Hà Nội thí điểm khoán kinh phí xe công: Bước đột phá về cải cách
Hà Nội thí điểm khoán kinh phí sử dụng xe ô tô công | |
Hà Nội đề xuất mức khoán xe công |
Theo các chuyên gia đây không chỉ là hành động thực hiện nghiêm chỉ đạo của cấp trên mà quan trọng hơn tạo bước đột phá về cải cách bộ máy hành chính công theo hướng tinh gọn, hiệu quả tránh lãng phí…
Các đơn vị triển khai nghiêm túc
Theo ghi nhận của PV, sau 1 tuần triển khai thí điểm việc khoán xe công, các đơn vị đã triển khai nghiêm túc. Tại quận Long Biên, Phó Chánh văn phòng UBND quận Bùi Dương cho biết, hiện quận Long Biên có 9 xe ô tô, trong đó có 6 xe phục vụ công tác chung thuộc diện phải điều chuyển khi thực hiện khoán kinh phí, trong đó văn phòng Quận ủy quản lý 2 chiếc, văn phòng UBND quản lý 4 chiếc. Quận đã thực hiện nghiêm việc khoán kinh phí đi công tác.
Theo đó, Bí thư Quận ủy, Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận là 9,3 triệu đồng/người/tháng. Các chức danh Phó Chủ tịch HĐND, phó Chủ tịch UBND quận, mức khoán kinh phí là 7,4 triệu đồng/người/tháng (bằng 80% so với mức khoán các chức danh lãnh đạo có tiêu chuẩn).
Số xe công sau thí điểm khoán kinh phí để chờ xử lý của Sở LĐTBXH.(ảnh minh họa) |
Về việc sắp xếp công việc cho lái xe sau khi thực hiện khoán kinh phí, ông Bùi Dương cho biết, hiện quận có 7 lái xe, theo đó sẽ điều chuyển 4 lái xe sang cơ quan, đơn vị tiếp nhận xe, 1 lái xe thuộc diện hợp đồng sẽ nghỉ, còn lại 2 lái xe có nguyện vọng tiếp tục công tác tại quận và có bằng lái đối với xe 16 chỗ, quận giữ lại để lái xe chuyên dùng và văn phòng sẽ bố trí thêm công việc khác cho 2 lái xe này.
Trong thời gian chờ điều chuyển xe, quận sẽ quản lý, bảo quản xe ô tô theo nguyên trạng và không sử dụng xe. Đồng thời sẽ xây dựng quy chế quản lý, quy trình điều động, sử dụng đối với xe ô tô chuyên dùng đang quản lý, không thuộc diện phải điều chuyển, đảm bảo sử dụng đúng mục đích công việc, đúng chức năng chuyên dùng, hiệu quả và tiết kiệm kinh phí.
Tại huyện Gia Lâm, trao đổi với PV, Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Nguyễn Ngọc Thuần cho biết, huyện đã thực hiện nghiêm túc chủ trương khoán xe công của Thành phố. Theo đó, huyện giữ lại 1 xe sử dụng chung, chuyển 2 xe về Thành phố và thực hiện thanh lý 4 xe. Cụ thể, cũng như quận Long Biên với các chức danh Chủ tịch, Bí thư, thực hiện khoán kinh phí tối đa là 9,3 triệu đồng/người/tháng. Các chức danh lãnh đạo khác, mức kinh phí thấp hơn, cụ thể: Phó Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch UBND quận, mức khoán là 7,4 triệu đồng/người/tháng.
Theo ông Thuần, Gia Lâm là huyện ở ngoại thành, diện tích rộng, niên hạn sử dụng các xe đã lâu nên chi phí cho một xe công khoảng 17 triệu đồng/tháng. Nay với mức khoán cao nhất 9,3 triệu cho một xe, Gia Lâm đưa ra một số giải pháp linh hoạt để lãnh đạo giảm hội họp, đi lại và tăng cường sử dụng xe chung trong công tác.
Đại diện Sở Tài chính, ông Phạm Công Bình – Phó giám đốc Sở nhấn mạnh: Hiện mỗi cơ quan, đơn vị thực hiện thí điểm được lựa chọn thực hiện khoán theo một trong hai phương thức. Thứ nhất là khoán với mức khoán tối đa là 9,3 triệu đồng/người/tháng tùy theo yêu cầu công tác của từng chức danh thực hiện thí điểm.
Thứ hai, là khoán theo khoảng cách thực tế đi công tác hàng tháng của từng chức danh nhân với đơn giá khoán là 13.000 đồng/km. Với phương thức thứ 2, để việc thực hiện khoán được chặt chẽ, đảm bảo đúng tinh thần tiết kiệm, UBND TP. Hà Nội có quy định, các chức danh khi đi công tác phải có xác nhận của chánh văn phòng của cơ quan đó về nơi đi, nơi đến và làm việc gì, sau đó được tổng hợp lại và gửi lên Kho bạc Nhà nước để thanh toán.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Tây Nam- Chánh văn phòng Sở Lao động- Thương binh và Xã hội TP Hà Nội cho hay: Thực hiện chủ trương của Thành phố, Đảng ủy Sở đã tiến hành họp và quyết định: Từ 1/3, các xe công được Thành phố giao sẽ không lăn bánh nữa mà sẽ đưa vào vị trí quản lý tập trung, để chuẩn bị bàn giao cho các đơn vị mới theo quyết định của UBNDThành phố. Hiện Sở có 6 xe, trong đó có 1 xe 15 chỗ, 4 xe 5 chỗ, 1 xe 7 chỗ.
Đối với xe 15 chỗ, Sở xin giữ lại để phục vụ cho công tác chung bởi đây là xe chuyên dụng. Sở được Thành phố quy định định mức cho sử dụng tối đa 2 xe; 5 xe còn lại sẽ xin thanh lý 1 xe vì đã hết hạn lưu hành, 4 xe xin điều chuyển về đơn vị trực thuộc. Sở có 37 đơn vị trực thuộc, nhu cầu sử dụng xe rất lớn, nên Sở sẽ điều về các đơn vị xe đã cũ hoặc chưa có. Hiện, tất cả các nội dung trên đã được trình lên UBND Thành phố, chờ phê duyệt và quyết định.
Về vấn đề liên quan đến lãnh đạo Sở, Sở hiện có 1 đồng chí Giám đốc và 4 Phó Giám đốc.Từ 1/3, các lãnh đạo đã tự chủ động phương tiện di chuyển. Có 3 hình thức được đưa ra là: Sử dụng taxi, đi xe riêng và đi xe của công ty cung cấp dịch vụ vận tải. Sở đã ký hợp đồng trách nhiệm với công ty vận tải để họ cung cấp dịch vụ lãnh đạo theo lịch công tác của lãnh đạo sở.
Nếu ai đi thì đăng ký với hãng xe dịch vụ họ sẽ đưa đón, kinh phí sẽ do lãnh đạo thanh toán. Về kinh phí, Sở sẽ chuyển vào tài khoản lương hàng tháng của lãnh đạo (kể cảGiám đốc và Phó Giám đốc) với mức thống nhất là 9.300.000 đồng/1 người. Với số lái xe, Sở có 6 lái xe, sẽ giữ lại 2 lái xe phục vụ xe chuyên dụng sau này. 1 đồng chí do cao tuổi (59 tuổi) xin chuyển công tác khác chờ nghỉ hưu. 3 trường hợp khác sở điều động vào đơn vị trực thuộc.
Theo ghi nhận của PV, sau 1 tuần thí điểm khoán xe công tại các sở, ngành, quận, huyện của Thành phố, nhìn chung lãnh đạo các đơn vị này thực hiện rất nghiêm chỉ đạo của Thành phố; đồng thời đánh giá cao việc thực hiện mô hình khoán chi phí đi lại cho lãnh đạo.
Kịp xu thế của hội nhập
Nếu việc khoán xe công được đồng loạt triển khai, mỗi cơ quan chỉ còn lại 3 - 4 lái xe thay vì khá nhiều như hiện tại. Hà Nội là Thủ đô - trái tim của cả nước với phương châm Hà Nội đi trước về trước trong các phong trào, tin tưởng việc khoán xe công ở Hà Nội sẽ là gương để các địa phương khác nói theo. Và việc triển khai khoán xe công chính là bước đột phá về cải cách xét ở góc độ tư duy, hành động không ngoài mục đích nào hơn nhằm tiết kiệm tối đa ngân sách để xây dựng bộ máy liêm khiết, hiệu quả. |
Về việc TP Hà Nội thí điểm khoán xe công và tiến tới 1/10 tất cả sẽ khoán xe công đồng loạt tại các đơn vị, một số chuyên gia cho rằng đây là xu hướng tất yếu. Đơn cử ở các nước phát triển, chỉ có các chức danh ở bậc chính khách (bộ trưởng, thị trưởng) trở lên mới được sử dụng xe công đón - đưa đi làm, còn lại phải tự đi làm bằng phương tiện công cộng hay cá nhân. Mỗi tháng, theo quy định chức danh, ngân sách sẽ “khoán” tiền cho lãnh đạo đó đi làm.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan thì đưa ra ví dụ, cách đây hơn 10 năm, khi đi công tác Nhật Bản, sang đó mới thấy chỉ có thủ tướng mới sử dụng xe do nhà nước mua, còn các cấp khác đi xe tư nhân cung cấp... Chính vì thế, theo các chuyên gia việc khoán xe công chính là tiến tới một nền hành chính công minh bạch. Ai, cấp nào đã nhận khoán xe công mà còn sử dụng xe công sẽ bị báo chí và nhân dân phát giác. Và điều quan trọng hơn sẽ tiết kiệm cho ngân sách quốc gia và Thành phố.
Tính toán của UBNDTP cho hay, nếu 1/10 tới đây, khi việc khoán xe công được áp dụng đại trà sẽ tiết kiệm được cho ngân sách khoảng 50 tỉ đồng/nắm. Đấy là chưa kể đến việc hóa lượng xe ô tô công khá nhiều của các cơ quan đơn vị. Với khoản tiền tiết kiệm từ việc khoán xe công nói trên sẽ góp phần vào đầu tư cho những lĩnh vực ưu tiên của Thành phố như nhà trẻ, trường học, trung tâm y tế để phục vụ nhân dân tốt nhất.
Thậm chí, một số chuyên gia nhấn mạnh: Việc khoán xe công sẽ góp phần làm giảm bớt bộ phận hưởng lương không cần thiết. Ví như lực lượng lái xe hiện nay quá đông. Nếu việc khoán xe công được đồng loạt triển khai, mỗi cơ quan chỉ còn lại 3 - 4 lái xe thay vì khá nhiều như hiện tại. Hà Nội là Thủ đô - trái tim của cả nước với phương châm Hà Nội đi trước về trước trong các phong trào, tin tưởng việc khoán xe công ở Hà Nội sẽ là gương để các địa phương khác nói theo. Và việc triển khai khoán xe công chính là bước đột phá về cải cách xét ở góc độ tư duy, hành động không ngoài mục đích nào hơn nhằm tiết kiệm tối đa ngân sách để xây dựng bộ máy liêm khiết, hiệu quả.
Nhóm PV
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 16:44
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 13:51