch lạc rất thuận lợi cho thôn trong quá trình bình xét. Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu dự thảo xét tặng các danh hiệu, tôi đề xuất theo như Nghị định 86/2023 ngày 7/12/2023 cũng như trong dự thảo của Sở về tiêu chuẩn xét tặng các danh hiệu văn hóa tôi chưa thấy có thang điểm chuẩn bao nhiêu khi tổng điểm, điểm trừ, còn bao nhiêu điểm thì đủ điều kiện xét tặng danh hiệu gia đình văn hóa, Thôn văn hóa, xã Văn hóa tiêu biểu”.

Còn PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đề xuất ba yếu tố cần đảm bảo khi xây dựng khung tiêu chí: Tính mới so với tiêu chí cũ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, và phù hợp với đặc thù địa phương. Ông nhấn mạnh rằng các tiêu chí càng ngắn gọn, súc tích sẽ càng hiệu quả trong thực tế.

Tương tự, PGS.TS Phạm Duy Đức, nguyên Viện Trưởng Viện Văn hóa phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh bày tỏ sự đánh giá cao đối với quy trình ban hành văn bản của Ban Tổ chức, từ việc xây dựng dự thảo, lấy ý kiến góp ý, chỉnh sửa, đến ban hành chính thức. Ông đề xuất việc xây dựng các tiêu chí chi tiết dựa trên khung tiêu chuẩn của Nghị định 86/2023/NĐ-CP, đồng thời bổ sung các tiêu chí đặc thù của Hà Nội, đảm bảo dễ nhớ, dễ thực hiện cho người dân và tránh quá chi tiết. Đặc biệt, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của tiêu chí “Gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh” trong việc xét danh hiệu “Gia đình văn hóa”.

Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh bày tỏ sự tiếp thu các ý kiến đóng góp từ các chuyên gia. Bà hy vọng những đóng góp này sẽ giúp Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội cùng các sở ngành liên quan hoàn thiện và tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành các tiêu chí xét tặng danh hiệu văn hoá. Mục tiêu là tạo ra bộ tiêu chí mang tính đột phá, sát với thực tiễn và thể hiện được đặc thù riêng của Thủ đô Hà Nội cho các danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa” và “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tích cực kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy thương mại

Tích cực kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy thương mại

(LĐTĐ) Tính chung 9 tháng của năm 2024, Chỉ số CPI (chỉ số giá tiêu dùng) của cả nước tăng 3,88% so với cùng kỳ năm trước. Trong bối cảnh giá cả sinh hoạt tăng, nhiều người dân chọn cách ưu tiên cho những chi tiêu thiết yếu và tìm cách cắt giảm những mặt hàng không thực sự cần thiết.
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện

Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện

Theo báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý III và 9 tháng năm 2024 của Tổng cục Thống kê công bố mới đây, thu nhập bình quân tháng của người lao động quý III tiếp tục tăng, đời sống được cải thiện hơn.
Đề xuất quy định tích hợp chương trình giáo dục nước ngoài vào trường học

Đề xuất quy định tích hợp chương trình giáo dục nước ngoài vào trường học

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang dự thảo Nghị định quy định tích hợp chương trình giáo dục nước ngoài vào các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông, đảm bảo phù hợp điều kiện Việt Nam, áp dụng tại Hà Nội, với quy định cấp văn bản, chứng chỉ.
Tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT

Tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký ban hành Chỉ thị số 37/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2025.
Công đoàn Y tế Việt Nam biểu dương 198 gia đình tiêu biểu

Công đoàn Y tế Việt Nam biểu dương 198 gia đình tiêu biểu

(LĐTĐ) Công đoàn Y tế Việt Nam vừa biểu dương 198 gia đình tiểu biểu giai đoạn 2022 - 2024 và 149 con công chức, viên chức, người lao động ngành Y tế đạt thành tích cao trong học tập, rèn luyện năm học 2022 - 2024.
Tổ chức “Chợ Tết Công đoàn năm 2025” để chăm lo cho người lao động

Tổ chức “Chợ Tết Công đoàn năm 2025” để chăm lo cho người lao động

(LĐTĐ) Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam vừa ban hành kế hoạch số 137/KH-TLĐ về việc tổ chức chương trình “Chợ Tết Công đoàn năm 2025”.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 8/10: Sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 8/10: Sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 8/10, khu vực Hà Nội sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng. Gió đông bắc cấp 2-3.

Tin khác

Chung tay xây dựng Thủ đô ngày càng phát triển

Chung tay xây dựng Thủ đô ngày càng phát triển

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội đã quyết định công nhận và tổ chức gắn biển đối với 16 công trình “Dân vận khéo” tiêu biểu, được lựa chọn từ hàng trăm công trình do các địa phương, cơ quan, đơn vị đăng ký triển khai từ đầu năm 2024.
Doanh nghiệp luôn đồng hành và đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Thủ đô Hà Nội

Doanh nghiệp luôn đồng hành và đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Ngày 7/10, Thành ủy Hà Nội đã tổ chức Hội nghị gặp mặt biểu dương chủ doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 27/2/2012 về tăng cường công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sức hút từ cuộc thi “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”

Sức hút từ cuộc thi “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 7/10, Báo Hànộimới tổ chức Lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”.
Nông dân Đan Phượng: Nhiều công trình ý nghĩa mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô

Nông dân Đan Phượng: Nhiều công trình ý nghĩa mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, nông dân huyện Đan Phượng đã thực hiện nhiều công trình, phần việc ý nghĩa; chỉnh trang những tuyến đường nông thôn sau cơn bão, thực hiện các mô hình nông nghiệp và gắn biển các công trình chào mừng sự kiện lịch sử ý nghĩa này.
Nâng cao chất lượng công tác cải cách hành chính tại quận Bắc Từ Liêm

Nâng cao chất lượng công tác cải cách hành chính tại quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Thời gian qua, với sự chỉ đạo sát sao của Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân (UBND) quận, cùng sự nỗ lực của các phòng, ban, ngành công tác cải cách hành chính (CCHC) tại quận Bắc Từ Liêm đã có nhiều chuyển biến tích cực, tăng điểm trên nhiều phương diện.
Hành động đẹp giữa đời thường

Hành động đẹp giữa đời thường

(LĐTĐ) Khi phát hiện một cháu học sinh chẳng may gặp nạn, nhân viên xe buýt đã kịp thời hỗ trợ. Việc làm này khiến nhiều người đi đường và hành khách đi xe cảm phục.
Hà Nội và những Cửa ô: Hành trình 70 năm qua tài liệu lưu trữ

Hà Nội và những Cửa ô: Hành trình 70 năm qua tài liệu lưu trữ

(LĐTĐ) Trưng bày "Hà Nội và những Cửa ô" tại Hoàng thành Thăng Long đã mang đến cho người xem một hành trình lịch sử đầy ý nghĩa về Thăng Long - Hà Nội thông qua hình ảnh của những cửa ô thân thuộc.
Phòng Tham mưu Công an thành phố Hà Nội: Hoàn thành vượt chỉ tiêu số hóa đề ra

Phòng Tham mưu Công an thành phố Hà Nội: Hoàn thành vượt chỉ tiêu số hóa đề ra

(LĐTĐ) Với nỗ lực, quyết tâm và sự sáng tạo trong công tác, phòng Tham mưu Công an Thành phố đã hoàn thành tốt mục tiêu số hóa đã đề ra trong đợt thi đua chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, tạo tiền đề để “về đích” trong thực hiện chỉ tiêu số hóa trong giai đoạn tiếp theo.
Cô hiệu trưởng tâm huyết với chuyển đổi số

Cô hiệu trưởng tâm huyết với chuyển đổi số

(LĐTĐ) Lan tỏa tinh thần đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy tới nhiều trường học, với hành trình chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Kim Dung - Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội, đã được vinh danh là chuyên gia giáo dục sáng tạo.
Hà Nội đa sắc trong "Làng làng phố phố Hà Nội" của nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến

Hà Nội đa sắc trong "Làng làng phố phố Hà Nội" của nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến

(LĐTĐ) "Làng làng phố phố Hà Nội" là tác phẩm mới nhất trong bộ ba sách về Hà Nội của nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến, tiếp nối "Hà Nội còn một chút này" (2022) và "Qua đêm ở nhà các vua Nguyễn" (2023). Điểm độc đáo của cuốn sách này nằm ở cách tiếp cận mới mẻ và toàn diện của tác giả về Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động