Hà Nội triệt phá cơ sở hô biến sạc điện thoại “rởm” thành hàng chính hãng của Samsung
Vào cửa hàng quần áo cướp đồ tặng bạn gái 15.000 người lao động của Công ty Điện tử Samsung được tiêm vắc xin Covid-19 Hà Nội bắt giữ hơn 2.000 sản phẩm Pin dự phòng giả mạo nhãn hiệu Samsung |
Ông Trần Việt Hùng - Phó Cục trưởng Cục QLTT Hà Nội cho biết, sau thời gian trinh sát, bằng các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng QLTT đã đột kích kiểm tra và phát hiện cơ sở kinh doanh Đức Hải, địa chỉ 141 Lạc Long Quân, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội đang lắp ráp, gia công hàng chục ngàn sản phẩm là sạc điện thoại, ipad in thương hiệu Samsung. Đáng chú ý, toàn bộ bo mạch, vỏ sạc dùng để lắp ráp là hàng trôi nổi, không có nguồn gốc xuất xứ.
Hà Nội triệt phá cơ sở hô biến sạc điện thoại “rởm” thành hàng chính hãng của Samsung tại phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy |
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện có 3 nhân viên đang sử dụng các thiết bị, công cụ, máy móc thô sơ để gia công, lắp ráp các bo mạch vào các vỏ sạc điện thoại, ipad giả thương hiệu Samsung. Mỗi một sạc điện thoại thành phẩm, cơ sở bán ra với giá từ 25.000 đến 30.000 đồng thông qua hình thức bán trực tiếp hoặc bán online trên các nền tảng mạng xã hội.
Đáng chú ý, cơ sở này còn thu các bo mạch đã hỏng sau đó về sửa chữa, gia công, lắp ráp, hô biến thành hàng mới, chính hãng. Làm việc với cơ quan chức năng, ông Thắng - chủ cơ sở kinh doanh thừa nhận việc nhập toàn bộ số bo mạch, vỏ sạc trôi nổi trong các hội, nhóm trên nền tảng mạng xã hội facebook hoặc thông qua các sàn thương mại điện tử.
Toàn bộ bo mạch, vỏ sạc dùng để lắp ráp là hàng trôi nổi được chủ cơ sở mua trôi nổi trên các trang mạng xã hội |
Có mặt tại hiện trường, đại diện đơn vị được Samsung ủy quyền cho biết, nhìn bằng mắt thường, từ bo mạch đến vỏ sạc đều không phải hàng chính hãng, tuy nhiên, phía đơn vị vẫn phải kiểm tra, xác minh và có thông tin chính thức đến các cơ quan chức năng.
Qua quá trình kiểm đếm, lực lượng QLTT Hà Nội đã thu giữ 11.265 sản phẩm sạc pin các loại là hàng trôi nổi, hàng giả mạo nhãn hiệu Samsung. Theo ông Hoàng Đại Nghĩa, Đội trưởng Đội QLTT số 1, Cục QLTT thành phố Hà Nội, việc lắp ráp, gia công các loại sạc từ những linh kiện, thiết bị trôi nổi trên thị trường hết sức nguy hiểm cho người dùng, dễ gây cháy nổ và nhiều hệ lụy khác.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
Tin nóng 23/12/2024 17:26
Vạch trần thủ đoạn của nhóm đối tượng đấu giá 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn
Tin nóng 22/12/2024 13:22
"Điểm mặt" 3 sàn ngoại hối lừa đảo vừa bị Công an Hà Nội triệt phá
Tin nóng 22/12/2024 10:19
Chân dung kẻ phóng hỏa tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Tin nóng 19/12/2024 10:35
Bình Dương: Triệt phá băng nhóm buôn bán ma túy có nhiều tiền án
Tin nóng 19/12/2024 08:28
TP.HCM: Bắt 3 đối tượng mua bán, vận chuyển hơn 42kg ma túy các loại
Tin nóng 16/12/2024 16:48
Bình Dương: Khởi tố các đối tượng mua bán hoá đơn trái phép
Tin nóng 14/12/2024 07:44
Nhập khẩu "khí cười" nhưng khai báo là phụ gia thực phẩm với trị giá hơn 5 triệu USD
Tin nóng 11/12/2024 11:04
Cách thức lừa đảo của "Mr Pips" Phó Đức Nam và "Mr Hunter" Lê Khắc Ngọ
Tin nóng 11/12/2024 06:41
Công an thành phố Hà Nội thông tin về thủ đoạn lừa đảo của TikToker "Mr Pips" Phó Đức Nam
Tin nóng 10/12/2024 22:23