Hà Nội điểm đến an toàn và hấp dẫn
Xứng danh "Thành phố vì hòa bình" | |
Biểu tượng của khát vọng hòa bình ở Thủ đô | |
Tự hào 20 năm Thành phố vì hòa bình |
Vươn lên thành 1 trong 2 đầu tàu kinh tế
Sau 20 năm được vinh dự đón nhận danh hiệu “Thành phố Vì hòa bình”, cho đến hôm nay, người dân cả nước và đặc biệt là đồng bào Thủ đô Hà Nội càng tự hào hơn khi Hà Nội là Thủ đô duy nhất của khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhận được danh hiệu này.
Hà Nội trở thành điểm đến an toàn, thân thiện cho các nhà đầu tư nước ngoài. |
Sau 20 năm cùng với nhiều đổi thay, Thủ đô Hà Nội tiếp tục phấn đấu không ngừng, xây dựng, phát triển, cùng hướng tới một thế giới hòa bình, nền tảng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai, Thủ đô hôm nay to đẹp hơn, khang trang hơn…Cùng với việc mở rộng địa giới hành chính, số dân Thủ đô Hà Nội theo đó cũng tăng lên.
Tuy nhiên, nhờ đó Hà Nội cũng trở thành thành phố đa sắc màu về văn hóa, các loại hình kinh tế phát triển mạnh, môi trường đầu tư, kinh doanh không ngừng được cải thiện, quốc phòng - an ninh được giữ vững, đối ngoại được mở rộng. Hình ảnh Hà Nội là một điểm đến an toàn, thân thiện, ngày càng được giới thiệu, quảng bá rộng rãi và được các tổ chức quốc tế đánh giá cao.
Với bề dày lịch sử nghìn năm văn hiến, nơi hội tụ những giá trị tinh hoa lâu đời, lớn nhất của Việt Nam; Thủ đô Hà Nội không chỉ là nơi tập trung các cơ quan đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao thương quốc tế; mà còn là một trong hai trung tâm kinh tế lớn nhất của Việt Nam hiện được cộng đồng doanh nghiệp trong nước và quốc tế ghi nhận, là điểm đến kinh doanh thành công bởi những tiềm năng và lợi thế riêng hiện có.
30 năm sau khi mở cửa thị trường (từ năm 1989), Hà Nội đã đón nhận làn sóng đầu tư mạnh mẽ từ những dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Kể từ những ngày đầu “chập chững” mở cửa thu hút đầu tư, cho đến nay, Thủ đô Hà Nội luôn là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI, và được các doanh nghiệp FDI lựa chọn.
Để có được sức hấp dẫn đó, cũng như nhận được niềm tin yêu của các nhà đầu tư nước ngoài, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, bên cạnh việc Hà Nội là đầu mối giao thông thuận lợi với sân bay quốc tế; cơ sở hạ tầng với hệ thống các đường cao tốc, kết nối các cảng biển quốc tế; hạ tầng các khu công nghiệp hoàn thiện với nguồn nhân lực chất lượng cao… thì Thủ đô còn có một bộ máy chính trị hoạt động ổn định, cởi mở và có nhiều chính sách thu hút đầu tư nguồn vốn FDI.
Với những lợi thế đó, Hà Nội luôn đã khẳng định vị trí đứng đầu của mình trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư FDI. Cụ thể, số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2019, Hà Nội cũng trở thành địa phương đứng đầu cả nước về thu hút nguồn vốn đầu tư FDI với tổng số vốn đăng ký hơn 4,87 tỷ USD (chiếm 26,4% tổng vốn đầu tư cả nước).
Trước đó, năm 2018, Hà Nội cũng đã thu hút đầu tư FDI đạt hơn 7,5 tỉ USD, tăng 2,81 lần so với năm 2017, đứng đầu cả nước và cao nhất từ 30 năm thực hiện chủ trương thu hút FDI. Riêng trong 3 năm từ 2016 - 2018, Hà Nội thu hút được gần 14,05 tỉ USD, bằng 2,25 lần giai đoạn từ năm 2011 - 2015. Qua đó, đánh dấu bước tiến mới trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Hà Nội và khẳng định môi trường an toàn, thân thiện với các nhà đầu tư.
Tiếp tục là lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư
Đánh giá về môi trường đầu tư tại Hà Nội, tại buổi gặp gỡ giữa Bộ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải và ông Hironobu Kitagawa - Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), ông Hironobu Kitagawa đã cho biết, Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng tiếp tục là điểm đến an toàn, thân thiện đối với các nhà đầu tư Nhật Bản.
Ông Hironobu Kitagawa nhận định, năm 2019, bên cạnh việc tiếp tục đầu tư tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ có xu hướng đầu tư ở các địa phương nhiều hơn.
Cũng theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tại Hà Nội, Nhật Bản hiện là quốc gia đứng đầu về quy mô vốn đầu tư với khoảng 10,6 tỷ USD; tiếp đến là Singapore với khoảng 6,9 tỷ USD; đứng thứ 3 là Hàn Quốc với 5,5 tỷ USD. Lĩnh vực thu hút vốn lớn nhất hiện nay là hoạt động kinh doanh bất động sản (chiếm 34,8%), tiếp đến là công nghiệp chế biến chế tạo (24,4%), thông tin và truyền thông (8,72%), xây dựng 6,29%.
Trong 6 tháng đầu năm 2019, Hà Nội hiện có 4.850 dự án còn hiệu lực với vốn đăng ký 34,2 tỷ USD và 1.850 lượt góp vốn mua cổ phần với vốn đăng ký 7 tỷ USD. Lũy kế giải ngân FDI đạt khoảng 20,5 tỷ USD, chiếm 49,7% vốn đăng ký. Một trong những dự án lớn đóng góp vào thu hút FDI của Hà Nội trong 6 tháng đầu năm là Dự án góp vốn, mua cổ phần của Beerco Limited (Hồng Kông) vào Công ty TNHH Vietnam Beverage, giá trị vốn góp là 3,85 tỷ USD…
Đáng chú ý, hiện nhiều dự án lớn đã nhận được Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vào Hà Nội có số vốn lên đến cả triệu đô như: Dự án Thành phố thông minh với tổng vốn đăng ký lên tới 94.349 tỷ đồng (4.138 triệu USD) do Liên doanh Sumimoto (Nhật Bản) và Tập đoàn BRG đầu tư tại xã Hải Bối (Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Hà Nội).
Dự án sẽ phát triển trong 5 giai đoạn với 5 mô hình liên doanh phát triển cho các giai đoạn, dự kiến hoàn thành vào năm 2028. Cùng với Dự án Thành phố thông minh trên, dự án Nidec Techno Motor Việt Nam do Tập đoàn Nidec (Nhật Bản) đầu tư với vốn 4.550 tỷ đồng (200 triệu USD) cũng đang được tích cực triển khai trên diện tích khoảng 6,4 ha tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc.
Dự tính, dự án sẽ đi vào hoạt động trong năm 2019. Bên cạnh đó còn có các dự án “khủng” khác như, dự án Sản xuất màng OPC của Mitsubishi Chemical (Nhật Bản) tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc có vốn đầu tư 92 triệu USD; dự án Nhà máy Bia Heineken tại huyện Thường Tín từ nhà đầu tư Singapore với tổng mức đầu tư trên 200 triệu USD…
Có thể thấy, bên cạnh những tiềm năng về kinh tế… Hà Nội luôn kiên định mục tiêu “cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh”, “đồng hành cùng doanh nghiệp” và “phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng tái cơ cấu kinh tế thành phố”… đã thực sự trở thành lực hút đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Qua đó, không chỉ khẳng định là địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút nguồn vốn FDI, mà còn khẳng định với bạn bè quốc tế về một Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung an toàn, thân thiện, cởi mở và sẵn sàng chào đón bạn bè quốc tế trong thời kỳ kinh tế hội nhập.
Đỗ Đạt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?
Tin khác
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
10 tháng năm 2024, Hà Nội đón hơn 23 triệu lượt khách du lịch
Infographic 15/11/2024 16:05
Ngày cuối tuần: Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đón lượng khách tham quan cao kỷ lục
Du lịch 10/11/2024 17:24
Vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà lên sóng kênh truyền hình CNN
Du lịch 07/11/2024 14:50
Tháng 10/2024, Việt Nam đón 1,42 triệu lượt khách quốc tế
Du lịch 07/11/2024 07:11
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia
Du lịch 03/11/2024 16:46
Lào Cai khởi động chương trình kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024
Du lịch 30/10/2024 18:42
Góc nhìn chuyên gia trong ứng dụng công nghệ số vào du lịch
Du lịch 29/10/2024 20:38
Cửa Lò đón hơn 5 triệu lượt khách trong mùa du lịch năm 2024
Du lịch 24/10/2024 21:22
Hơn 2.000 du khách quốc tế đến Khánh Hòa bằng du thuyền
Du lịch 23/10/2024 11:22