Hà Nội: Hơn 5,3 triệu lượt đối tượng khó khăn được hỗ trợ an sinh
Hà Nội đã dành hơn 6.365 tỷ đồng hỗ trợ an sinh xã hội Trên 5,2 triệu lượt đối tượng khó khăn ở Hà Nội được hỗ trợ an sinh Hà Nội: Các chính sách hỗ trợ an sinh xã hội được triển khai linh hoạt |
Cụ thể, gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP, ngày 1/7/2021, của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 đã đến với hơn 2,1 triệu lượt người lao động, người sử dụng lao động, hộ kinh doanh gặp khó khăn ở Thủ đô với kinh phí gần 1.785 tỷ đồng.
Đối tượng có nhiều người thụ hưởng theo Nghị quyết số 68/NQ-CP là lao động tự do với gần 527.000 người. Họ được hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt, mỗi người 1,5 triệu đồng, kinh phí đã hỗ trợ cho nhóm đối tượng này là hơn 790 tỷ đồng.
Chính sách hỗ trợ an sinh xã hội đã đến với nhiều người dân khó khăn ở Hà Nội. (Ảnh minh họa) |
Nguồn lực trợ giúp theo Nghị quyết 116/NQ-CP, ngày 24/9/2021 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp đã đến với 1,681 triệu người lao động.
Tổng kinh phí đã hỗ trợ cho nhóm đối tượng này 4.094 tỷ đồng. Ngoài ra, Hà Nội đã hỗ trợ đặc thù cho gần 1,6 triệu lượt người dân, người lao động bị ảnh hưởng sâu bởi dịch Covid-19.
Trên phạm vi cả nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông tin, đến ngày 31/12/2021, toàn quốc có 28,26 triệu lượt đối tượng được tiếp cận, thụ hưởng các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP với tổng kinh phí 33.505 tỷ đồng.
Còn gói hỗ trợ theo Nghị quyết 116/NQ-CP, các đơn vị chức năng cơ bản đã hoàn thành xong việc xác định số giảm đóng Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp bằng 0% cho 363.600 đơn vị sử dụng lao động, gồm 9,68 triệu lao động.
Số tiền được điều chỉnh giảm đóng (từ tháng 10/2021 đến tháng 9/2022) của các doanh nghiệp khoảng 7.595 tỷ đồng. Cũng theo Nghị quyết 116/NQ-CP, các cơ quan chức năng đã giải quyết hưởng hỗ trợ bằng tiền mặt cho hơn 12,8 triệu lao động với số tiền 30.323 tỷ đồng...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Chế độ hưu của người lao động tại công ty còn nợ tiền bảo hiểm xã hội
Chính sách 22/12/2024 06:06
Kịp thời đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Chính sách 22/12/2024 06:05
Đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, làm thế nào để hưởng lương hưu?
Chính sách 20/12/2024 06:10
Làm sao để biết công ty đang nợ tiền bảo hiểm xã hội?
Chính sách 19/12/2024 17:30
Quy định về thời hạn nộp tiền BHXH bắt buộc hằng tháng
Chính sách 17/12/2024 09:42
Công ty nợ tiền bảo hiểm, người lao động có thể tham gia BHYT tự nguyện?
Chính sách 12/12/2024 06:57
100 đơn vị chậm đóng tiền BHXH từ 6-24 tháng
Chính sách 12/12/2024 06:49
Công ty nợ tiền BHXH, giải quyết chế độ thai sản thế nào?
Chính sách 10/12/2024 10:06
Cách tính mức trợ cấp hằng tháng cho người không đủ điều kiện hưởng lương hưu
Chính sách 08/12/2024 22:02
Quy định về thời điểm hưởng lương hưu có hiệu lực từ ngày 1/7/2025
Chính sách 07/12/2024 06:37