Hà Nội thành phố đáng sống

(LĐTĐ) Những ngày này, đâu đâu cũng nhuốm sắc hồng của đào, sắc vàng của mai cùng muôn hoa đua sắc tô thắm bức tranh mùa xuân tươi đẹp. Sự đổi thay ấy được mang lại từ những công trình công cộng xanh, sạch đẹp, góp phần mang lại diện mạo mới cho đô thị.
Diện mạo đô thị quận Hai Bà Trưng ngày càng văn minh, hiện đại Quận Hà Đông: Diện mạo đô thị chuyển biến rõ nét Nâng cao chất lượng sống cho nhân dân

Sự hấp dẫn của những hồ nước

Ở Hà Nội, cứ nơi nào có hồ là nơi ấy đông đúc và náo nhiệt. Hồ của Hà Nội hấp dẫn bởi dáng vẻ và không khí khác nhau: Hồ Gươm cổ kính, hồ Tây lãng mạn, hồ Bảy Mẫu yên ắng nép mình trong công viên... Thực vậy, trong một đô thị luôn sôi động như Hà Nội, hồ thật sự có giá trị rất lớn khi chính là nơi điều hoà không khí. Chẳng có gì sảng khoái bằng cứ mỗi buổi chiều tà được đi dạo vòng quanh và hít đầy lồng ngực thứ không khí trong trẻo bên bờ hồ lộng gió ấy…

Dạo quanh hồ Ba Mẫu, không khó để nhận thấy môi trường trong lành đã hiện hữu nơi đây. Rất đông người già, thanh niên, trẻ nhỏ thong dong tản bộ vui chơi, chạy thể dục quanh hồ. Ông Bùi Công Nam, người dân Tổ dân phố số 5 phường Phương Liên, quận Đống Đa phấn khởi cho biết, từ sau khi hồ Ba Mẫu được xử lý ô nhiễm, hệ sinh thái trong lòng hồ đã được hồi sinh, cuộc sống người dân trong khu vực cũng được cải thiện rất nhiều. “Cá vàng dân cư chúng tôi phóng sinh vào các dịp lễ, Tết bơi lội từng đàn. Nước hồ đã trong xanh trở lại, không còn mùi hôi thối, cảnh quan hồ ngày càng xanh đẹp hơn” – ông Nam cho hay.

Hà Nội thành phố đáng sống
“Không gian xanh” giúp Hà Nội trở thành đô thị đáng sống. Ảnh: Minh Phương

Không chỉ riêng các hồ trong khu vực nội thành, tại nhiều khu vực nông thôn của Thủ đô nhiều mô hình cải tạo kênh mương, ao hồ thành khu vực vui chơi sinh hoạt cộng đồng sinh thái hoặc xã hội hóa vườn hoa, ao hồ đã được thực hiện. Điển hình như các mô hình tại huyện Đan Phượng, Gia Lâm, Đông Anh, Thường Tín… đều đã được kè bờ, không cho nước thải xuống hồ, tạo cảnh quan, cải thiện chất lượng nước, hình thành các khu vui chơi, khu tập bơi chống đuối nước cho trẻ em đã dần lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng người dân.

Tiêu biểu trong số đó phải kể đến mô hình cải tạo ao làng Thiên tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức. Nếu như từ trước năm 2016, ao làng Thiên thường xuyên ô nhiễm bởi bèo, chất thải... thì giờ đây, ao làng đã trở thành điểm vui chơi giải trí của người dân trong vùng. Nhờ xã hội hóa, ao làng đã được nạo vét, kè cứng, làm đường ven bờ, có rãnh thoát nước và bồn hoa, cây xanh xung quanh. Người dân còn đóng góp nhiều ghế đá bố trí đặt ven hồ để bà con nghỉ chân, ngồi hóng mát ngóng tụi trẻ con đùa vui dưới hồ.

Được biết, hiện nay, khu vực nội thành có 125 hồ lớn nhỏ, khu vực ngoại thành có khoảng 1.000 hồ. Hiện nhiều hồ đã được xây kè hoàn toàn hoặc một phần, tạo cảnh quan đẹp cho thành phố nói chung và từng khu vực dân cư nói riêng. Những “Hồ điều hòa - lá phổi xanh" của Thủ đô đã được hồi sinh là nhờ sự chỉ đạo, thực hiện kịp thời của các cấp ủy Đảng, chính quyền thành phố, địa phương và sự chung sức, đồng lòng của các tầng lớp nhân dân.

Sức sống từ không gian xanh

Cùng với sông, hồ cây xanh là bộ phận không thể thiếu của cấu trúc hạ tầng đô thị Hà Nội. Hệ thống cây xanh không chỉ tạo cảnh quan, làm đẹp đường phố mà còn giúp cải thiện khí hậu, môi trường sống. Từ nhiều năm qua, để thực hiện mục tiêu xây dựng Thủ đô xanh văn hiến - văn minh - hiện đại, xây dựng môi trường sống tốt nhất, người dân được sinh hoạt, giải trí với chất lượng cao, Hà Nội đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.

Trong đó có chương trình trồng mới một triệu cây xanh để cân bằng giữa mảng xanh và tốc độ đô thị hóa. Với sự quyết tâm, nỗ lực của các ngành, đơn vị chức năng, chương trình này đã về đích sớm hơn so với kế hoạch.

Đặc biệt, không dừng ở việc phát triển số lượng cây, thành phố cũng không ngừng đa dạng hóa chủng loại cây. Từ các loại cây đặc trưng của vùng miền ở Việt Nam cho đến các nước trên thế giới. Hàng cây phong lá đỏ trên tuyến Trần Duy Hưng - Nguyễn Chí Thanh là một ví dụ điển hình. Sau một thời gian dần thích nghi với khí hậu Việt Nam, đến thời điểm này, dù chưa đổi màu được như kỳ vọng bởi phải chịu sự khác biệt của thời tiết, nhưng hàng cây phong lá đỏ đã sinh trưởng ổn định góp phần tạo diện mạo mới cho tuyến đường. Thành quả ngày hôm nay là nỗ lực trong suốt nhiều năm của chính quyền và người dân Thủ đô trong việc trồng mới, gìn giữ, bảo hộ cây xanh.

Theo đánh giá của các chuyên gia, việc trồng mới cây xanh là chủ trương đúng của thành phố Hà Nội, nhưng phải có sự kết hợp hài hòa giữa các giải pháp về khoa học kỹ thuật, gắn với điều kiện thực tiễn của địa phương. Trong khu vực nội đô, gần như không còn diện tích để mở rộng cho hệ thống cây xanh, vì vậy việc cải tạo và thay thế phải có phương án nghiên cứu những loại cây có khả năng hấp thụ ô nhiễm môi trường, phù hợp với điều kiện thời tiết của Thủ đô.

Có thể nói, không gian xanh của Thủ đô Hà Nội là một kho tài sản thiên nhiên và nhân văn quý giá. Đó là những cơ hội để có thể xây dựng mô hình đô thị phát triển bền vững và giữ gìn bản sắc đô thị, đạt được mục tiêu xây dựng Thủ đô xanh - văn hiến - văn minh - hiện đại đã được đề ra. Do đó, việc nhận diện, phân loại quy hoạch các không gian xanh là rất quan trọng. Hà Nội cần có các quy định mang tính pháp lý đủ mạnh, rõ ràng, cụ thể từ công tác quy hoạch đến quản lý sau khi quy hoạch.

Tuấn Trần

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

“Chạm” iHanoi để trải nghiệm văn hóa, du lịch Thủ đô

“Chạm” iHanoi để trải nghiệm văn hóa, du lịch Thủ đô

(LĐTĐ) Ứng dụng iHanoi giúp người dân có thể khám phá các địa điểm du lịch, văn hóa lịch sử tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội.
Kết nạp đảng viên từ nguồn học sinh ưu tú: Góc nhìn từ Đảng bộ huyện Thanh Trì

Kết nạp đảng viên từ nguồn học sinh ưu tú: Góc nhìn từ Đảng bộ huyện Thanh Trì

(LĐTĐ) Sau quá trình rèn luyện và phấn đấu, được trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là niềm vinh dự, tự hào của nhiều đoàn viên, thanh niên. Càng ý nghĩa hơn khi lễ kết nạp "Đảng viên mới" được tổ chức ở ngôi trường trung học phổ thông, nơi những trái tim đầy nhiệt huyết đang nỗ lực theo đuổi lý tưởng của tuổi trẻ.
Giữ hương trà sen Tây Hồ

Giữ hương trà sen Tây Hồ

(LĐTĐ) Trong một đận mải miết đi tìm văn hóa thưởng thức trà của người Hà Nội, tôi tình cờ gặp được không ít người đã và đang dành nhiều tâm huyết với nghề ướp trà sen. Họ làm trà không hẳn vì lợi nhuận kinh tế, thay vào đó là tâm niệm muốn lưu giữ nghề truyền thống, một nét đẹp văn hóa tinh tế mang thương hiệu trà sen Tây Hồ.
Phụ nữ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Phụ nữ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã và đang tổ chức triển khai nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực ý nghĩa.
Hun đúc giá trị, cốt cách của người Hà Nội trong ứng xử qua Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”

Hun đúc giá trị, cốt cách của người Hà Nội trong ứng xử qua Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”

(LĐTĐ) Nhằm phát huy vai trò của phụ nữ Thủ đô trong tuyên truyền, vận động thực hiện nếp sống, lối sống văn hóa, trọng tâm là các Bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố; các cấp hội phụ nữ Hà Nội đã cùng nhau hun đúc nên giá trị cốt cách của người Hà Nội trong ứng xử, thông qua Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”.
Báo chí trong tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh

Báo chí trong tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh

(LĐTĐ) Sáng nay (26/6), Báo Phụ nữ Thủ đô tổ chức Toạ đàm "Phát huy vai trò của báo chí truyền thông trong tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh gắn với cuộc vận động Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp"
Quận Nam Từ Liêm: Khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách

Quận Nam Từ Liêm: Khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách

(LĐTĐ) Hướng tới kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), các địa phương trên địa bàn quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) tập trung triển khai việc thực hiện chính sách, chế độ đối với người có công với cách mạng. Trong đó, có chương trình tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, cấp thuốc, tặng quà cho các đối tượng chính sách...
Trao tặng Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho 4 thanh niên trong vụ cháy nhà trọ ở Trung Kính

Trao tặng Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho 4 thanh niên trong vụ cháy nhà trọ ở Trung Kính

(LĐTĐ) Ghi nhận hành động dũng cảm của 4 thanh niên đã cứu người trong vụ cháy tại số 1, hẻm 31, ngách 98, ngõ 43 đường Trung Kính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy xảy ra gần đây, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đã Quyết định trao tặng Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho các thanh niên.
Phát triển Thủ đô từ văn hóa

Phát triển Thủ đô từ văn hóa

(LĐTĐ) Trong chiến lược phát triển, thành phố Hà Nội hướng đến tập trung phát triển công nghiệp văn hóa, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đó, ưu tiên bảo tồn, khai thác, phát huy hiệu quả một số không gian văn hóa, tạo động lực, nền tảng quan trọng phát triển Thủ đô.
Tìm những đột phá về hạ tầng trong quy hoạch Thủ đô

Tìm những đột phá về hạ tầng trong quy hoạch Thủ đô

(LĐTĐ) Quy hoạch Thủ đô vừa được Bộ Chính trị cho ý kiến kết luận đã đưa ra 20 mục tiêu cụ thể nhằm phát triển Thủ đô xứng tầm. Trong 20 mục tiêu này, Quy hoạch đã dành riêng 2 mục tiêu cho phát triển hạ tầng đô thị, hạ tầng cũng là 1 trong 5 trụ cột phát triển, 1 trong 4 đột phá phát triển. Những cơ sở này, là minh chứng cho nhiệm vụ ưu tiêu về đột phá hạ tầng, các đột phá tiếp theo sẽ bổ sung cho đột phá này.
Xem thêm
Phiên bản di động