Hà Nội đã dành trên 6.795 tỷ đồng hỗ trợ an sinh xã hội

(LĐTĐ) Đến nay, toàn thành phố Hà Nội đã có trên 5,51 triệu lượt đối tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 được hỗ trợ tiền mặt và cho vay với tổng kinh phí 6.795,9 tỷ đồng .
Hà Nội đã dành hơn 6.680 tỷ đồng hỗ trợ an sinh xã hội Các chính sách hỗ trợ an sinh xã hội được triển khai khẩn trương, kịp thời Hà Nội: Hơn 5,3 triệu lượt đối tượng khó khăn được hỗ trợ an sinh

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, tính đến ngày 13/01/2022, các sở, ngành, tổ chức chính trị xã hội có liên quan và các quận, huyện, thị xã đã thực hiện chính sách của Trung ương, đặc thù của thành phố Hà Nội và huy động xã hội hoá để quyết định hỗ trợ tiền mặt và cho vay cho trên 5,51 triệu lượt đối tượng với tổng kinh phí 6.795,9 tỷ đồng.

Trong đó, ngân sách Nhà nước đảm bảo chi theo Nghị quyết số 68/NQ-CP, Nghị quyết 15/NQ-HĐND là 2.269,7 tỷ đồng; kinh phí hỗ trợ theo Nghị quyết 116/NQ-CP từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp là 4.094,8 tỷ đồng; nguồn vận động xã hội hoá để hỗ trợ các đối tượng ngoài quy định là 431,3 tỷ đồng, đã thực hiện hỗ trợ cho trên 5,48 triệu lượt đối tượng với kinh phí 6.744,2 tỷ đồng (trong đó, hỗ trợ bằng tiền là 6.565,5 tỷ đồng; hỗ trợ cho vay là 178,7 tỷ đồng).

Cụ thể, đến nay, các sở, ngành có liên quan và các quận, huyện, thị xã đã ra quyết định hỗ trợ cho trên 2,16 triệu người lao động, người sử dụng lao động, hộ kinh doanh gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 với 12/12 nhóm đối tượng theo Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 3642/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội. Kinh phí phê duyệt là 1.955,3 tỷ đồng, đã thực hiện hỗ trợ cho 2,13 triệu người lao động, người sử dụng lao động, hộ kinh doanh với kinh phí 1.904,7 tỷ đồng.

Hà Nội đã dành trên 6.795 tỷ đồng hỗ trợ an sinh xã hội
Trao kinh phí hỗ trợ theo chính sách đặc thù của thành phố Hà Nội cho người dân khó khăn ở huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Đối với Nghị quyết 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, tính đến nay, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội đã chi trả cho 1,681 triệu người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và người lao động tạm dừng bảo hiểm xã hội, với tổng số tiền 4.094 tỷ đồng.

Về chính sách đặc thù cho các đối tượng quy định tại Nghị quyết 15/NQ-HĐND ngày 13/8/2021 của Hội đồng nhân dân Thành phố, đến nay, các địa phương đã phê duyệt và thực hiện hỗ trợ đối với 08/08 nhóm đối tượng quy định tại Nghị quyết 15/NQ-HĐND; các địa phương đã rà soát và ra quyết định hỗ trợ cho 296.868 người, hộ kinh doanh với kinh phí phê duyệt là 314,4 tỷ đồng, đã tổ chức chi trả cho 296.106 đối tượng với kinh phí 313,4 tỷ đồng.

Cùng với các chính sách nói trên, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã trích kinh phí 82,98 tỷ đồng từ nguồn ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19 để hỗ trợ cho 162.529 người khó khăn trên địa bàn Thành phố, bao gồm cả một số người nước ngoài khó khăn đang sinh sống, học tập và làm việc tại Hà Nội.

Ngoài ra, với tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, từ khi thực hiện Chỉ thị 17/CT-UBND ngày 23/7/2021 đến nay, các tổ chức chính trị, xã hội Thành phố và một số quận, huyện, thị xã cũng đã huy động nhiều nguồn lực xã hội và quà của các nhà hảo tâm để cùng chung sức hỗ trợ cho trên 1,2 triệu lượt người, hộ gia đình khó khăn trên địa bàn ổn định cuộc sống với số tiền 348,3 tỷ đồng.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

TP.HCM: Xác minh nhiều nội dung dư luận phản ánh tại Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức

TP.HCM: Xác minh nhiều nội dung dư luận phản ánh tại Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức

(LĐTĐ) Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa thành lập Tổ thẩm tra, xác minh về công tác chỉ đạo điều hành của cấp ủy Đảng bộ Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức (thành phố Thủ Đức, TP.HCM).
Chìa khóa bảo vệ quyền lợi người lao động

Chìa khóa bảo vệ quyền lợi người lao động

(LĐTĐ) Thời gian qua, Công đoàn Trường THCS Vân Tảo (huyện Thường Tín, Hà Nội) đã phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc tham gia quản lý, phối hợp xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, giáo viên. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của người lao động, phát huy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, việc thực hành dân chủ ngày được nâng lên.
Kỳ 3: Nâng tầm công tác giám sát để hoàn thiện thiết chế văn hoá cơ sở

Kỳ 3: Nâng tầm công tác giám sát để hoàn thiện thiết chế văn hoá cơ sở

Với vai trò là cầu nối giữa chính quyền với nhân dân những năm qua Hội đồng nhân dân (HĐND) từ cấp cơ sở đến Thành phố đã tổ chức nhiều phiên giải trình, đưa ra các kiến nghị, chất vấn, tái chất vấn, yêu cầu Ủy ban nhân dân (UBND), các sở, ban, ngành đưa ra giải pháp nhằm thúc đẩy việc đầu tư, khai thác, quản lý và sử dụng hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hiện thực hóa giấc mơ an cư

Hiện thực hóa giấc mơ an cư

(LĐTĐ) Luật Nhà ở (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, trong đó có quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng nguồn tài chính công đoàn cho công nhân, người lao động thuộc diện được hưởng chính sách về cho thuê, mua nhà ở xã hội.
Chính thức áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024

Chính thức áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024

Ngày 29/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2024, áp dụng từ năm tài chính 2024.
Tổ chức bán kết Cuộc thi "Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp sinh viên EPU năm 2023"

Tổ chức bán kết Cuộc thi "Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp sinh viên EPU năm 2023"

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Trường Đại học Điện lực đã tổ chức vòng bán kết Cuộc thi "Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp sinh viên EPU năm 2023".
Bệnh nhân u não nhưng trì hoãn đi khám vì tưởng bị “ma bắt”

Bệnh nhân u não nhưng trì hoãn đi khám vì tưởng bị “ma bắt”

(LĐTĐ) Hiện nay, với sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng, nhiều bà con vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số đã tiếp cận dễ dàng hơn với các thông tin điều trị u bướu bằng y học hiện đại. Tuy nhiên, thời gian qua, tại Bệnh viện K vẫn ghi nhận một số trường hợp cả tin, mê tín cho rằng có biểu hiện lạ của cơ thể do “ma bắt”, y học không thể điều trị khỏi bệnh; do đó không tới khám, bỏ lỡ thời điểm vàng của quá trình điều trị, để lại hậu quả đáng tiếc.

Tin khác

Phòng ngừa rủi ro về việc làm cho người lao động

Phòng ngừa rủi ro về việc làm cho người lao động

(LĐTĐ) Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), mặc dù thị trường lao động có dấu hiệu phục hồi nhưng tỉ lệ người lao động đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp tục tăng lên cho thấy số người lao động gặp khó khăn, rủi ro về việc làm chưa dừng lại. Điều này đặt ra không ít vấn đề xã hội, dân sinh cần giải quyết và đòi hỏi các cơ quan chức năng cần sớm xây dựng những phương án dự phòng, giảm thiểu rủi ro về việc làm cho người lao động.
Điều trị nội trú vào ngày nghỉ lễ có được thanh toán BHYT?

Điều trị nội trú vào ngày nghỉ lễ có được thanh toán BHYT?

(LĐTĐ) Chị Vũ Thị Ngọc Hoa (ngochoavu…@gmail.com) hỏi: Trường hợp người bệnh điều trị nội trú vào ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ Tết, có được thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) không? Thủ tục để được thanh toán khám chữa bệnh BHYT gồm những gì?
Lương của viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật áp dụng từ ngày 16/12/2023

Lương của viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật áp dụng từ ngày 16/12/2023

(LĐTĐ) Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư 21/2023/TT-BGDĐT, lương của viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật từ 16/12/2023 áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89.
Gỡ vướng “thụ hưởng” bảo hiểm y tế

Gỡ vướng “thụ hưởng” bảo hiểm y tế

(LĐTĐ) Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết, ngành đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế tập trung sửa đổi, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến những vướng mắc, bất cập trong thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT), nhằm đảm bảo lợi ích người tham gia BHYT theo quy định.
Giải pháp đảm bảo nguồn nhân lực tại thành phố Hồ Chí Minh

Giải pháp đảm bảo nguồn nhân lực tại thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Trong bối cảnh nhiều ngành nghề thiếu nhân lực chất lượng cao, việc xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực sẽ giúp góp phần hoàn thiện thị trường lao động, cải thiện đời sống của người lao động.
Đề xuất chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô: Chính sách hợp lý, hợp tình

Đề xuất chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô: Chính sách hợp lý, hợp tình

(LĐTĐ) Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định về chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan, đơn vị Thủ đô … với tổng mức chi không vượt quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản. Nội dung này đang thu hút được sự quan tâm lớn của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô. Rất nhiều ý kiến đồng tình, ủng hộ việc chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức.
Cần siết quản lý dịch vụ thuê chung cư lưu trú

Cần siết quản lý dịch vụ thuê chung cư lưu trú

(LĐTĐ) Dịch vụ cho thuê chung cư lưu trú ngắn hạn không phải là mới tại Việt Nam. Bên cạnh những mặt mặt tích cực, hoạt động kinh doanh này cũng bộc lộ nhiều hạn chế khi chưa có đầy đủ các quy định pháp luật về quản lý.
Chính sách BHXH đối với lao động đi làm việc ở nước ngoài: Giảm những băn khoăn cho người lao động

Chính sách BHXH đối với lao động đi làm việc ở nước ngoài: Giảm những băn khoăn cho người lao động

(LĐTĐ) Xung quanh quy định người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, còn có những ý kiến băn khoăn, đề nghị cần làm rõ hơn về mức đóng và mức hưởng của người tham gia.
Nhiều điểm mới tăng quyền lợi cho người tham gia, thụ hưởng chính sách BHYT

Nhiều điểm mới tăng quyền lợi cho người tham gia, thụ hưởng chính sách BHYT

(LĐTĐ) So với Nghị định số 146/2018/NĐ-CP, Nghị định 75/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế đã sửa đổi, bổ sung 10 nội dung, 3 biểu mẫu và bãi bỏ 4 khoản, trong đó có một số điểm mới.
Người tham gia BHXH tự nguyện: Được quyền bình đẳng về chế độ thai sản

Người tham gia BHXH tự nguyện: Được quyền bình đẳng về chế độ thai sản

(LĐTĐ) Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con (với lao động nữ) và có vợ sinh con (với lao động nam) sẽ được hưởng chế độ trợ cấp thai sản, mức hỗ trợ 2 triệu đồng/một con mới sinh. Đây là đề xuất mới quan trọng trong dự án Luật BHXH (sửa đổi), đang được Quốc hội đưa ra thảo luận.
Xem thêm
Phiên bản di động