Hà Nội tạm dừng phân lô, tách thửa với đất nông nghiệp
Giá đất tăng từng ngày, phần lớn là “cò đất” bán qua tay, người mua thực ít |
Chi tiết thủ tục sang tên sổ đỏ đất nông nghiệp Tăng cường xử lý các công trình xây dựng trên đất nông nghiệp |
Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội nhận được phản ánh của một số địa phương, người dân, doanh nghiệp, phương tiện thông tin đại chúng về việc phân lô, chia tách thửa đất, san hạ đất để xây dựng hạ tầng đường giao thông, vi phạm pháp luật đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn một số quận, huyện, thị xã.
Tại một số huyện ngoại thành Hà Nội, nhiều khu đất được các nhà đầu tư rao bán sau khi tự phân lô, tách thửa. |
Trước những thông tin nêu trên, Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện một số nội dung sau.
Thực hiện kiểm tra, rà soát, báo cáo về việc phân lô, chia tách thửa đất, san hạ đất để xây dựng hạ tầng đường giao thông trên địa bàn trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2017 đến hết ngày 31/1/2022 đối với các thửa đất có diện tích lớn hơn 500m² (gồm: thửa đất nông nghiệp, thửa đất có đất ở và đất nông nghiệp trong cùng thửa đất) đã được UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Đồng thời, căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng, đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn hoặc quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và điều kiện cụ thể tại địa phương, để đề xuất, kiến nghị cụ thể.
Các trường hợp không được phép tách thửa đất: Việc quản lý đối với thửa đất có diện tích, kích thước nhỏ hơn mức tối thiểu; việc quản lý đối với trường hợp tách thửa đất có hình thành đường giao thông sử dụng chung trên diện tích đất không phải là đất ở.
Cũng theo Sở Tài nguyên và Môi trường, trong thời gian UBND Thành phố chưa có quy định cụ thể về nội dung “Điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất theo từng loại đất và diện tích, kích thước tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất tại địa phương, các trường hợp không được phép tách thửa đất; việc quản lý đối với thửa đất có diện tích, kích thước nhỏ hơn mức tối thiểu, việc quản lý đối với trường hợp tách thửa đất có hình thành đường giao thông sử dụng chung trên diện tích đất không phải là đất ở”, đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã tạm dừng việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến việc chia tách thửa đất đối với thửa đất nông nghiệp; thửa đất có đất ở và đất nông nghiệp trong cùng thửa đất; thửa đất phi nông nghiệp không phải là đất ở; chỉ tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến việc chia tách thửa đất, hợp thửa đất đối với thửa đất ở (toàn bộ diện tích thửa đất là đất ở) bảo đảm điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành.
Quá trình giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến việc chia tách thửa đất ở, UBND cấp huyện căn cứ quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn hoặc quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để xem xét, giải quyết thủ tục tách thửa đất, hợp thửa đất cho người sử dụng đất theo quy định.
Việc tự ý phân lô, chia tách các thửa đất nông nghiệp là vi phạm pháp luật đất đai, trật tự xây dựng... |
Cùng với đó, Sở Tài nguyên và Môi trường yêu cầu Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội chỉ đạo chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai các quận, huyện, thị xã phối hợp chặt chẽ với UBND các quận, huyện, thị xã trong quá trình thực hiện các nội dung nêu tại văn bản này cho đến khi có quy định, hướng dẫn của UBND Thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường.
Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện rà soát, tổng hợp, báo cáo về các nội dung sau: Việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đề nghị đăng ký biến động đất đai trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2017 đến hết ngày 31/1/2022 đối với thủ tục chia, tách thửa đất cho các thửa đất có diện tích lớn hơn 500m²; các khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính liên quan, đề xuất, kiến nghị giải pháp xử lý, gửi báo cáo kết quả thực hiện các nội dung nêu trên về Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội trước ngày 31/3/2022 để xem xét, chỉ đạo giải quyết theo quy định.
Văn bản trên của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội được một số chuyên gia bất động sản ví như một “đòn giáng mạnh” đối với những người “ôm” diện tích đất nông nghiệp, đặc biệt là với những người đang “ôm” các thửa đất có diện tích lớn hơn 500m².
Qua tìm hiểu, được biết, do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, sự bất ổn của nhiều kênh đầu tư cùng với việc nguồn cung từ các dự án ở trung tâm Hà Nội ngày càng hạn chế khiến nhiều nhà đầu tư lại dịch chuyển về các huyện vùng ven tìm kiếm cơ hội. Do đó, đất nền tại các huyện như Thạch Thất, Ba Vì, Quốc Oai, Thanh Oai, Đan Phượng... trở nên sôi động, đặc biệt là đất nền từ các mảnh đất lớn tách thửa, các nhà đầu tư tự ý san nền, phân lô, được gắn với tên gọi giống như tên một khu đô thị rồi rao bán.
Đáng chú ý, nhiều lô đất được tách thửa này được quảng cáo là những “siêu phẩm đất nền” hay tự đặt những tên dự án hấp dẫn và cũng được đặt tên các khu giống như dự án của các chủ đầu tư lớn…
Trước động thái trên của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, một số nhà đầu tư dự báo thời gian tới giá bất động sản vẫn sẽ tăng. Tuy nhiên, chỉ tập trung ở phân khúc diện tích nhỏ, tính thanh khoản cao, có tính pháp lý rõ ràng, còn đối với mảnh, thửa đất có diện tích lớn hơn 500m² có dính đất nông nghiệp sẽ tăng chậm hơn, vì những người định mua với ý định tách thửa sẽ không mua nữa hoặc họ sẽ bán lại để chuyển hướng đầu tư loại hình bất động sản khác.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?
Tin khác
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 16:44
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 13:51
Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 15:56
Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 10:57
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 09:57
Cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 17:09
HĐND Thành phố thông qua quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 13:49
Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 13:13