Hà Nội có thể lên tới 1.000 ca mắc Covid-19/ngày, song tuyệt đối không được chủ quan
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đề xuất tuyển nhân viên y tế trường học HĐND thành phố Hà Nội tiến hành chất vấn 2 nhóm vấn đề "nóng" |
Hà Nội có thể lên tới 1.000 ca/ngày
Ngày 9/12, chất vấn Giám đốc Sở Y tế tại Kỳ họp thứ ba, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, đại biểu Nguyễn Thanh Bình (tổ Tây Hồ) đề nghị dự báo dịch bệnh diễn ra tại Thủ đô, trong đó có biến chủng mới trong thời gian tới.
Ngành Y tế có phương pháp, kiểm soát dịch bệnh thế nào, giải pháp kiểm soát F1, điều trị F0 tại nhà, cung cấp thuốc cho F0, phân tầng điều trị thế nào cho hợp lý để tránh gây quá tải cho tuyến trên?
Đại biểu Nguyễn Quang Thắng (tổ Long Biên) hỏi về khả năng của Thành phố đáp ứng tình hình chống dịch theo cấp độ 4? Khả năng vận chuyển bệnh nhân trong trường hợp Thành phố có hơn 1000 ca bệnh và các giải pháp nâng cao năng lực xét nghiệm của Thành phố?
Trả lời câu hỏi của các đại biểu, Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà cho biết, trong giai đoạn vừa qua, tình hình dịch bệnh trên địa bàn Hà Nội diễn biến phức tạp. Từ 11/10, số ca mắc tăng cao và với tình hình này có thể lên tới 1.000 ca/ngày. Bên cạnh đó, có thể xuất hiện biến chủng Omicron lây lan nhanh chóng hơn Delta.
Đại biểu Nguyễn Thanh Bình (tổ Tây Hồ) chất vấn Giám đốc Sở Y tế. |
Tuy nhiên, tỷ lệ bao phủ vắc xin cao, tỷ lệ tiêm chủng vắc xin 2 mũi hiện nay tại Hà Nội trên 95%, nên dù số ca mắc tăng cao, nhưng nhiều ca nhẹ, nhiều ca F0 điều trị tại nhà và tại tuyến y tế cơ sở. Với quyết tâm tập trung của cả hệ thống chính trị, Hà Nội đã chủ động, cơ bản kiểm soát được tình hình dịch bệnh.
Biến chủng mới Omicron xuất hiện ở Nam Phi, đã ghi nhận ở nhiều nước, có khả năng lây lan cao hơn Delta. Theo WHO, vắc xin có thể bảo vệ được người dân đã tiêm chủng trước biến chủng này. Dù chưa ghi nhận trong cộng đồng, nhưng Hà Nội luôn chủ động, tăng cường cập nhật kiến thức cho cán bộ y tế; chỉ đạo CDC giải trình gen những trường hợp nghi ngờ; kiến nghị dừng chuyến bay từ các quốc gia có biến chủng này.
Thực hiện tinh thần Nghị quyết 128 của Chính phủ, Hà Nội đã có giải pháp cụ thể, các quận, huyện đánh giá cấp độ dịch, có biện pháp hành chính tương ứng cho hoạt động phòng, chống dịch trên địa bàn. Với ngành Y tế, tiếp tục kiên định điều tra, truy vết, khoanh vùng dập dịch, xét nghiệm, cách ly hẹp nhất có thể. Tuyến y tế cơ sở tập trung chăm sóc người dân, giảm tải cho tuyến trên.
Không chủ quan lơ là, nhưng cũng không hoang mang
Bên cạnh đó, Giám đốc Sở Y tế cho biết, ngành Y tế tiếp tục thực hiện tiêm phòng vắc xin cho những người chưa đủ 2 mũi, có kế hoạch tiêm mũi 3 theo sự phân bổ vắc xin của Bộ Y tế; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xét nghiệm, quản lý F0, F1, không chủ quan lơ là, nhưng cũng không hoang mang, lo sợ. Ngành Y tế luôn cập nhật, theo dõi, cập nhật thông tin F0 trên phần mềm, đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế phù hợp.
Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà trả lời chất vấn của các đại biểu. |
Sở Y tế cũng tăng cường tổ chức tập huấn cho lực lượng y tế, học hỏi kinh nghiệm các tỉnh phía nam để điều trị các bệnh nhân nặng. Hà Nội cũng đã chuẩn bị cơ số thuốc theo đúng phác đồ điều trị của Bộ Y tế, theo các cấp độ, theo các triệu chứng chuyển tầng.
Thành phố cũng đã quyết định trong giai đoạn dịch bệnh phức tạp điều trị F0 thể nhẹ và cách ly F1 tại nhà, giao y tế cơ sở tiếp cận từng hộ gia đình... Chủ trương này cho thấy phù hợp nguyện vọng người dân, y tế cơ sở cùng các tổ Covid-19 cộng đồng, các tổ chức đoàn thể cơ sở… rất chủ động tiếp cận.
Để thực hiện cách ly F1 tại nhà, cơ sở lưu trú, Giám đốc Sở Y tế cho biết, Thành phố đã rà soát 30/30 quận, huyện, thị xã với 2.109.525 hộ dân, trong đó 804.631 hộ đủ điều kiện cách ly F1 tại nhà. Cùng với đó, Thành phố đã phê duyệt 18 cơ sở lưu trú làm nơi cách ly F1, hiện đã cách ly 403 trường hợp.
Về công tác thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19, Giám đốc Sở Y tế cho biết, Thành phố đã ban hành phương án trong đó có phân tầng thực hiện điều trị tại các bệnh viện và các cơ sở thu dung, điều trị F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ để có thể đáp ứng 100.000 ca bệnh, đảm bảo 1.000 giường cho bệnh nhân nặng.
Về việc cấp thuốc điều trị cho F0 tại nhà, bà Hà cho hay, Hà Nội cũng đã chuẩn bị cơ số thuốc theo đúng phác đồ điều trị của Bộ Y tế, theo các cấp độ, theo các triệu chứng chuyển tầng.
Bệnh nhân nhẹ không triệu chứng điều trị tại nhà, tại cơ sở, thành lập các cơ sở thu dung tuyến Thành phố, đáp ứng khoảng 22.000 giường, quận huyện 7.000 giường; các bệnh viện điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch khoảng 8.000 giường…
Toàn cảnh phiên họp |
Về năng lực vận chuyển xe cứu thương, bà Hà cho biết, Trung tâm 115 có trách nhiệm điều phối trên địa bàn. Sở Y tế cũng phối hợp Sở Giao thông vận tải đưa ra mô hình doanh nghiệp vận tải F0, F1, chuẩn bị phương án hoán cải hàng nghìn xe khách thành xe vận chuyển người bệnh khi cần thiết…
Nâng cao chất lượng y tế cơ sở
Đại biểu Nguyễn Thanh Nam (tổ Phú Xuyên) chất vấn, qua các đợt dịch Covid-19 vừa qua, y tế cơ sở thể hiện còn nhiều khó khăn thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hiện công tác phòng, chống dịch. Sở Y tế sẽ có giải pháp gì nâng cao chất lượng cơ sở vật chất cho hệ thống y tế cơ sở?
Trả lời đại biểu, Giám đốc Trần Thị Nhị Hà nêu thực trạng quá tải ở các trạm y tế và chất lượng nhân lực, cơ sở vật chất ở y tế cơ sở chưa cao, chưa đáp ứng tốt công tác phòng, chống dịch.
Về giải pháp, Sở Y tế sẽ có chính sách thu hút, đãi ngộ cho hệ thống nhân lực y tế cơ sở, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong quản lý dữ liệu sức khỏe người dân; chủ động đào tạo nguồn nhân lực theo địa chỉ cho hệ thống y tế nhằm nâng cao chất lượng y tế cơ sở…
Kết luận Phiên chất vấn, Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn khẳng định, với 9 lượt đặt câu hỏi, nội dung chất vấn về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, việc triển khai các biện pháp tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố đã diễn ra sôi nổi. Phó Chủ tịch UBND Thành phố Chử Xuân Dũng, Giám đốc các Sở Y tế, Giáo dục & Đào tạo và Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy đã trả lời chất vấn. Nội dung trả lời đã cơ bản đúng câu hỏi và làm rõ những vấn đề quan tâm liên quan ngành, lĩnh vực phụ trách.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05