Hà Nội thực hiện chiến lược dài hơi phát triển công nghiệp văn hóa

(LĐTĐ) Hà Nội trở thành địa phương đầu tiên có Nghị quyết chuyên đề về công nghiệp văn hóa. Điều này thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô tiên phong phát triển công nghiệp văn hóa, nhằm thực hiện mục tiêu kép vừa gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa ngàn năm, vừa đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Khơi dậy và phát triển công nghiệp văn hóa từ nguồn lực di sản Ngày 24/12 diễn ra Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Phát triển công nghiệp văn hóa thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn

Sáng 22/12, Hội nghị các ngành công nghiệp văn hóa (CNVH) Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì, diễn ra theo hình thức trực tiếp tại trụ sở Chính phủ và kết nối trực tuyến tới trụ sở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các điểm cầu tại trụ sở Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Phát biểu tại điểm cầu trụ sở UBND thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà cho biết, với những thay đổi tích cực về chính sách, CNVH, công nghiệp sáng tạo của Thủ đô đã từng bước có sự chuyển động tích cực. Giai đoạn 2015 - 2020, cơ cấu kinh tế của Thành phổ đang chuyến dịch theo hướng gia tăng nhanh ngành dịch vụ từ 57,2%/năm lên tới 64,1% GRDP đã giúp Hà Nội duy trì tăng trưởng khá, đạt bình quân 6,83%/năm. GRDP/người năm 2020 đạt 5.325 USD. Đây là tiền đề thuận lợi để Hà Nội phát huy bề dày lịch sử và sự đa dạng văn hóa trong việc chuyển hóa nguồn tài nguyên văn hóa thành sự bứt phá của các ngành CNVH.

Hà Nội thực hiện chiến lược dài hơi phát triển công nghiệp văn hóa
Điểm cầu trụ sở UBND Thành phố.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XVII của Đảng bộ Thành phố và Chương trình Công tác toàn khóa của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố khóa XVII, nhằm thúc đẩy phát triển văn hoá, con người Hà Nội theo hướng bền vững, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, Thành ủy Hà Nội ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/02/2022 về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến nam 2045”.

UBND thành phố Hà Nội cũng ban hành Kế hoạch 217/KH-UBND ngày 12/8/2022 về việc thực hiện Nghị quyết 09/NQ-TƯ ngày 22/02/2022 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Việc hoàn thiện cơ chế, chính sách, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đổi với các ngành công nghiệp văn hóa được thực hiện bài bản.

Cụ thể, Thành phố đề xuất điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách đặc thù nhằm cải thiện điều kiện kinh doanh sản phẩm, dịch vụ văn hóa, nâng cao hiệu quả việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ và các quyền liên quan, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trên thị trường; các chính sách ưu đãi về vốn, thuế, đất đai, chế độ khuyến khích sáng tạo đối với văn nghệ sĩ, các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Bên cạnh đó, Hà Nội tiếp tục triển khai thực hiện các kế hoạch, quy hoạch phát triển các ngành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tiếp tục đề xuất việc sửa đổi, bố sung, đồng thời nghiên cứu, đề xuất việc xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển đối với những lĩnh vực chưa có chiến lược, quy hoạch cho phù hợp với kể hoạch đã ban hành.

Ngoài ra, Thành phố xây dựng đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, đặc biệt quan tâm tới đối tượng thành phần dân tộc thiểu số. Các quy hoạch, đề án về văn hóa, văn học nghệ thuật phát triển dài hạn trên địa bàn Thủ đô cũng được chú trọng.

Việc vinh danh cho những nghệ sĩ, nghệ nhân có nhiều cống hiến thực hiện theo đúng quy định. Trong đó, Hà Nội là một trong những địa phương có số lượng “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” cao nhất cả nước, qua 3 đợt xét duyệt, Nhà nước đã phong tặng cho 18 Nghệ nhân nhân dân, 113 Nghệ nhân ưu tú; số lượng Nghệ sĩ nhân dân và nghệ sĩ ưu tú cùng ở mức cao, từ năm 2017 - 2019, Thành phố đã tiến hành chọn và đề nghị Hội đồng cấp Trung ương phong tặng 6 Nghệ sĩ nhân dân, 31 Nghệ sĩ ưu tú.

Hà Nội thực hiện chiến lược dài hơi phát triển công nghiệp văn hóa
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà phát biểu tại điểm cầu trụ sở UBND Thành phố.

Nguồn lực chi thường xuyên cho sự nghiệp văn hóa thông tin của toàn Thành phố từ năm 2017 đến nay là 5.207.995 triệu đồng, bình quân chiếm tỷ trọng 1,9% trong tổng chi thường xuyên ngân sách địa phương.

Các lĩnh vực thuộc CNVH cũng đạt được nhiều kết quả quan trọng. Cụ thể, về lĩnh vực du lịch, năm 2016, tổng thu từ khách du lịch đạt 61.778 tỷ đồng, năm 2017 đạt 70.958 tỷ đồng, năm 2018 tổng thu từ khách du lịch đạt 77.480 tỷ đồng, năm 2019 tổng thu từ khách du lịch đạt 103.812 tỷ đồng. Năm 2020, tổng thu từ khách du lịch đạt 28.021 tỷ đồng, giảm 73% so với năm 2019, đưa tốc độ tăng trưởng trung bình về tổng thu của cả giai đoạn 2016 - 2020 giảm xuống còn -0,52%. Năm 2021, tổng thu từ khách du lịch đạt 11,28 nghìn tỷ đồng (giảm 59,74% so với năm 2020).

Với chính sách mở cửa, phục hồi các hoạt động du lịch bao gồm du lịch quốc tế và nội địa. Từ ngày 15/03/2022, du lịch Hà Nội đã bắt đầu đón khách du lịch quốc tế, khách du lịch nội địa tăng trưởng mạnh. 10 tháng đâu năm 2022, tổng thu từ khách du lịch đạt 43,69 nghìn tỷ đồng, tăng hon 5 lần so với cùng kỳ năm 2021. Năm 2022, tổng thu từ khách du lịch ước đạt trên 60 nghìn tỷ đồng, tăng 5,3 lần so với năm 2021.

Về lĩnh vực điện ảnh, UBND Thành phố triển khai xây dựng Quy hoạch hệ thống rạp hát, rạp chiếu phim trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; chấp thuận bố trí rạp chiếu phim theo hình thức xã hội hóa... Tổ chức Liên hoan Phim Quốc tế Hà Nội vào tháng 11 các năm 2016, 2018, 2020 và 2022. Đây là sự kiện văn hóa lớn 2 năm một lần diễn ra tại Thủ đô Hà Nội thu hút sự tham gia của gần 1.000 nghệ sĩ, nhà sản xuất, đạo diễn, diễn viên xuất sắc đến từ 50 quốc gia và vùng lãnh thố trên toàn thế giới.

Về lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, đã thực hiện có hiệu quả chương trình nghệ thuật có yếu tố xã hội hóa như: Chương trình “Vietnam Airlines Classic - Hanoi Concert”, Lễ hội Âm nhạc quốc tế “Gió Mùa”; tổ chức Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2016, 2018, 2020, 2022”... Bảo tồn và phát huy nghệ thuật ca kịch truyền thống Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025 với mục tiêu gìn giữ và phát huy giá trị các loại hình ca kịch truyền thống của Thủ đô Hà Nội. Trong đó, tập trung vào 4 loại hình chính là: Nghệ thuật Chèo, Cải lương, Múa rối và Kịch.

Các lĩnh vực mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm; quảng cáo; phát thanh truyền hình cũng được tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức các hoạt động. Đối với lĩnh vực xuất bản, từng bước khẳng định vai trò, vị trí của xuất bản trong chiến lược phát triển ngành CNVH Thủ đô Hà Nội với sự thành công của Hội Sách Hà Nội, Phố sách Hà Nội.

Đối với lĩnh vực trò chơi điện tử trên mạng, theo thống kê có khoảng 1.400 điểm cung cấp dịch vụ cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng. Theo số liệu của Cục Thuế Thành phố, từ năm 2016 đến năm 2021, doanh thu của các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn Thành phố là 270,9 tỷ đồng.

Phát biểu tại điểm cầu, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thị Thu Hà khẳng định, phát triển CNVH là nhiệm vụ lâu dài, quan trọng để phát triển kinh tế, văn hóa Thành phố. Để thực hiện nhiệm vụ này, UBND Thành phố Hà Nội đề ra những nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2030, cụ thể: Đối mới tư duy, nâng cao nhận thức về CNVH; tập trung xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách; đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực; tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ; phát triển thị trường CNVH; thu hút và hỗ trợ đầu tư; mở rộng giao lưu, hợp tác trong nước và quốc tế về văn hóa; tập trung xây dựng, phát triển và định vị thương hiệu Thành phố Sáng tạo của UNESCO.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố điểm chất lượng của 120 bệnh viện, trong đó Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 7. Đây là năm thứ 3 liên tiếp bệnh viện này có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng.
Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nhiều thay đổi nhằm đảm bảo chính sách an sinh xã hội, tăng độ bao phủ toàn dân, trong đó đáng chú ý là quy định điều kiện hưởng lương hưu, điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, và tăng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tin khác

Cục Thuế thành phố Hà Nội: Xây dựng “cơ quan thuế số” tiến tới “cơ quan thuế thông minh”

Cục Thuế thành phố Hà Nội: Xây dựng “cơ quan thuế số” tiến tới “cơ quan thuế thông minh”

(LĐTĐ) Cục Thuế thành phố Hà Nội vừa tổ chức hội nghị sơ kết công tác thuế 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Dự Hội nghị có Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải; Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành.
Hà Nội: Việc phân cấp, ủy quyền đã đi vào cuộc sống

Hà Nội: Việc phân cấp, ủy quyền đã đi vào cuộc sống

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, trong năm 2023, Hà Nội đã tập trung rà soát các thủ tục hành chính để phân cấp, ủy quyền. Đến nay, Thành phố đã phân cấp khoảng gần 40% thủ tục hành chính (vượt chỉ tiêu so với Chính phủ đề ra).
Nhiều hoạt động ý nghĩa tại chương trình “Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh”

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại chương trình “Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh”

(LĐTĐ) Chương trình “Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh” dự kiến diễn ra từ ngày 23/8 đến 25/8 bao gồm các hoạt động của Đoàn đại biểu Thành ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Lãnh đạo Hà Nội sẽ đối thoại với doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội, bãi đỗ xe

Lãnh đạo Hà Nội sẽ đối thoại với doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội, bãi đỗ xe

(LĐTĐ) Dự kiến tháng 11 tới đây, thành phố Hà Nội sẽ tổ chức Hội nghị Đối thoại tháo gỡ khó khăn đối với các doanh nghiệp đầu tư, hoạt động trong lĩnh vực nhà ở xã hội, bến bãi đỗ xe, môi trường trên địa bàn Thành phố.
Đẩy mạnh tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Đẩy mạnh tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Hướng dẫn số 151-HD/BTGTU về tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Ra mắt ứng dụng đa phương tiện Hanoi On về Hà Nội, cho Hà Nội

Ra mắt ứng dụng đa phương tiện Hanoi On về Hà Nội, cho Hà Nội

(LĐTĐ) Hôm nay (10/7), Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội chính thức ra mắt ứng dụng nội dung đa phương tiện Hanoi On. Ứng dụng Hanoi On là một nền tảng lõi phân phối nội dung trên đa thiết bị của hệ sinh thái báo chí kỹ thuật số, nằm trong chiến lược hoàn thiện và dần hình thành một tổ hợp truyền thông đa phương tiện hiện đại của Thủ đô.
Cử tri mong chờ Luật Thủ đô (sửa đổi) sớm được triển khai và đi vào cuộc sống

Cử tri mong chờ Luật Thủ đô (sửa đổi) sớm được triển khai và đi vào cuộc sống

(LĐTĐ) Cử tri các quận Thanh Xuân, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm vui mừng khi Quốc hội thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi). Cử tri cũng mong chờ Luật sớm triển khai thực hiện, mang tính đột phá nhằm thúc đẩy xây dựng phát triển Thủ đô, để Thủ đô vươn tầm phát triển, xứng đáng là đô thị đặc biệt, có vai trò dẫn dắt sự phát triển chung của cả nước.
Hà Nội phấn đấu giảm tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp công lập

Hà Nội phấn đấu giảm tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp công lập

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 sẽ giảm tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp công lập của toàn Thành phố.
Hà Nội thành lập Hội đồng "chấm điểm" chuyển đổi số năm 2024

Hà Nội thành lập Hội đồng "chấm điểm" chuyển đổi số năm 2024

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Quyết định số 3427/QĐ-UBND ngày 01/7/2024 về việc thành lập Hội đồng thẩm định, đánh giá kết quả chuyển đổi số năm 2024 của các cơ quan Nhà nước thành phố Hà Nội.
Thanh Trì: Xây dựng và phát triển văn hóa, con người trong thời kỳ đổi mới

Thanh Trì: Xây dựng và phát triển văn hóa, con người trong thời kỳ đổi mới

(LĐTĐ) Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, Thanh Trì tiếp tục phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử, cách mạng, đáp ứng yêu cầu toàn trong bối cảnh toàn cầu hóa, xây dựng văn hóa, con người tinh hoa, tiến bộ trong thời kỳ đổi mới.
Xem thêm
Phiên bản di động