Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm thị trường bánh trung thu

(LĐTĐ) Sau 2 năm gần như đóng băng vì dịch bệnh Covid-19, năm nay thị trường bánh trung thu tại Hà Nội được kỳ vọng sẽ phục hồi trở lại khi tình hình kinh tế khởi sắc. Tuy nhiên, điều khiến người tiêu dùng lo lắng vẫn là vấn đề an toàn thực phẩm, đặc biệt trong thời gian qua khi lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội liên tiếp thu giữ và xử lý những đối tượng kinh doanh bánh trung thu không rõ nguồn gốc.
Nâng cao kiến thức an toàn thực phẩm cho hội viên, phụ nữ Trang bị kiến thức phòng cháy, chữa cháy và đảm bảo an toàn thực phẩm cho doanh nghiệp Hiệu quả từ mô hình “Tuyến phố an toàn thực phẩm có kiểm soát”

Nhộn nhịp thị trường bán trung thu

Dạo qua một số tuyến phố như Phạm Hùng, Hồ Tùng Mậu; Xuân Đỉnh (Bắc Từ Liêm), Quang Trung (Hà Đông); Trần Đăng Ninh, Trần Thái Tông (Cầu Giấy)… không khó để bắt gặp hình ảnh các cửa hàng, quầy bán bánh trung thu của các hãng như Kinh Đô, Hữu Nghị, Thu Hương, Malays, Đồng Khánh,… mọc lên san sát.

Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm thị trường bánh trung thu
Còn gần một tháng nữa mới đến Tết Trung thu, tuy nhiên thời điểm này tại Hà Nội, thị trường bánh trung thu đã bắt đầu sôi động

Theo khảo sát của phóng viên, năm nay các loại bánh trung thu có giá bán tăng lên khoảng 20-25% so với những năm trước. Nguyên nhân là do giá nguyên liệu, chi phí đầu vào tăng nên các doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất phải điều chỉnh giá bán.

Chị Thu, chủ một cửa hàng bánh trung thu trên đường Xuân Đỉnh (Bắc Từ Liêm) cho biết, không chỉ các cơ sở sản xuất bánh trung thu truyền thống, mà đối với các loại bánh trung thu khác như Kinh Đô, Hữu Nghị… giá bánh bán ra cũng đều tăng khoảng 1.000 - 4.000 đồng/cái so với các năm trước. Nguyên nhân chính là do giá nguyên liệu, chi phí đầu vào tăng.

Có thể thấy, sau hơn 2 năm đóng băng bởi dịch bệnh, thị trường bánh trung thu năm 2022 được kỳ vọng sẽ sôi động nhưng cũng nhiều thách thức hơn. Thực tế, nhu cầu thưởng thức của người tiêu dùng đã thay đổi, đòi hỏi chất lượng cao hơn. Sự tươi ngon, đa dạng, an toàn thực phẩm trở thành những chuẩn mực quan trọng.

Không dừng lại ở đó, người tiêu dùng cũng lưu ý hơn với thiết kế bao bì, bởi những hộp bánh còn là những món quà gửi đến gia đình, bạn bè, đối tác trong dịp lễ. Chính vì vậy, việc đầu tư phát triển sản phẩm, đa dạng mẫu mã, chất lượng, an toàn là mục tiêu các nhà sản xuất hướng đến.

Đặc biệt những năm gần đây, bánh trung thu handmade được nhiều người lựa chọn vì kiểu dáng lạ, bắt mắt, lại phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng với nhiều vị nhân mới, chất lượng cũng được chú trọng hơn, giúp khách hàng có thể vừa thưởng thức, vừa làm món quà biếu, tặng sang trọng.

Chị Lê Na, chủ một bếp bánh handmade ở Bắc Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ, năm nay các mặt hàng bánh trung thu ở Hà Nội đều đồng loạt tăng giá và bánh trung thu handmade cũng không nằm ngoài ngoại lệ, dù vậy đây vẫn là những sản phẩm thu hút khách hàng.

Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm thị trường bánh trung thu
Nhiều thương hiệu bánh trung thu có tiếng như Kinh Đô, Hữu Nghị, Thu Hương... bắt đầu "đổ" ra đường để giới thiệu sản phẩm bánh trung thu năm nay

“Giá cả là vấn đề người tiêu dùng không quá chú trọng, bởi năm nay giá bánh tăng cũng không quá nhiều so với năm ngoái. Tuy nhiên, điều người tiêu dùng quan tâm nhất là khẩu vị và sự đảm bảo an toàn chất lượng, kiểu dáng… vì thế, mỗi sản phẩm chúng tôi làm ra đều phải đảm bảo nguồn nguyên liệu chất lượng, rõ nguồn gốc, có như vậy mới thu hút và cạnh tranh được với những thương hiệu bánh trung thu đã có tiếng trên thị trường”, chị Lê Na cho hay.

Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Cùng với những thương hiệu bánh trung thu đã có tiếng, trên thị trường cũng xuất hiện không ít bánh trung thu trôi nổi, không rõ nguồn gốc; đặc biệt là trên môi trường mạng xã hội, hình ảnh những hộp bánh trung thu đủ màu sắc, hương vị, được bán tràn lan trên các trang mạng, nhưng không rõ nguồn gốc, đang là nguy cơ gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm.

Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm trong dịp Tết Trung thu, những ngày qua, lực lượng quản lý thị trường Hà Nội và cả nước đã liên tục phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh bánh trung thu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Cụ thể tại Hà Nội, trong ngày 15/8 vừa qua, đoàn kiểm tra của Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 24, Cục QLTT thành phố Hà Nội bất ngờ kiểm tra hộ kinh doanh cửa hàng bánh kẹo Dũng Hải tại địa chỉ số nhà 46, thôn Chùa Tổng, xã La Phù, huyện Hoài Đức.

Thời điểm kiểm tra tại cửa hàng đang bày bán 10.800 chiếc bánh trung thu có nhãn ghi bằng tiếng nước ngoài, đựng trong các thùng carton. Theo giá niêm yết tại cửa hàng, một chiếc bánh có giá 2.500 đồng/chiếc. Tổng giá trị hàng hóa là 27 triệu đồng. Thời điểm kiểm tra, chủ cửa hàng không xuất trình được hóa đơn chứng từ của lô bánh trung thu, đồng thời khai nhận, gần Tết Trung thu nhu cầu tiêu thụ cao nên ông đã nhập hàng trôi nổi trên thị trường về phục vụ nhu cầu của người dân.

Cũng tại xã La Phù, huyện Hoài Đức (Hà Nội), Đội QLTT số 24 đã kiểm tra cửa hàng của bà Phan Thị Nhàn (xóm Chùa Tổng) và phát hiện 5.100 chiếc bánh trung thu do nước ngoài sản xuất, nhãn chữ bằng tiếng nước ngoài. Thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở kinh doanh cũng không xuất trình được hóa đơn theo quy định và khai nhận mua trôi nổi trên thị trường về bán kiếm lời.

Ngoài ra, Đội QLTT số 13 (Cục QLTT Hà Nội) cũng vừa phát hiện và thu giữ 4.000 sản phẩm bánh trung thu không rõ nguồn gốc tại phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy. Chủ lô hàng cho biết, mỗi chiếc bánh trung thu được nhập vào với giá 2.300 đồng, toàn bộ số bánh trung thu này đều không có hóa đơn, chứng từ…

Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm thị trường bánh trung thu
Lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội thu giữ gần 11.000 chiếc bánh trung thu không rõ nguồn gốc xuất xứ tại huyện Hoài Đức trong ngày 15/8

Trước thông tin liên tiếp về việc xử lý các hộ, cửa hàng kinh doanh bánh trung thu không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không rõ nguồn gốc xuất xứ của lực lượng chức năng trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy, vấn đề an toàn thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm trong dịp Tết Trung thu luôn là một trong những vấn đề nóng và được dư luận quan tâm.

Bởi thế, nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu, mới đây Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 212/KH-UBND. Theo kế hoạch, UBND thành phố yêu cầu việc thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những vi phạm về chất lượng và điều kiện vệ sinh an toàn trong sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm, chú trọng vào các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh trung thu. Đồng thời, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm theo đúng quy định pháp luật.

Thực hiện thanh tra, kiểm tra đúng tiến độ, báo cáo đúng thời gian, theo sự chỉ đạo thống nhất của Ban Chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm… Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động truyền thông với sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể để phổ biến quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, cũng như các kiến thức trong lựa chọn, bảo quản sản phẩm, thực phẩm đến người dân. Thời gian triển khai từ ngày 15/8/2022 - 15/9/2022.

Đề cập đến việc triển khai kế hoạch của UBND Thành phố và ngành Công Thương Hà Nội, trong việc tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu, chia sẻ với báo chí, ông Chu Xuân Kiên, Cục trưởng Cục QLTT Hà Nội cho biết, Cục QLTT Hà Nội đã chỉ đạo các đội QLTT phối hợp cùng chính quyền sở tại tăng cường kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm sử dụng nhiều trong dịp Tết Trung thu.

Đặc biệt, tập trung kiểm tra bánh trung thu, kẹo, rượu, bia, nước giải khát, phụ gia thực phẩm sản xuất bánh trung thu, nhân bánh, bao bì chứa đựng trực tiếp bánh trung thu... qua đó, đảm bảo tốt nhất vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2022.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

(LĐTĐ) Sau 3 ngày (31/10 - 2/11), Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024 đã khép lại, đánh dấu sự trở lại sôi động của các ban nhạc sống trong dòng chảy nghệ thuật biểu diễn, khẳng định vị trí không gì có thể thay thế được dẫu rằng đã đến thời của kỷ nguyên công nghệ 4.0. Đáng chú ý, trong những ngày biểu diễn, hàng nghìn khán giả từ khắp mọi miền đã đổ về Sơn Tây để thưởng lãm chương trình nghệ thuật đặc sắc này.
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

(LĐTĐ) Google Maps vừa nâng cấp tính năng vượt trội với sự hỗ trợ của AI Gemini, giúp người dùng có trải nghiệm du lịch và khám phá địa điểm thông minh, tiện lợi hơn bao giờ hết.
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

(LĐTĐ) Hiện nay, không khí lạnh tăng cường đang ảnh hưởng mạnh đến thời tiết miền Bắc và miền Trung, gây ra tình trạng rét tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, trong khi miền Trung đối diện với những trận mưa lớn kèm nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Sau thời gian triển khai, mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” trên địa bàn quận Ba Đình bước đầu đã phát huy tác dụng, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường trước và sau giờ tan học. Mô hình này còn giúp xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện, góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT).
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

(LĐTĐ) Theo quy định mới, từ 16/12/2024, yêu cầu phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở theo quy trình chi tiết, bao gồm tiếp nhận, kiểm tra, và xử lý hồ sơ đúng thẩm quyền. Hồ sơ cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể và được lưu trữ cẩn thận.
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Công đoàn ngành Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức đoàn công tác do đồng chí Tạ Thị Mỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn GTVT Việt Nam, Đảng ủy viên, Chủ tịch Công đoàn ngành GTVT Hà Nội làm Trưởng đoàn đã đến các đơn vị Công đoàn cơ sở để trao hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Tin khác

359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024

359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 28/10, Bộ Công Thương tổ chức họp báo giới thiệu và cung cấp thông tin về lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia (THQG) Việt Nam lần thứ 9 năm 2024. Trong đó, 190 doanh nghiệp, với tổng số 359 sản phẩm được công nhận đạt THQG Việt Nam năm 2024. Đây là những doanh nghiệp đáp ứng hệ thống các tiêu chí của Chương trình THQG Việt Nam, là những doanh nghiệp tiêu biểu, đại diện cho Thương hiệu Việt Nam.
Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất - tiêu dùng làng nghề Hà Nội sẽ bắt đầu từ 28/10

Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất - tiêu dùng làng nghề Hà Nội sẽ bắt đầu từ 28/10

(LĐTĐ) Từ ngày 28/10 - 3/11, tại khu vực Quảng trường đối diện sân vận động quốc gia Mỹ Đình (phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), sẽ diễn ra “Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất - tiêu dùng bền vững cho cơ sở làng nghề truyền thống năm 2024; Mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi sản xuất sản phẩm làng nghề truyền thống và OCOP”.
Sắp diễn ra Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến

Sắp diễn ra Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến

(LĐTĐ) Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia sẽ diễn ra trên cả nước từ ngày 25/11 đến 1/12/2024 và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024 cũng chính thức bắt đầu từ 0h thứ Sáu, ngày 29/1, đến 12h ngày 1/12.
Nâng cao chương trình liên kết vùng bảo đảm cung - cầu hàng hóa cho Thủ đô

Nâng cao chương trình liên kết vùng bảo đảm cung - cầu hàng hóa cho Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác liên kết vùng giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố trên cả nước tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh và thực sự mang lại rất nhiều kết quả tích cực. Hàng loạt sự kiện lớn trong và ngoài nước được tổ chức với hiệu quả cao về kích cầu và quảng bá hình ảnh, sản vật Thủ đô, qua đó Hà Nội đã khẳng định được vai trò là trung tâm kết nối với các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Từ 15h ngày 24/10, giá xăng RON 95 giảm 68 đồng/lít

Từ 15h ngày 24/10, giá xăng RON 95 giảm 68 đồng/lít

(LĐTĐ) Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá chiều 24/10, giá các mặt hàng bán lẻ xăng dầu được điều chỉnh giảm ở mức từ 38 đồng/lít đến 254 đồng/lít, tùy từng mặt hàng.
Thay đổi nhận thức về bảo vệ người tiêu dùng, hướng tới thương mại bền vững

Thay đổi nhận thức về bảo vệ người tiêu dùng, hướng tới thương mại bền vững

(LĐTĐ) Những năm gần đây, thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam ngày càng phát triển và trở thành phương thức kinh doanh phổ biến được nhiều doanh nghiệp, người dân biết đến. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại công tác bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử cần được quan tâm chú trọng hơn, từ đó hướng tới mục tiêu phát triển thương mại bền vững.
Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội 2025 diễn ra trong 3 tháng

Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội 2025 diễn ra trong 3 tháng

(LĐTĐ) Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội 2025 sẽ diễn ra trong các tháng 5, 7 và 11/2025. Dự kiến, chương trình sẽ thu hút 1.000 - 2.000 doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế trên cả nước, trong đó có các trung tâm thương mại, siêu thị tổng hợp, siêu thị điện máy, chợ, cửa hàng tự chọn, các cửa hàng chuyên doanh, hệ thống ngân hàng...
Nâng cao năng lực tự bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng

Nâng cao năng lực tự bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng

(LĐTĐ) Thời gian qua, thương mại điện tử chứng kiến sự phát triển nhanh chóng nhưng cũng song hành với những nguy cơ tiềm ẩn. Do đó mỗi người dân sẽ phải có kiến thức tự bảo vệ mình, tránh “tiền mất tật mang” trong môi trường không gian mạng, góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử thời gian tới.
Giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 2.006 đồng lên 2.103 đồng/kWh từ 11/10

Giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 2.006 đồng lên 2.103 đồng/kWh từ 11/10

(LĐTĐ) Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có quyết định chính thức về việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân, theo đó, từ ngày 11/10/2024 mức giá bán lẻ điện bình quân sẽ được điều chỉnh tăng từ 2.006,79 đồng lên 2.103,1159 đồng/1kWh, tương đương với mức tăng 4,8%.
Chú trọng xây dựng văn hóa tiêu dùng lành mạnh

Chú trọng xây dựng văn hóa tiêu dùng lành mạnh

(LĐTĐ) Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đảm bảo chất lượng hàng hóa, niêm yết giá hàng hóa rõ ràng, xây dựng chương trình khuyến mại, chế độ hậu mãi… là những giải pháp mà các Sở, ngành, quận, huyện Hà Nội đã và đang tích cực triển khai nhằm bảo vệ quyền lợi cho người dân, xây dựng văn hóa tiêu dùng lành mạnh.
Xem thêm
Phiên bản di động