Hà Nội đã có 17 ca mắc ho gà, bác sĩ chỉ cách phòng bệnh

(LĐTĐ) Tính từ đầu năm đến nay trên địa bàn Hà Nội đã có 17 trường hợp mắc ho gà, trong khi cả năm 2023 chỉ có 1 ca và năm 2022 không có ca bệnh. Các chuyên gia y tế cho rằng, tiêm vắc xin là giải pháp phòng bệnh ho gà hiệu quả.
Quận Tây Hồ gặp mặt nguyên lãnh đạo quận nhân dịp Xuân Giáp Thìn Hà Nội ghi nhận 9 ca mắc ho gà Không chủ quan khi mắc bệnh ho gà

Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong tuần (từ ngày 8/3 đến 15/3), trên địa bàn Thành phố ghi nhận thêm 2 trường hợp mắc ho gà. Như vậy, từ đầu năm 2024 đến ngày 15/3, Hà Nội đã ghi nhận 17 trường hợp mắc ho gà. Bệnh chủ yếu ở trẻ nhỏ chưa đến tuổi tiêm chủng vắc xin hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Hà Nội đã có 17 ca mắc ho gà, bác sĩ chỉ cách phòng bệnh
Tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà cho trẻ.

Theo bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC: Ho gà là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp do vi khuẩn ho gà Bordetella pertussis gây nên. Ở giai đoạn sớm, bệnh có biểu hiện giống cảm lạnh thông thường, ho nhẹ kéo dài 1 - 2 tuần. Sau đó, bệnh tiến triển với các triệu chứng ho thành từng cơn. Cơn ho gà rất đặc trưng, trẻ thường ho rũ rượi, không thể kìm hãm kèm theo tiếng thở rít như tiếng gà, kèm nôn nói, mệt mỏi. Các cơn ho mạnh và có thể lặp đi lặp lại, thường kéo dài 6 - 7 tuần. Trường hợp bệnh không được kiểm soát tốt, trẻ dễ tử vong do tắc đường thở, mất nước.

Ho gà gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là với trẻ dưới 5 tuổi và trẻ nhỏ như viêm phổi, viêm phế quản, viêm não, thiếu dinh dưỡng, nhiễm trùng cơ hội… Ngay cả khi đã được điều trị khỏi, các cơn ho vẫn có thể kéo dài khiến trẻ mất sức. Tình trạng ho, đờm, nôn kết hợp và kéo dài dễ dẫn đến các biến chứng cơ học như sa trực tràng, lồng ruột.

Bệnh lây truyền do tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân khi ho, hắt hơi. Bệnh ho gà có khả năng lây lan cao, cụ thể, một người mắc bệnh có thể lây bệnh sang 12 - 17 người khác, và lây mạnh nhất trong 1 - 2 tuần đầu của bệnh. Môi trường sinh hoạt trong cùng không gian khép kín như hộ gia đình, trường học rất dễ lây lan bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh của những người tiếp xúc với bệnh nhân trong cùng hộ gia đình có thể lên đến 90 - 100%.

Nhận định về nguồn lây ho gà, bác sĩ Chính cho biết những người gần gũi với trẻ như cha mẹ, ông bà, anh chị em… là những đối tượng truyền bệnh cao nhất cho trẻ. Ho gà ở thanh thiếu niên và người lớn thường nhẹ hơn, có đặc điểm cơn ho không điển hình, giống với cảm lạnh thông thường nên khó phát hiện và dễ trở thành nguồn lây bệnh khó kiểm soát cho trẻ.

Để phòng bệnh cho trẻ em trước thời gian tiêm chủng, bác sĩ Chính khuyến cáo tất cả thai phụ cần chủng ngừa vắc xin có thành phần ho gà trong thai kỳ. Việc này giúp truyền kháng thể cho con qua bào thai, bảo vệ cho đến khi trẻ đủ tuổi chủng ngừa. Nghiên cứu cho thấy tiêm ngừa vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván (Tdap) cho phụ nữ mang thai ở tuần thứ 27 - 36, trước khi sinh 15 ngày có hiệu quả bảo vệ trẻ cao hơn 90% khỏi mắc bệnh và nhập viện ho gà.

Việc cha mẹ tiêm chủng sau sinh hoặc dưới 14 ngày trước khi sinh không bảo vệ trẻ khỏi bệnh ho gà vì vắc xin cần thời gian khoảng 2 tuần mới tạo đủ kháng thể. Từ năm 2015, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhấn mạnh tiêm ngừa cho phụ nữ mang thai là chiến lược bổ sung hiệu quả, kinh tế và được ưa chuộng trong phòng ngừa bệnh ho gà cho trẻ nhỏ chưa đủ tuổi tiêm ngừa.

Bên cạnh đó, tất cả mọi người trong gia đình và cộng đồng nên tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ, từ đó cũng gián tiếp bảo vệ trẻ nhỏ khỏi nguy cơ mắc bệnh. Bác sĩ Chính cho biết theo chiến lược phòng ho gà của WHO, tiêm chủng là biện pháp bảo vệ hàng đầu đối với trẻ nhỏ, tập trung vào 3 chiến lược: tiêm chủng cộng đồng, tiêm chủng tạo “kén’’ cho các thành viên trong gia đình, tiêm chủng cho thai phụ.

Bác sĩ Chính lưu ý kháng thể từ mẹ truyền cho trẻ sẽ giảm dần theo thời gian, do đó trẻ khi đến tuổi tiêm ngừa cần được tiêm đúng lịch, đủ liều. Đồng thời, vị chuyên gia này cũng lưu ý bên cạnh tiêm phòng, các biện pháp phòng bệnh lây qua đường hô hấp cũng cần được áp dụng như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách khi đến nơi đông người, thường xuyên rửa tay, giữ nơi ở, làm việc thoáng mát.

Trẻ cần ngừa ho gà bằng vắc xin 5 trong 1 trong chương trình Tiêm chủng mở rộng hoặc vắc xin 5 trong 1, 6 trong 1 (ngừa cùng lúc 6 bệnh bạch hầu - ho gà - uốn ván - bại liệt - Hib - viêm gan B). Trẻ cần chủng ngừa đủ 3 mũi vào 2-3-4 tháng tuổi, hoặc 2-4-6 tháng tuổi và tiêm nhắc một mũi khi 16 - 18 tháng tuổi.

Để duy trì miễn dịch với bệnh, khi 4 - 6 tuổi, trẻ cần tiêm nhắc 1 mũi vắc xin 4 trong 1 (bạch hầu - ho gà - uốn ván - bại liệt) hoặc vắc xin kết hợp bạch hầu - ho gà - uốn ván, sau đó duy trì tiêm nhắc vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván 10 năm/1 lần.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?

Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?

(LĐTĐ) Thông tin về tình hình thực hiện một số dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố, trong đó có Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, hơn 1 năm sau ngày khởi công hiện dự án đã giải ngân 11,6% kế hoạch vốn.
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi

Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi

(LĐTĐ) Trước tình hình dịch sởi diễn biến phức tạp, đã có 30 tỉnh thành trên cả nước xin bổ sung vắc xin và mở rộng độ tuổi là từ 6 - 9 tháng tuổi. Hiện, Bộ Y tế đang tiếp tục xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin sởi cho trẻ trong độ tuổi này, nhằm phòng bệnh chủ động, hiệu quả cho trẻ nhỏ.
Noel trong tôi

Noel trong tôi

(LĐTĐ) Tháng 12 với những cơn gió đông về, mưa rây đầy trời, mưa thả những hạt li ti và lạnh đến sắt se, ấy là ngày Noel sắp đến.
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông

Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông

(LĐTĐ) Mới đây, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội và Công an các địa phương trên địa bàn thành phố đã đồng loạt ra quân triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo tăng trưởng bền vững

Điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo tăng trưởng bền vững

(LĐTĐ) Trong năm 2024, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về điều hành tăng trưởng tín dụng linh hoạt, hiệu quả, kịp thời, đáp ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế; Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chủ động thực hiện điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các tổ chức tín dụng (TCTD) nhằm kịp thời đáp ứng vốn cho nền kinh tế, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh.
Thủ tục báo tăng đóng bảo hiểm xã hội

Thủ tục báo tăng đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Chị Trần Thanh Hòa (huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội) hỏi: Công ty tôi có nhân viên mới ký hợp đồng làm việc chính thức từ tháng 11/2024 nhưng do sơ suất chưa được báo tăng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH). Bây giờ đơn vị muốn báo tăng BHXH, cần làm những thủ tục gì và có bị phạt không?
Tin vui: Người dân được nhận 2 tháng lương hưu, trợ cấp BHXH trước Tết

Tin vui: Người dân được nhận 2 tháng lương hưu, trợ cấp BHXH trước Tết

(LĐTĐ) Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam sẽ cấp kinh phí chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 1, 2/2025 cho BHXH các tỉnh, thành phố vào cùng kỳ chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 1/2025, bao gồm cả người hưởng nhận bằng tiền mặt và nhận qua tài khoản cá nhân.

Tin khác

Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi

Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi

(LĐTĐ) Trước tình hình dịch sởi diễn biến phức tạp, đã có 30 tỉnh thành trên cả nước xin bổ sung vắc xin và mở rộng độ tuổi là từ 6 - 9 tháng tuổi. Hiện, Bộ Y tế đang tiếp tục xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin sởi cho trẻ trong độ tuổi này, nhằm phòng bệnh chủ động, hiệu quả cho trẻ nhỏ.
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 13/12 đến ngày 20/12), toàn Thành phố ghi nhận 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết; giảm 59 trường hợp so với tuần trước.
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con

"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con

(LĐTĐ) Hơn một thập kỷ tìm con của người lính biên phòng Vàng A Chua và cô gái H'Mông Lý Thị Xía nay đã đón hai thiên thần nhỏ đáng yêu. Căn nhà nhỏ quạnh hiu ngày nào nay đã ngập tràn tiếng cười nói trẻ thơ, chấm dứt những ngày mòn mỏi mong con của cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn.
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025

Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025

(LĐTĐ) Chiều 20/12, Bộ Y tế gặp mặt báo chí cung cấp thông tin y tế vào trao đổi những vướng mắc trong lĩnh vực y tế về tình trạng thiếu thuốc, vật tư, vắc xin phòng bệnh, cũng như tiến độ hoàn thiện, đi vào hoạt động của 2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 (Hà Nam).
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên

Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên

(LĐTĐ) Hướng đến kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam (26/12), nhằm trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản và kỹ năng sống cho vị thành niên, thanh niên vừa qua Chi cục Dân số Hà Nội phối hợp với Trung tâm Y tế và Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Long Biên tổ chức Hội thi Rung chuông vàng tại Trường Trung học cơ sở Chu Văn An (quận Long Biên, Hà Nội).
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn

Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn

(LĐTĐ) Chương trình “Hỗ trợ quân nhân hiếm muộn - Yêu thương lan tỏa” chính là nguồn động viên, tiếp thêm nghị lực, sức mạnh cho các gia đình quân nhân hiếm muộn kiên trì, bền bỉ trong hành trình “tìm con” của mình càng có ý nghĩa hơn khi toàn quân đang hướng tới 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E

Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E

(LĐTĐ) Trong 4 nạn nhân trong vụ cháy quán hát trên đường Phạm Văn Đồng đang được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện E, có 2 người đã được chuyển vào khu hồi sức đặc biệt.
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên

Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên

(LĐTĐ) Ngày 17/12, Trung tâm Y tế (TTYT) quận Long Biên phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, Trường Trung học cơ sở (THCS) Chu Văn An tổ chức Hội thi Rung chuông vàng “Tìm hiểu kiến thức về Dân số, sức khỏe sinh sản vị thành niên/thanh niên” cho học sinh tại Trường.
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi

Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi

(LĐTĐ) Giai đoạn mùa Đông Xuân với nền nhiệt thay đổi thất thường, độ ẩm cao làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, trong đó có bệnh sởi. Đáng lo ngại, nhiều người lầm tưởng bệnh sởi chủ yếu là trẻ em mắc, nhưng trên thực tế, người lớn cũng dễ mắc bệnh này và có thể gặp những biến chứng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”

Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”

(LĐTĐ) Tâm lý ngại chia sẻ, ngại đi khám và thậm chí là khó tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả của một ca bệnh liên quan đến rối loạn tình dục.
Xem thêm
Phiên bản di động