Hà Nội dự kiến hỗ trợ học phí năm học 2022-2023 cho học sinh: Giảm gánh lo, tăng động lực

(LĐTĐ) Nếu được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XVI thông qua tại Kỳ họp thứ 9 (dự kiến diễn ra ngày 12/9/2022), sẽ có hơn 30.000 học sinh Thủ đô được hỗ trợ học phí trong năm học 2022-2023 với kinh phí hỗ trợ dự kiến hơn 9,1 tỷ đồng. Phản biện về chính sách này, các ý kiến góp ý đều nhận định giá trị kinh tế hỗ trợ cho mỗi học sinh tuy không lớn, nhưng việc Hà Nội xây dựng thêm chính sách đặc thù đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt của chính quyền Thành phố với sự nghiệp giáo dục, đặc biệt đối với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn thể hiện tính nhân văn.
Cần xem xét bổ sung đối tượng học sinh được hưởng cơ chế hỗ trợ học phí Chính sách nhân văn, cụ thể hóa chủ trương coi "giáo dục là quốc sách hàng đầu"

30.566 học sinh sẽ được hỗ trợ

Hiện nay, theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP, trẻ em mầm non và học sinh phổ thông ngoài các đối tượng chính sách được hưởng chế độ miễn học phí (gồm học sinh khuyết tật, mồ côi, hộ nghèo...) còn có các đối tượng được giảm học phí (học sinh hộ cận nghèo; học sinh có cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên; học sinh là người dân tộc thiểu số ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo), những đối tượng này vẫn phải đóng góp một phần học phí theo quy định. Với mức thu học phí dự kiến đề xuất của năm học 2022-2023, mức học phí của các đối tượng này phải đóng thấp nhất 25.000 đồng/học sinh/tháng và cao nhất 150.000 đồng/học sinh/tháng.

Hà Nội dự kiến hỗ trợ học phí năm học 2022-2023 cho học sinh: Giảm gánh lo, tăng động lực
Năm học 2022-2023, dự kiến sẽ có hơn 30.000 học sinh Thủ đô được hỗ trợ học phí.

Với thành phố Hà Nội, hiện có 13 xã miền núi, nằm trên trên địa bàn 4 huyện, học sinh đang theo học tại các cơ sở giáo dục ở địa bàn các xã miền núi (trừ các đối tượng chính sách theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP) phải đóng 100% học phí theo quy định. Với mức thu học phí dự kiến đề xuất của năm học 2022-2023, các đối tượng này phải đóng học phí với mức thấp nhất 50.000 đồng/học sinh/tháng và cao nhất 100.000 đồng/học sinh/tháng. Mặc dù về cơ bản dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát, kinh tế Thành phố đang từng bước phục hồi, ổn định, tuy nhiên đời sống của người dân ở khu vực các xã miền núi và các đối tượng chính sách còn gặp nhiều khó khăn. Với mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội, chia sẻ khó khăn, giảm bớt gánh nặng tài chính với phụ huynh học sinh, người dân ở khu vực miền núi và các đối tượng chính sách trong bối cảnh nền kinh tế đang phục hồi sau đại dịch Covid-19, Hà Nội dự kiến thực hiện hỗ trợ học phí đối với các đối tượng theo mức thu học phí của năm học 2022-2023.

Theo dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố quy định cơ chế hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non và học sinh phổ thông của thành phố Hà Nội năm học 2022-2023, Hà Nội sẽ hỗ trợ 2 nhóm đối tượng, gồm: Đối tượng 1: Trẻ em mầm non và học sinh phổ thông đang theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông của thành phố Hà Nội trên địa bàn các xã miền núi. Cụ thể, học sinh đang theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn 13 xã: Khánh Thượng, Minh Quang, Ba Vì, Ba Trại, Tản Lĩnh, Vân Hòa, Yên Bài (huyện Ba Vì); Yên Trung, Yên Bình, Tiến Xuân (huyện Thạch Thất); Phú Mãn, Đông Xuân (huyện Quốc Oai); An Phú (huyện Mỹ Đức).

Trước đó, trong năm học 2021-2022, để cùng chia sẻ với người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội trước những khó khăn, nhằm giảm bớt chi phí tài chính đối với phụ huynh, học sinh, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, ngày 23/9/2021 Hội đồng nhân dân Thành phố đã thông qua Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND quy định cơ chế hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non và học sinh phổ thông năm học 2021-2022. Theo đó đối tượng trẻ em mầm non và học sinh phổ thông của thành phố Hà Nội được hỗ trợ bằng 50% mức học phí hàng tháng của năm học 2021-2022 do Hội đồng nhân dân Thành phố quy định. Thời gian hỗ trợ: 9 tháng/năm học 2021-2022. Đây là chính sách nhân văn nhằm chia sẻ kịp thời với phụ huynh, học sinh để vượt qua khó khăn của dịch bệnh Covid-19.

Đối tượng 2: Hỗ trợ trẻ em mầm non và học sinh phổ thông thuộc đối tượng được giảm 50% và 70% học phí theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP (không bao gồm các đối tượng 1) đang theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông của thành phố Hà Nội; học viên thuộc đối tượng được giảm học phí theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP đang theo học tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông của thành phố Hà Nội.

Về mức hỗ trợ, theo dự thảo Nghị quyết, Thành phố sẽ hỗ trợ 100% mức thu học phí đối với học sinh học tại các xã miền núi và 100% phần học phí các đối tượng được hưởng chính sách còn phải đóng sau khi thực hiện chính sách giảm học phí quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP và các văn bản quy định khác có liên quan.

Về nguồn kinh phí dự kiến thực hiện, dự thảo Tờ trình của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trình Hội đồng nhân dân Thành phố nêu rõ. Trường hợp mức thu học phí năm học 2022-2023 được giữ nguyên như năm học 2021-2022: Dự kiến kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non và học sinh phổ thông của thành phố Hà Nội năm học 2022-2023 khoảng 9,136 tỷ đồng. Trong đó, học sinh công lập khoảng 9,052 tỷ đồng; học sinh dân lập, tư thục khoảng 84 triệu đồng, với tổng số đối tượng khoảng 30.566 người.

Cụ thể: Kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng học tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn các xã miền núi khoảng 3,311 tỷ đồng, với tổng số đối tượng khoảng 17.474 người. Kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng được giảm học phí theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP học tại các cơ sở giáo dục của thành phố Hà Nội khoảng 5,825 tỷ đồng, với tổng số đối tượng khoảng 13.092 người.

Chính sách đặc thù, đậm chất nhân văn

Đóng góp ý kiến vào dự thảo Tờ trình của Ủy ban nhân dân Thành phố và dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố, các nhà khoa học, chuyên gia đều cho rằng: Việc xây dựng Nghị quyết quy định cơ chế hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non và học sinh phổ thông Hà Nội năm học 2022-2023 là chính sách ưu việt và là đặc thù riêng của thành phố Hà Nội. Đặc biệt, việc hỗ trợ học phí cho học sinh ở khu vực miền núi và học sinh thuộc đối tượng được giảm học phí theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP nhằm chia sẻ khó khăn, giảm bớt gánh nặng tài chính với phụ huynh học sinh trong bối cảnh nền kinh tế đang từng bước phục hồi sau đại dịch Covid-19.

Hà Nội dự kiến hỗ trợ học phí năm học 2022-2023 cho học sinh: Giảm gánh lo, tăng động lực

Nhấn mạnh ý nghĩa nhân văn và thiết thực trên, góp ý vào Dự thảo Nghị quyết của Thành phố, ông Phạm Ngọc Thảo - Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ pháp luật cho rằng: Đầu tư cho giáo dục là một chủ trương rất quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Từ nhiều năm qua, Đảng đã có nhiều Nghị quyết và Nhà nước và Thủ đô Hà Nội đã có nhiều chính sách để đầu tư cho giáo dục, hỗ trợ học sinh các cấp học của Thủ đô giảm bớt khó khăn, tích cực học tập, phấn đấu rèn luyện.

“Hà Nội vừa trải qua 2 năm ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, đời sống của nhân dân mới bước đầu ổn định và cũng còn nhiều khó khăn, nhất là khu vực miền núi, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và học tập của một bộ phận học sinh. Vì vậy, việc chính quyền Thành phố ban hành cơ chế hỗ trợ học phí là rất cần thiết, thể hiện sự quan tâm thiết thực của cấp ủy, chính quyền và nhân dân đến sự nghiệp giáo dục ở Thủ đô”, ông Thảo khẳng định.

Bày tỏ quan điểm đồng tình và nhất trí cao với chủ trương được nêu trong dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố, ông Nguyễn Hoàng Giáp - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Đống Đa cho rằng: Đây là sự quan tâm của thành phố Hà Nội với những chính sách của Nhà nước đã hỗ trợ cho các đối tượng theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP; đi kèm với hỗ trợ một số nhóm đối tượng cụ thể.

“Từ góc độ quản lý ở địa phương, chúng tôi cho rằng, rất cần chính sách hỗ trợ như thế này để bảo đảm an sinh xã hội cho nhân dân, nhất là hộ gia đình nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn. Chính quyền địa phương thực sự thấy mừng khi chính sách này sẽ được triển khai ngay trong năm học mới 2022-2023 và một bộ phận nhân dân trên địa bàn sẽ được thụ hưởng”, ông Giáp nhấn mạnh./.

Cần xem xét bao phủ thêm một số đối tượng

------------------------------------

Bà Đặng Thị Phương Hoa - Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội:

Hỗ trợ con em đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn

Nội dung của Dự thảo Nghị quyết thực sự rất có ý nghĩa, thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Thành phố tới công tác giáo dục, nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Trong chính sách hỗ trợ thêm của Thành phố, đã có một số ít con của người lao động được hưởng hỗ trợ theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP, đó là con cán bộ, công chức, viên chức, công nhân mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp, được hưởng trợ cấp thường xuyên; tuy nhiên số này rất ít. Do vậy, rất mong Thành phố quan tâm, xem xét hỗ trợ con công nhân lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp và chế xuất trên địa bàn Thành phố.

Hiện trên địa bàn Thành phố có khoảng 140.000 đoàn viên/ 170.000 công nhân lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp; trong số này nhiều người lao động có hoàn cảnh khó khăn, nhất là sau 2 năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19. Trong bối cảnh giá tiêu dùng tăng cao, nhiều công nhân lao động phải đi thuê trọ, chưa có hộ khẩu tại Hà Nội nên con phải theo học các trường tư thục, dân lập… do đó, việc chăm lo cho con đầu năm học sẽ khiến người lao động gặp không ít khó khăn. Rất mong Thành phố và ngành Giáo dục và Đào tạo trong quá trình triển khai các chính sách hỗ trợ có sự quan tâm, ưu tiên đến đối tượng này…

------------------------------------

TS. Nguyễn Tùng Lâm - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý giáo dục Việt Nam:

Thống nhất nên ưu tiên con công nhân

Tôi cho rằng Dự thảo Nghị quyết cần tính tới những biến động do tác động của dịch Covid-19, biến động do sự phát triển của xã hội hiện nay; đặc biệt với thành phố Hà Nội có 2 đối tượng cần quan tâm đến: Một là con công nhân lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp và chế xuất, không có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội. Theo tôi, rất cần quan tâm đến nhóm đối tượng này, nhất là học đang học mầm non và tiểu học. Hai là con của người lao động thuộc đối tượng di dân của thành phố Hà Nội, số này cũng đông. Đây là những đối tượng gặp khá nhiều khó khăn do thiếu sự ổn định, do vậy cần xem xét, đưa họ vào đối tượng được xem xét hỗ trợ.

------------------------------------

Bà Trần Thị Kim Liên - Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội:

Phải lựa chọn đúng và trúng đối tượng

Thành phố nên xem xét bổ sung thêm một số đối tượng được thụ hưởng, như: Con công nhân lao động tại các khu công nghiệp và chế xuất, bị ảnh hưởng bởi Covid-19; con gia đình bị hậu Covid-19, bệnh hiểm nghèo. Tuy nhiên, quá trình triển khai, cần có sự kiểm tra, giám sát để đảm bảo lựa chọn đúng, trúng đối tượng; làm sao để tránh để sót, lọt đối tượng hỗ trợ, đảm bảo được công bằng, công khai, minh bạch.

------------------------------------

Bà Quách Thị Mai Dung - Nguyên Phó Trưởng Phòng Giáo dục mầm non Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội:

Một chính sách nhân văn

Việc ban hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố quy định cơ chế hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non và học sinh phổ thông thành phố Hà Nội năm học 2022-2023 rất cần thiết, đáp ứng đòi hỏi của công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, đồng thời giải quyết một phần khó khăn cho các đối tượng trẻ em mầm non và học sinh sinh phổ thông thuộc diện chính sách ưu tiên. Hiện nay, qua theo dõi, năm học 2021-2022, cấp học mầm non ở Hà Nội có trên 30% trẻ em đang được chăm sóc giáo dục tại các trường mầm non ngoài công lập với mức học phí đóng rất cao, có trường thu học phí tới 12 triệu đồng/tháng. Theo đó, để tiến tới bình đẳng cho trẻ em khi đến trường, bà Dung đề nghị Thành phố hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non ngoài công lập như đối với học sinh tiểu học tư thục ở các địa bàn chưa đủ trường tiểu học công lập được quy định tại khoản a mục 2 Điều 9 Nghị định 81/2021/NĐ-CP.

Bảo Duy

Nên xem

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 13/12 đến ngày 20/12), toàn Thành phố ghi nhận 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết; giảm 59 trường hợp so với tuần trước.
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao chất lượng thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn, từ ngày 18/12, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) đã thí điểm thu gom rác trực tiếp tại phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, qua đó thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Tin khác

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

(LĐTĐ) Với mục tiêu đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, những năm qua, cùng với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, Trường THPT Quang Trung (huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) luôn chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhờ sự nỗ lực, quyết tâm và đồng lòng của tập thể thầy và trò, số lượng và chất lượng giải tại các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp của nhà trường ngày càng tăng, nhiều năm liền nằm trong Top 10 của thành phố.
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025

Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Ngày 20/12, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức gặp mặt các đội tuyển học sinh Thành phố chuẩn bị tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025.
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

(LĐTĐ) Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), ngày 20/12, quận Ba Đình tổ chức gắn biển công trình chào mừng tại Trường Trung học cơ sở (THCS) Nguyễn Trãi (phường Kim Mã).
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ

Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ

(LĐTĐ) Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 (1944 - 2024), các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tổ chức buổi ngoại khóa, hoạt động giáo dục trải nghiệm về lịch sử, truyền thống của quân đội.
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10

Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10

(LĐTĐ) Năm học 2024 - 2025 đã qua nửa chặng đường, tuy nhiên học sinh lớp 9 vẫn chưa biết phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026. Thời điểm hiện tại, các địa phương, trong đó có thành phố Hà Nội đều đang thấp thỏm chờ Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) để có thể xây dựng phương án tuyển sinh chính thức.
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải

PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải

(LĐTĐ) Trước khi được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải, PGS.TS Nguyễn Văn Hùng từng trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau và luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024

Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024

(LĐTĐ) Năm học 2023 -2024 đã qua đi, nhưng đối với tập thể thầy và trò Trường Trung học cơ sở (THCS) Lạc Viên (quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng) đó là một hành trình đầy rực rỡ với những dấu ấn khó phai.
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU

Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU

(LĐTĐ) Ngày 17/12, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà chủ trì kiểm tra kết quả thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” tại Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội.
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?

Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia, học sinh cuối cấp đang phải chịu áp lực từ nhiều phía, trong đó có cả từ gia đình và mạng xã hội. Không chỉ gặp vướng mắc về mặt tâm lý, nhiều học sinh cũng bày tỏ tâm lý băn khoăn, e ngại về việc chọn ngành, chọn nghề.
Xem thêm
Phiên bản di động