Hà Nội đẹp từ những điều giản dị

(LĐTĐ) Hà Nội bây giờ không thiếu nhà cao tầng, không thiếu những khu đô thị mới hoành tráng, nhưng Hà Nội sẽ không còn là Hà Nội nếu mất đi những nét cổ kính, rêu phong. Hà Nội đẹp, đẹp ngay trong nhịp sống hối hả và “tình” hơn nếu ta biết nhẩn nha, chiêm nhiệm…
Yêu Hà Nội qua từng trang sách Đường phố Hà Nội yên bình sáng 30 Tết Phố phường Hà Nội đẹp như trời Âu

1. Những ngày này, dạo qua phố Hà Nội hẳn ai nấy đều có thể dễ dàng bắt gặp những chiếc xe đạp chở đầy loa kèn trắng tinh khôi vừa dịu dàng vừa lãng mạn. Tôi cũng vậy. Một buổi sớm tháng Tư, khi chạy xe loanh quanh trên con phố Thanh Niên, tôi chợt gặp dăm hàng hoa như vậy.

Hà Nội đẹp từ những điều giản dị
Một góc Hà Nội bình dị. Ảnh: Giang Nam

Những vòng xe chở hoa quay đều, quay đều chậm rãi giữa ban mai sương đang còn ngái ngủ. Như trùng hợp lạ kỳ, người chở đầy xe hoa hôm ấy tôi gặp cũng tên là Hoa. Chị khoe nhà ở Tây Tựu, một trong những “thủ phủ” hoa ở Hà Nội. Lạ ở chỗ, những cánh hoa chị chở quanh phố lại chẳng phải từ Tây Tựu mà ở mãi Đan Phượng. Số là, ít năm gần đây, nhiều người ở làng hoa Tây Tựu nơi chị rủ nhau thuê đất, trồng hoa tại Hạ Mỗ (Đan Phượng).

Đất tốt, hợp với sự sinh trưởng của hoa loa kèn, thế nên để có loa kèn bán, đều đặn mỗi ngày xe ô tô lớn nhỏ đều cắt hoa rồi lại chuyển về làng hoa. Hỏi sâu hơn thì chị bảo, loa kèn thường được trồng chủ yếu vào tháng Tám nhưng phải chờ đến đầu tháng Tư năm sau mới được thu hoạch. Ngày mùng Một, ngày Rằm giá bán hoa sẽ được cao hơn. Hiện giá bán buôn khoảng 160.000 – 180.000 đồng/bó (100 bông), bán lẻ có giá khoảng 200.000 đồng/bó (100 bông). Nhìn qua vẻ ngoài, loa kèn trông gần giống hoa ly nhưng bông nhỏ hơn. Cũng có năm cánh nhưng chỉ độc một màu trắng xanh tinh khiết. Tuy không rực rỡ như bằng lăng, phượng thắm, không ngát thơm như hoa sữa, hoa bưởi nhưng loa kèn lại đẹp tinh khiết như một người thiếu nữ đang độ trăng tròn.

Ngồi bên bờ Hồ Tây, ngắm những xe hoa, tôi chợt nghĩ phải chăng đây là nét chấm phá, là nét văn hóa rất riêng và là một phần thân thương của Hà Nội. Yêu hoa bao nhiêu lại thương người trồng và người bán hoa bấy nhiêu. Vì sao ư? Bởi nếu ai hiểu được sự nhọc nhằn, vất vả của người trồng hoa cùng những chặng đường mưa nắng của người bán hoa, ắt sẽ thấy số tiền mình bỏ ra mua hoa, mua hương thơm và sự tươi mới về nhà là rất đáng giá. Nhìn những xe hoa đi khắp các ngóc ngách, ngõ phố Hà Nội. Thật sự thấy trong lòng dịu nhẹ, bình yên. Bình yên từ một Hà Nội được “vẽ” nên mộc mạc, tinh khôi và đẹp đẽ.

2.Tôi từng tiếp xúc và chứng kiến người thì mải miết lang thang góc phố ghi lại những thước phim, ảnh chụp cổng làng. Cũng có người mang tâm trạng ấy lại hóa thân, thể hiện qua ngôn từ văn chương, lại có cá nhân dùng công nghệ để tạo nên những hình ảnh 3D thu nhỏ về di tích, chùa miếu… Cách thức khác nhau nhưng tình yêu của họ với Hà Nội, với những nét xưa cũ thì đồng nhất.

Còn nhớ cách đây ít năm, khi được lãnh đạo tòa soạn, một người đồng điệu với góc nhìn về nét đẹp làng xưa trong phố phân công đi viết loạt bài chủ điểm cho báo Tết, tôi mừng húm. Mừng bởi thấy được người ta cũng say mê cái xưa cũ giống mình, phần khác bởi tôi thấy vẫn còn người trân trọng những giá trị xưa. Thế là tôi dấn thân. Tôi đã dành không ít ngày đi sâu vào những ngõ hẹp từng một thuở được gọi với tên Kẻ Mọc, những lối nhỏ Đại Yên hay những đoạn những ngõ nhỏ gấp khúc ở Kẻ Bưởi… Tại những nơi này, tôi đã cảm nhận được nét đẹp từ những xưa cũ của Hà Nội.

Tôi tìm thấy những dấu tích của kinh thành Thăng Long thông qua nếp sống thị dân, phong tục, tập quán, tín ngưỡng và đặc biệt là kiến trúc đô thị với vẻ đẹp độc đáo được lưu giữ qua nhiều thế kỷ. Đây là nét xưa cũ đáng trân quý. Chợt nghĩ nếu các ban ngành quản lý phát huy được tiềm năng từ những góc hoài niệm này thì chuyện thu hút khách thăm quan các nước bạn, phát triển ngành công nghiệp xanh hẳn không quá khó.

Nói đến những điều cũ, hẳn sẽ rất thiếu nếu không nhắc tới sự mới mẻ. Tôi từng có dịp qua ngõ 2E, phố Dịch Vọng (phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy), điều tôi ấn tượng là những người dân sinh sống tại đây cùng nhau cải tạo, trang trí để biến con ngõ nhỏ thành nơi đáng sống. Nghe kể, trước ngõ 2E là đường đất, rộng hơn 3m và đã bị lấn chiếm chỉ còn đủ cho hai chiếc xe đạp tránh nhau. Mọi chuyện đổi khác từ khi quận Cầu Giấy và thành phố Hà Nội có chủ trương vận động người dân xây dựng cảnh quan khu dân cư, môi trường sống sạch đẹp, văn minh. Khu nền đất ruộng cũ ở cuối ngõ được cải tạo thành sân chơi chung rộng hơn 1.000m2 với các thiết bị tập thể dục. Những bức tường gạch thô ráp đã được trát vữa, láng mịn, một phần được gắn bình gốm trồng hoa, phần lớn còn lại được cư dân của ngõ nhận vẽ trang trí. Cứ thế, con ngõ nhỏ dần trở nên phong quang, sạch đẹp và là địa điểm để người dân gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ, gắn kết tình làng nghĩa xóm sau mỗi ngày làm việc căng thẳng. Các gia đình vui vẻ, phấn khởi, tình đoàn kết khu phố được củng cố. Nhiều hộ còn tiên phong trồng cây xanh trước cửa nhà để làm đẹp thêm không gian sống. Rõ ràng, nét đẹp người Hà Nội dù cách thức người dân thể hiện khác nhau song vẫn đang âm thầm lan tỏa, tạo hiệu ứng tích cực trong đời sống cộng đồng.

3.Tôi đã chọn Ô Quan Chưởng làm nơi ngắm nhìn Hà Nội trọn một ngày. Dưới mái vòm Ô Quan Chưởng, tôi được chứng kiến một lát cắt nhỏ trong nhịp sống hối hả của người Hà Nội và những người dân tứ xứ đang tất tả mưu sinh ở đất Hà thành. Ở nơi đây, nếu mang một chút để tâm, một chút cảm nhận có thể thấy được ẩn hiện những hơi thở gấp gáp của cuộc sống.

Hà Nội đẹp từ những điều giản dị
Những xe hoa trên phố góp phần tô điểm hương sắc cho Hà Nội. Ảnh: Giang Nam

Ai đó từng nói, đi đâu cũng nhớ về Hà Nội, ai đó từng ngợi ca, từng bùi ngùi: “Hà Nội à? khó nói lắm, đi thì nhớ, mà ở thì… chán”. Đôi lần, một người bạn quê mãi tận Sài Gòn đã rủ rỉ với tôi như vậy. Kỳ thực, nghe xong tôi thấy… cũng đúng. Trước hết, nỗi nhớ Hà Nội thường trực bởi Hà Nội đẹp. Hà Nội có mùa thu rủ ngập mùi hoa sữa, có cái nắng oi ả và vị sen thoang thoảng của hè, có cảm giác thích thú khi hà hơi phù phù mỗi bước phố đông dài heo hắt, có màu hồng đào nhuộm kín khắp vỉa hè còn nuối tiếc hơi xuân.... Và bên Hà Nội bốn mùa, cũng như sống trong cùng bốn sắc thái khác nhau. Vui có, buồn có, say mê có, nhưng sâu thẳm là yêu, là thương, mà đắm đuối và khát khao tha thiết.

Từng có đận công tác xa Hà Nội vài ba tuần, trong tôi khi ấy luôn thường trực nỗi khát khao về, nhưng về trú chân yên bình thôi, rồi lại nhoài đi. Mà cũng chẳng phải riêng tôi có suy nghĩ như vậy, anh Tuấn - một đồng nghiệp công tác tại Hội Nhà báo Thành phố bảo, mỗi khi xa Hà Nội là anh lại ngóng trông mùi phở thơm nức mũi. Rồi ao ước được lặng ngồi nhâm nhi tách cà phê, ngắm nhìn phố phường hối hả, thèm được hít thở, được thổi căng lồng ngực nồng nàn bằng hơi ấm của Hà Nội./.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Huyện Thạch Thất phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

Huyện Thạch Thất phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, tại Hội trường Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) huyện phối tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ); biểu dương “Công nhân giỏi - Lao động giỏi” năm 2024.
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 20/5

Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 20/5

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa thông báo triệu tập Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Theo đó, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại Nhà Quốc hội.
Cẩn trọng khi sốt mò dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác

Cẩn trọng khi sốt mò dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác

(LĐTĐ) Vừa qua, Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nữ bệnh nhân L.T.Q, (71 tuổi, ở Hưng Yên) nhập viện với chẩn đoán sốt mò, hạ natri máu, suy giáp sau phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn bộ do ung thư tuyến giáp thể nhú, viêm gan theo dõi do thuốc.
Tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở

Tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Trong Tháng Công nhân năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Thanh Xuân sẽ phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận tổ chức Hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa Chủ tịch UBND quận và đại diện tổ chức Công đoàn, công nhân lao động và doanh nghiệp.
Thấm đượm nghĩa tình cán bộ Công đoàn chuyên trách Đường sắt Việt Nam

Thấm đượm nghĩa tình cán bộ Công đoàn chuyên trách Đường sắt Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều ngày 24/4, tại TP Vinh, tỉnh Nghệ An, Công đoàn Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) tổ chức Hội nghị Gặp mặt truyền thống các thế hệ cán bộ Công đoàn chuyên trách ngành Đường sắt đã nghỉ hưu, hướng tới kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam.
Hội thảo Thúc đẩy kinh tế số khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Hội thảo Thúc đẩy kinh tế số khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Báo Tiền Phong phối hợp với UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT tổ chức Hội thảo Thúc đẩy Kinh tế số khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên với sự tham dự của 200 đại biểu.
Khi nào Việt Nam phóng vệ tinh mới thay thế VINASAT-1

Khi nào Việt Nam phóng vệ tinh mới thay thế VINASAT-1

(LĐTĐ) VINASAT-1 được phóng thành công lên quỹ đạo vào ngày 19/4/2008, khẳng định chủ quyền không gian vệ tinh của Việt Nam. Vệ tinh VINASAT-1 do hãng Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất và được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Ariane-5 (Pháp). VINASAT-1 có vị trí quỹ đạo là 1320E (132 độ đông).

Tin khác

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

(LĐTĐ) Những ngày này, đi qua các tuyến phố của Hà Nội không khó để bắt gặp hình ảnh những hàng cây đã thay lá và bật chồi xanh non. Màu xanh mơn mởn của cây khiến đường phố Hà Nội trở nên đẹp lạ kỳ và tràn đầy sức sống.
Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến vùng bãi Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) là nói tới vùng đất ven đô nổi tiếng với nghề trồng rau, bện thừng và đan võng. Tuy nhiên, đến Giang Biên thời điểm này, kinh tế của vùng đất bãi đã có nhiều sự đổi thay. Nơi đây, nhiều hộ nông dân đã biết cũng nhau xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch nông nghiệp xanh, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

(LĐTĐ) Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những di tích có kiến trúc đẹp nhất của xứ Đoài. Đặc biệt, từ xưa đến nay, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

(LĐTĐ) Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

(LĐTĐ) Nằm nép mình ngay dưới chân cầu Thăng Long, ven đê sông Hồng, đình làng Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 năm tuổi là nhân chứng lịch sử của nhiều sự kiện trọng đại nơi mảnh đất Thăng Long Hà Nội. Ngoài ra đây còn là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng có giá trị nhiều mặt trong kho tàng di sản văn hoá nước nhà.
Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Ngay sau khi tiếp nhận thông tin du khách nước ngoài bị mất tài sản trên địa bàn, Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, đã khẩn trương xác minh, tìm được chiếc điện thoại và trao trả cho du khách.
Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội, dù nhịp độ đô thị hóa mạnh mẽ nhưng tại đây vẫn còn in đậm các dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Lấy trục trung tâm là Hồ Tây thì Tây Hồ là nơi lắng đọng nhiều trầm tích văn hóa với hàng loạt di tích lịch sử nổi tiếng, lễ hội đặc sắc và làng nghề truyền thống. Từ những lợi thế này, việc khơi thông nguồn lực về văn hóa, coi văn hóa là động lực phát triển là định hướng nền tảng đúng đắn để “đánh thức” các tiềm năng, giá trị của mảnh đất văn hiến.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

(LĐTĐ) Phấn khởi trước sự đổi mới toàn diện về cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo, nhất là các hoạt động an sinh xã hội, đời sống vật chất, tinh thần, nhân dân huyện Hoài Đức quyết tâm phấn đấu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động