Hà Nội còn trên 3.000 người dân phải sơ tán do ngập lụt
LĐLĐ tỉnh Bình Dương: Vận động ủng hộ các tỉnh miền Bắc bị bão, lũ gần 53 tỷ đồng và 100 tấn hàng hóa Lừa đảo mạo danh, kịch bản ngày càng tinh vi |
Tại buổi họp báo của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội về tình hình kinh tế - xã hội, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Đình Hoa đã thông tin về công tác khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Giải tỏa cây gẫy, đổ trên 98% khối lượng
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Đình Hoa cho biết, do ảnh hưởng của đợt mưa bão, thiên tai vừa qua, trên địa bàn Hà Nội đã có những thiệt hại về người (4 người chết và 28 người bị thương; trong đó có 1 người chết và 10 người bị thương trong bão; còn lại là do trận dông lốc, cây đổ từ chiều ngày 6/9/2024 và do các sự cố sau bão). Hầu hết các địa phương đều có các ảnh hưởng, thiệt hại về tài sản xảy ra liên quan đến cây đổ, cành gãy, mất điện, sập đổ, tốc mái công trình và xảy ra các sự cố về điện.
Tình hình thiệt hại trong trên toàn địa bàn Thành phố cập nhật đến ngày 26/9/2024: Cây bị gẫy, đổ trên 100.000 cây (bao gồm cây đô thị và các loại cây khác); lúa bị gẫy, đổ, dập nát trên 23.000 ha; lúa bị ngập trên 15.000 ha; rau màu bị ngập, ảnh hưởng trên 13.000 ha; cây ăn quả bị ảnh hưởng trên 9.000 ha, thủy sản bị ảnh hưởng trên 4.000 ha; trên 3.000 con gia súc bị chết; trên 600.000 con gia cầm bị chết, thất lạc… xảy ra 41 sự cố công trình đê điều và khoảng 150 sự cố công trình thủy lợi cùng các sự cố, ảnh hưởng khác về ngập lụt.
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Đình Hoa thông tin về công tác khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão trên địa bàn thành phố Hà Nội. |
Về công tác khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa bão sau lũ, toàn bộ hệ thống chính trị từ Thành phố đến cấp cơ sở, các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, cấp xã đã chủ động chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai theo chức năng, nhiệm vụ và địa bàn phụ trách.
Về công tác khắc phục hậu quả và đảm bảo đời sống nhân dân, đối với các ảnh hưởng, thiệt hại về người, Thành phố đã chỉ đạo, triển khai chăm sóc, điều trị tốt nhất đối với các công dân bị thương; tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ cho các gia đình có người mất và bị thương.
Thông tin về giải pháp đối khắc phục tình trạng ngập lụt kéo dài tại huyện Chương Mỹ, ông Nguyễn Đình Hoa cho biết: Chương Mỹ là 1 trong những địa phương nằm trong lưu vực sông Tích, sông Bùi; có rất nhiều vùng trũng so với mặt sông, dẫn đến mưa là ngập úng. Với những khó khăn vướng mắc này, Sở đã có báo cáo với UBND Thành phố. Hiện nay đang triển khai giải pháp cho kè hai bên bờ sông Tích trên khu vực huyện Ba Vì. Về lâu dài, Thành phố báo cáo Chính phủ, nghiên cứu giải pháp bố trí lại dân cư khu vực lưu vực hai sông Tích, sông Bùi; quan tâm đầu tư thích đáng để nâng cấp hệ thống đê điều đảm bảo tiêu chí thiết kế theo quy hoạch; nghiên cứu chọn phương án thoát lũ rừng ngang và xây dựng củng cố đê dọc hai bên bờ trục tiêu; thực hiện nạo vét, giải toả vật cản đảm bảo tiêu thoát lũ, phòng tránh sạt lở; xây dựng hệ thống quan trắc cảnh báo lũ sớm; đặc biệt phối hợp với các tỉnh liên quan dọc sông Đáy, sông Bùi, sông Tích... "Tất cả những khó khăn nêu trên Thành phố đã cập nhật báo cáo với Chính phủ. Đây là một trong các quy hoạch phòng chống lụt bão thành phố Hà Nội, được tích hợp trong quy hoạch vùng huyện đến năm 2030, tầm nhìn 2050; hoà trong quy hoạch Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn tới năm 2065. Khi Chính phủ phê duyệt, sẽ tích hợp với phòng chống lũ lụt trên địa bàn các địa phương trong đó có Chương Mỹ, từ đó quan tâm đầu tư, hạn chế tối đa nhất ảnh hưởng đời sống người dân khu vực lũ rừng ngang...", ông Nguyễn Đình Hoa nói. |
Theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Đình Hoa, về công tác sơ tán dân ứng phó với mưa, lũ, ngập lụt, cập nhật đến ngày 30/9/2024, đã có gần 75.000 người trở về trên tổng số 78.000 người dân sơ tán, di dời. Còn lại khoảng trên 3.000 người dân vẫn còn phải sơ tán do ngập lụt chủ yếu trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
Về cây đổ, đến 22 giờ ngày 20/9/2024, trên địa bàn Thành phố có hơn 11.756 cây xanh đô thị bị đổ, bật gốc. Thành phố đã chỉ đạo triển khai phương án trồng dựng lại tại chỗ khoảng 3.418 cây xanh (trong đó có khoảng hơn 100 cây quý hiếm, cây di sản, cây được bảo tồn và cây cổ thụ); chuyển về vườn ươm để chăm sóc khoảng 580 cây. Công tác giải tỏa đảm bảo an toàn giao thông khoảng 7.420 cây. Đang tiếp tục vận chuyển gỗ củi của 215 cây về kho bãi. Đến nay công tác giải tỏa đã hoàn thành đạt khoảng trên 98% khối lượng.
Các địa phương, đơn vị tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường. Đến 14 giờ ngày 22/9/2024, khối lượng rác từ các quận, huyện về khu xử lý tập trung khoảng 116.000 tấn. UBND Thành phố đã ban hành các quyết định bổ sung có mục tiêu cho các quận, huyện, sở ngành để thực hiện công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra trên địa bàn là 220,87 tỷ đồng.
Khắc phục giảm thiểu thiệt hại đối với sản xuất vụ mùa
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Đình Hoa cho hay, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp Thành phố đã hỗ trợ với tổng số tiền là 101,84 tỷ đồng (hỗ trợ nhân dân Thủ đô 15,9 tỷ đồng, hỗ trợ các tỉnh bị thiệt hại 85,94 tỷ đồng) và nhiều nhu yếu phẩm cho nhân dân bị ảnh hưởng và tại các khu tạm cư tập trung.
Về các giải pháp thực hiện trong thời gian tới, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Đình Hoa thông tin, các địa phương, đơn vị trong thời gian tới cần tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Trung ương và Thành phố trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Tập trung cao độ khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão; đồng thời nâng cao cảnh giác, tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, chủ động chỉ đạo, triển khai ứng phó theo thẩm quyền, đảm bảo kịp thời, hiệu quả, sát với tình hình thực tế trên địa bàn. Trong đó, các cấp, các ngành tiếp tục, khẩn trương triển khai đồng thời các hoạt động khắc phục hậu quả, sự cố, dọn dẹp, vệ sinh môi trường; rà soát, đánh giá, hỗ trợ thiệt hại sau thiên tai theo quy định.
Ngập, lụt tại huyện Chương Mỹ. |
Cùng đó, tổ chức tổng kết, đánh giá công tác ứng phó thiên tai trong thời gian qua; rà soát, cập nhật các phương án ứng phó với tình huống thiên tai, sự cố có thể xảy ra trong thời gian tới, sẵn sàng triển khai phương án ứng phó, khắc phục theo phương châm “4 tại chỗ”; đặc biệt lưu tâm, rút kinh nghiệm đối với những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản liên quan đến gió, bão, ngập lụt, sạt lở đất thời gian qua; chú trọng đến các địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng của ngập, lụt, lũ rừng ngang: Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất, Mỹ Đức…
Về giải pháp phục hồi và phát triển sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 và mưa lũ sau bão là tổ chức phục hồi sản xuất và triển khai thực hiện các biện pháp kỹ thuật sau mưa bão. Trong đó, UBND cấp huyện tiến hành rà soát, đánh giá thiệt hại và triển khai các thủ tục để thực hiện hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP và Quyết định số 07/2019/QĐ-UBND và các quy định hiện hành. Thực hiện các biện pháp kỹ thuật khắc phục giảm thiểu thiệt hại đối với sản xuất vụ mùa đối với trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản.
Về định hướng khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp: Đối với việc phát triển sản xuất cây vụ Đông, về giống, vật tư, sử dụng giống ngắn ngày, vật tư chất lượng cao là chủ lực trong sản xuất. Tăng cường quản lý chất lượng giống, vật tư nông nghiệp trên địa bàn. Chỉ đạo công tác tưới, tiêu phục vụ sản xuất sản xuất vụ đông đảm bảo thời vụ và đáp ứng yêu cầu sinh trưởng phát triển của cây trồng. Kết nối tiêu thụ sản phẩm để nâng cao hiệu quả sản xuất.
Đối với chăn nuôi, về phương án tăng đàn lợn thương phẩm, để bù đắp lượng gia súc của thành phố bị thiệt hại, bù sản lượng thủy sản bị thiệt hại và cung cấp thực phẩm thiếu hụt cho các tỉnh, thành phố, khuyến cáo người chăn nuôi chuyển toàn bộ đàn lợn dành chọn lọc giống sinh ra trong tháng 8,9 sang nuôi thương phẩm, tương đương 100.000 con, sau 5 tháng nuôi tăng thêm sẽ góp phần cung ứng tăng thêm từ 10.000 - 12.000 tấn thịt lợn hơi đáp ứng nhu cầu thực phẩm phục vụ Tết Nguyên đán...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59