Hà Nội: Nghiên cứu giải pháp giải phóng sự sáng tạo của văn nghệ sĩ
Đưa Hà Nội trở thành 1 trong 3 trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước
Ngày 9/7, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã chủ trì tọa đàm với chủ đề "Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 - Thực trạng và giải pháp". Buổi tọa đàm nằm trong chuỗi sự kiện do Thành ủy Hà Nội tổ chức nhằm huy động những đóng góp trí tuệ, tâm huyết cho mục tiêu phát triển công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp tích cực vào tăng trưởng GRDP Thủ đô, đưa Hà Nội trở thành 1 trong 3 trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước.
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong phát biểu kết luận buổi tọa đàm. (Ảnh: Quỳnh Anh) |
Bà Bùi Huyền Mai, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho biết, trong tháng 6, Thành ủy đã tổ chức thành công 2 buổi tọa đàm với nội dung "Phát triển công nghiệp văn hóa ở trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 - Thực trạng và giải pháp" và nhận được nhiều ý kiến tham vấn, đóng góp tích cực từ các cơ quan Trung ương, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các chuyên gia trên lĩnh vực văn hóa cũng như những sáng kiến góp ý, hiến kế các ý tưởng của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và cộng đồng sáng tạo địa bàn Thủ đô.
Tại buổi tọa đàm, đã có 40 ý kiến trực tiếp và gửi bằng văn bản đóng góp cho dự thảo dự thảo Nghị quyết chuyên đề về "Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", Đề án "Phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", hướng tới mục tiêu từng giai đoạn, phấn đấu đến năm 2045, Hà Nội "có chất lượng cuộc sống cao; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, bền vững; là thành phố kết nối toàn cầu, có sức cạnh tranh quốc tế...".
Các đại biểu đã trao đổi làm rõ thêm tiềm năng, thế mạnh của các ngành, địa phương, đơn vị; đánh giá năng lực triển khai, dự báo những thuận lợi, khó khăn và thách thức, đồng thời đề xuất những nhiệm vụ, giải pháp; kiến nghị cơ chế, chính sách tạo bước chuyển biến rõ nét thúc đẩy công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô phát triển. Các đại biểu cũng kiến nghị Hà Nội tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho công nghiệp văn hóa; có cơ chế, chính sách về kích cầu, phát triển thị trường theo hướng xuất khẩu; đầu tư cho giáo dục sáng tạo để hình thành lớp công dân sáng tạo, làm chủ và nâng tầm sáng tạo; tăng cường giải pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ…
Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Bùi Huyền Mai phát biểu tại buổi tọa đàm. (Ảnh: Quỳnh Anh) |
Theo ông Phạm Minh Anh, Hiệu trưởng Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, Hà Nội cần quan tâm đến nghệ nhân, nghệ sĩ, sản phẩm văn hoá mới tạo ra môi trường văn hoá chất lượng. "Tiềm năng, thế mạnh về công nghiệp văn hóa ở Hà Nội rất lớn song vấn đề vi phạm bản quyền ở Thành phố vẫn đang diễn ra khá phổ biến, không chỉ làm nhụt trí các nhà sáng tạo, mà còn ảnh hưởng tới sức cạnh tranh lành mạnh trên thị trường", ông Minh Anh bày tỏ.
Trong khi đó, Bí thư Huyện ủy Mê Linh Đỗ Đình Hồng cho rằng, cần xác định danh mục các nhiệm vụ theo lộ trình cụ thể để triển khai, thực hiện có hiệu quả, trong đó vấn đề thu hút đầu tư cho con người - chủ thể sáng tạo cũng như hưởng thụ sản phẩm sáng tạo - cần được đặc biệt quan tâm, từ cơ chế, chính sách hỗ trợ con người đến đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ…
Tập trung rà soát các quy hoạch tổng thể về văn hóa
Phát biểu kết luận tọa đàm, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong ghi nhận sự đồng hành, chia sẻ từ các sở, ngành, quận, huyện, thị xã... trong việc tham góp ý kiến; khẳng định những đóng góp tâm huyết, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị là động lực và cơ sở để thành phố hoàn thiện nội dung dự thảo.
Theo ông Nguyễn Văn Phong, Hà Nội có tiềm năng thế mạnh về văn hóa mà không địa phương nào có được. Trong quá trình vận động, phát triển, Hà Nội cũng luôn xác định mục tiêu bảo tồn phát huy văn hóa truyền thống, xây dựng văn hóa và con người Hà Nội, được lựa chọn là chương trình công tác riêng liên tiếp trong nhiều nhiệm kỳ.
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết, trong nhiệm kỳ này, Đảng bộ thành phố Hà Nội quyết định lựa chọn xây dựng Nghị quyết chuyên đề "Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" làm bước đột phá trong phát triển văn hóa Thủ đô với tầm nhìn rộng mở, bắt kịp xu thế thời đại; không ngừng phát triển, nâng cao chất lượng văn hóa, bảo đảm hài hòa giữa bảo tồn và phát triển văn hóa, cải thiện đời sống tinh thần nhân dân.
Quang cảnh buổi tọa đàm. (Ảnh: Quỳnh Anh) |
"Sau các buổi tọa đàm, hội nghị tham vấn ý kiến các nhóm đối tượng nhằm làm rõ tiềm năng, thế mạnh, tiếp thu bài học, kinh nghiệm..., thành phố sẽ tiếp tục nghiên cứu, rà soát lại nội dung các dự thảo, bảo đảm yêu cầu toàn diện, bao quát, có điểm nhấn và nhất là phải có tính khả thi", ông Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh.
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội chỉ đạo, các sở, ngành, quận, huyện, thị xã xác định nghị quyết là căn cứ gợi mở để các quận, huyện, thị xã chủ động các dự kiến, xây dựng sớm những định hướng, dự án, đề án, trong đó tập trung rà soát ngay các quy hoạch tổng thể về văn hóa trên địa bàn; quan tâm bố trí đầu tư công cho các dự án trong lĩnh vực văn hóa, bởi một trong những yếu tố đánh giá chất lượng cuộc sống của người dân hiện nay chính là hạ tầng xã hội và đời sống văn hóa…
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cũng đề nghị Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân Thành phố sớm chỉ đạo các sở, ngành nghiên cứu các giải pháp về cơ chế, chính sách, ví dụ như cơ chế tự chủ cho các đoàn nghệ thuật, đầu tư cơ sở vật chất, giải phóng sự sáng tạo của các văn nghệ sĩ trong khuôn khổ pháp luật, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng các không gian sáng tạo...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Thủ đô 23/12/2024 17:27
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thủ đô 23/12/2024 11:39
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Luật Thủ đô 2024 23/12/2024 11:34
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Chỉ đạo - Điều hành 21/12/2024 14:15
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52