Hà Nội: Sau sáp nhập có gần 7.000 cơ sở nhà, đất dôi dư
Cần thiết phải lập quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội Bổ sung dự án trụ sở Cục Quản lý xuất nhập cảnh rộng gần 2ha |
Dôi dư 6.764 cơ sở nhà, đất
Cử tri phản ánh hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội thực hiện sáp nhập, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, cơ quan, đơn vị... nên nhiều nhà đất công bị bỏ hoang, một số khu nhà, căn hộ tái định cư, tài sản công để không lâu năm hư hỏng, xuống cấp. Do đó, cử tri đề nghị thành phố tiến hành rà soát, có biện pháp giải quyết tránh lãng phí trong thời gian tới.
Về vấn đề này, UBND TP Hà Nội cho biết đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và phân công trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong công tác phối hợp xây dựng phương án sắp xếp lại, xử lý.
![]() |
Sau sáp nhập, Hà Nội có gần 7.000 cơ sở nhà, đất dôi dư. (Ảnh minh hoạ) |
Theo số liệu báo cáo của Sở Tài chính, tính đến ngày 31/12/2023, tổng số cơ sở nhà, đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị của thành phố quản lý, sử dụng thuộc phạm vi sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định là 6.764 cơ sở (khối sở, ban, ngành là 1.202 cơ sở; khối quận, huyện, thị xã là 4.520 cơ sở; khối doanh nghiệp nhà nước là 1.042 cơ sở).
Trong đó, số cơ sở nhà, đất đã được phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý là 6.018 cơ sở (chiếm tỷ lệ khoảng 90%).
Thực hiện Đề án quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả tài sản công của thành phố Hà Nội giai đoạn 2023-2025, định hướng giai đoạn 2026-2030 và hướng dẫn của Bộ Tài chính, UBND TP đã ban hành Kế hoạch số 190 năm 2023 đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc phạm vi quản lý của thành phố, trong đó xác định cụ thể tiến độ thực hiện và trách nhiệm cụ thể của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan.
“Thành phố phấn đấu hoàn thành phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý 100% cơ sở nhà, đất thuộc phạm vi quản lý của mình trong năm 2025. Với một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm”, UBND TP Hà Nội thông tin.
Xử lý trách nhiệm để xảy ra lấn chiếm, sử dụng sai mục đích
Các Sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã, doanh nghiệp khẩn trương đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý cơ sở nhà, đất chưa kê khai theo tiến độ tại Kế hoạch, trình UBND TP phê duyệt và chịu trách nhiệm trước UBND TP về việc không thực hiện hoặc chậm thực hiện việc kê khai, báo cáo và tổ chức thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định.
![]() |
Hà Nội sẽ xếp lại, xử lý đối với những cơ sở nhà, đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị sau khi thực hiện sáp nhập, sắp xếp lại tổ chức bộ máy. (Ảnh minh hoạ) |
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xảy ra tình trạng nhà, đất bị lấn chiếm, tranh chấp, sử dụng sai mục đích hoặc mất hồ sơ pháp lý chứng minh nguồn gốc nhà, đất đồng thời liên hệ với cơ quan chức năng tại địa phương để giải quyết theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.
Đối với các cơ sở nhà, đất chưa hoàn thiện Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND quận, huyện, thị xã căn cứ nguồn gốc, hồ sơ pháp lý có liên quan và quy định của pháp luật về đất đai để xem xét giải quyết cho người sử dụng theo đúng quy định của pháp luật, không chờ đến khi sắp xếp lại, xử lý nhà, đất xong hoàn thiện Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gây khó khăn cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong quá trình hoàn thiện hồ sơ pháp lý về nhà, đất.
UBND quận, huyện, thị xã chủ động rà soát, nắm bắt thông tin các cơ sở nhà, đất thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc địa phương khác trên địa bàn hiện không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả, gửi Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo UBND TP kiến nghị Bộ Tài chính, Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các địa phương khác chuyển giao hoặc thu hồi về thành phố quản lý, phục vụ mục đích công cộng.
Bên cạnh đó, thực hiện hướng dẫn của Bộ Tài chính tại văn bản số 5783 ngày 7/6/2023, UBND TP đã chỉ đạo Sở Tài chính tổ chức kiểm tra chuyên đề công tác quản lý, sử dụng tài sản công trong năm 2023 và dự kiến tiếp tục xây dựng kế hoạch kiểm tra trong giai đoạn tiếp theo tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của thành phố (trong đó bao gồm nội dung rà soát công tác sắp xếp lại, xử lý nhà, đất) nhằm xem xét, đánh giá việc quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Tuyên án các bị cáo trong vụ sai phạm tại Tổng Công ty Chè Việt Nam

500.000 sản phẩm Vinamilk từ quỹ sữa vươn cao Việt Nam đến với trẻ em đúng dịp 50 năm đất nước thống nhất

Sara Dragan và Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội thăng hoa trong đêm nhạc Tchaikovsky

SHB lãi gần 4.400 tỷ đồng quý I, đạt 30% kế hoạch năm

Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2025 sẽ diễn ra từ 6 - 8/5 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Toàn cảnh Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X

Chuẩn bị tốt các nội dung để sẵn sàng đàm phán thuế quan với phía Hoa Kỳ
Tin khác

Chi tiết khung giá cho thuê nhà ở xã hội tại Hà Nội từ ngày 14/4
Infographic 14/04/2025 06:03

Phát triển BĐS theo định hướng TOD - chiến lược từ Masterise Homes
Thị trường 11/04/2025 19:22

Chung cư cũ và bài toán “tái thiết đô thị”
Thị trường 08/04/2025 13:14

Hà Nội ban hành khung giá mới cho thuê nhà ở xã hội, áp dụng từ ngày 14/4/2025
Thị trường 05/04/2025 08:21

Thu nhập không theo kịp giá bất động sản, giới trẻ lựa chọn thuê nhà trọn đời
Thị trường 03/04/2025 14:41

Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM
Thị trường 02/04/2025 11:57

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "ngủ đông" dài
Thị trường 27/03/2025 16:37

Thận trọng trước cơn “sốt ảo” của thị trường bất động sản
Thị trường 27/03/2025 15:40

Sắp đấu giá 47 lô đất ở huyện Mỹ Đức, từ 3,5 triệu đồng/m2
Thị trường 24/03/2025 12:00

Thị trường đất nền Hòa Lạc đang "ấm" dần
Thị trường 24/03/2025 09:25