Hà Nội có một nguồn “nhu yếu phẩm tinh thần” thời giãn cách

(LĐTĐ) Trong bối cảnh giãn cách xã hội để thực hiện phòng, chống đại dịch Covid-19, đa số người dân cần nhất là các nhu yếu phẩm thiết yếu để phục vụ đời sống, sinh hoạt hàng ngày, thì cách nội đô không xa, ở huyện Ứng Hòa "quê hương" phong trào "chiếc gậy Trường Sơn", một trong những “vành đai xanh” của Thủ đô, người dân lại được trao tay "món quà" tinh thần thú vị, đó là sách.
“Giữ lửa” văn hóa đọc trên địa bàn Thủ đô Khơi dậy tinh thần yêu sách trong người dân

Sách trao tay, đọc ngày giãn cách

Huyện Ứng Hòa vào những ngày giãn cách thật yên bình bởi “bức tranh” người người đọc sách, nhà nhà đọc sách đang len lỏi khắp các lũy tre làng. Những hình ảnh như dưới gốc cây cổ thụ xanh mát, những người “tuyến đầu” đang canh gác “vùng xanh” cầm trên tay một cuốn sách đã cũ, đọc say sưa trong buổi trưa hè vắng. Hay đâu đó trong khu vườn nhà mình, những người nông dân đọc sách bên ấm trà quê thơm lừng. Các em học sinh rời xa thiết bị công nghệ, cầm trong tay cuốn sách hay về kỹ năng sống…

Hà Nội có một nguồn “nhu yếu phẩm tinh thần” thời giãn cách
Những người đang canh gác “vùng xanh” tranh thủ đọc sách khi "chốt" vắng

Trong cái căng thẳng đến nghẹt thở của dịch bệnh, ở đâu đó người ta trao nhau những túi nhu yếu phẩm, thì ở nơi đây, những cuốn sách lần lượt được “trao tay” từ thư viện đến nhà dân. Chia sẻ về “món quà” khác lạ trong mùa dịch này, bà Ngô Thị Duệ - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Ứng Hòa cho biết, đây là mô hình “Sách trao tay, đọc ngày giãn cách” do các cấp Hội Phụ nữ huyện triển khai nhằm mang lại “nhu yếu phẩm tinh thần” cho người dân trong những ngày giãn cách.

Cầm trên tay cuốn sách về “Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản”, bà Lê Thị Thúy Dung (xã Hòa Lâm, huyện Ứng hòa) cho biết, hiện nay, đa số các hộ dân ở xã đang chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản nên bà đã đăng ký nhận cuốn sách này để nghiên cứu, tham khảo, tư vấn cho một số hộ về chăn nuôi cá trên địa bàn xã. Không chỉ đọc cuốn “Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản”, bà Dung còn được “trao tay” hai cuốn sách nữa về chăm sóc sức khỏe và chăm sóc trẻ em.

Chia sẻ về những cuốn sách mình đang đọc trong ngày giãn cách, bà Dung cho biết, sách đến với những hộ dân và với gia đình bà trong thời điểm này vô cùng ý nghĩa. Hiện nay, gia đình bà chỉ có hai vợ chồng và một cháu ngoại ở chung. Chính vì vậy, việc tìm hiểu kỹ năng nuôi dạy trẻ và chăm sóc sức khỏe người già vô cùng bổ ích.

Hà Nội có một nguồn “nhu yếu phẩm tinh thần” thời giãn cách
Những cuốn sách lần lượt được trao đến tay người dân

“Qua đọc cuốn sách về chăm sóc trẻ tôi hiểu ra trẻ em bây giờ chăm sóc không giống ngày xưa, cần có chế độ ăn, chế độ dinh dưỡng khoa học, cùng với đó là tìm hiểu tâm lý trẻ để có cách chăm sóc tốt hơn. Ngoài ra, cuốn sách về chăm sóc sức khỏe cũng rất bổ ích. Hiện nay, do thời tiết thay đổi tôi hay bị viêm thanh quản, còn chồng tôi thì bị bệnh huyết áp, qua đọc sách, tôi đã vận dụng các chế độ ăn, uống, nghỉ ngơi, luyện tập và cách dùng thuốc hàng ngày để bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Trước đây do công việc bận rộn, tôi không có thời gian để tìm hiểu sâu các vấn đề này. Lúc giãn cách xã hội muốn “giết thời gian” khi ở nhà thì lại không có tài liệu nghiên cứu. May mắn thay khi có chương trình “Sách trao tay, đọc ngày giãn cách” bổ ích này”, bà Lê Thị Thúy Dung chia sẻ.

Theo Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Ứng Hòa Ngô Thị Duệ, những cuốn sách về kỹ năng làm bạn với con được các gia đình đăng ký đọc rất nhiều bởi trước đây, khi con cái đi học, cha mẹ đi làm, đôi lúc cha mẹ mải làm việc không quan tâm nhiều đến suy nghĩ của con cái. Chính vì vậy, khi bỗng nhiên có dịp “giáp mặt nhau” 24/24 giờ, nhiều bậc cha mẹ trở nên bối rối, không hiểu con mình nghĩ gì, cần gì. Những cuốn sách này đã trở thành “cứu cánh”, “hướng đạo sinh” cho nhiều gia đình trong việc ứng xử, làm bạn với con.

Góc sân và khoảng trời

Lúc chúng tôi gọi điện tới, em Lưu Kiều Diễm (học sinh lớp 11 Trường Trung học phổ thông Ứng Hòa B) cho biết, em đang ngồi ở ban công nhà mình đọc tập thơ “Góc sân và Khoảng trời” của nhà thơ Trần Đăng Khoa.

“Thật lạ là em biết đến cuốn thơ này của nhà thơ Trần Đăng Khoa đã lâu mà cho đến giờ mới thực sự được nghiền ngẫm. “Góc sân và Khoảng trời” tái hiện một góc nhìn trong trẻo, hồn nhiên của trẻ thơ về một thế giới con người và sự vật mà trong đó con người nào cũng đều để lại một dấu ấn tốt đẹp. Với những quan sát tinh tế cùng sự liên tưởng phong phú và tài năng hiếm có; cỏ cây, loài vật, con người trong thơ Trần Đăng Khoa hiển hiện gần gũi thân thiện và dung dị.

Hà Nội có một nguồn “nhu yếu phẩm tinh thần” thời giãn cách
Em Lưu Kiều Diễm tìm thấy "Góc sân và Khoảng trời" của mình trong ngày giãn cách

Có lẽ vậy mà bạn đọc nhiều thế hệ không thể nào quên những bài thơ như Hạt gạo làng ta, Cây dừa, Nghe thầy đọc thơ, Ảnh Bác, Đám cưới bác giun, Mưa, Trăng ơi từ đâu đến,… Trong những ngày giãn cách này, em thật sự cảm nhận được những những điều giản dị của làng quê như con bướm vàng, cái sân, dòng sông, con gà, vườn cải, cây đa, con trâu, cây trầu… và nhất là ánh trăng của làng quê”, Diễm chia sẻ.

Cô học sinh cũng cho biết, hiện nay trong gia đình em có 4 người, cả nhà đều đọc sách do Chi hội Phụ nữ mang đến tận nhà. Bố mẹ em thì đọc sách lịch sử; còn em thì đọc sách văn học, chủ yếu là tập truyện ngắn, thơ, tạp chí Hoa học trò, Hạt giống tâm hồn. Ở lứa tuổi của em nhiều bạn cũng đăng ký đọc sách Hạt giống tâm tồn để tự trang bị cho mình kỹ năng sống.

Diễm cũng cho biết, em định hướng thi khối C nên việc được đọc sách trong thời gian này cũng là cách để em nuôi dưỡng ngôn từ, nuôi dưỡng tâm hồn với văn học. “Trước đây, chúng em đọc nhiều sách trên mạng, nhưng cũng nhận biết là thông tin trên mạng không được chọn lọc kỹ. Tủ sách của Hội Phụ nữ là những cuốn sách bổ ích được chọn lọc, được nhiều người đọc qua, thấy hay thì quyên góp vào tủ sách. Vì thế em nghĩ rằng việc được cầm cuốn sách trên tay lúc này không chỉ khơi dậy trong giới trẻ văn hóa đọc đang bị mai một mà còn kéo chúng em rời xa thiết bị công nghệ. Hơn nữa, đọc sách còn là cách gắn kết gia đình”, Kiều Diễm chia sẻ thêm.

“Nhu yếu phẩm tinh thần” thời giãn cách

Theo bà Ngô Thị Duệ, nhằm phát huy hiệu quả Tủ sách cộng đồng và phát triển văn hóa đọc, từ ngày 2/8, Hội LHPN huyện Ứng Hòa đã triển khai chương trình “Sách trao tay, đọc ngày giãn cách”, được 29/29 cơ sở Hội hưởng ứng. Sách đã được cán bộ Hội cơ sở trao tận tay người dân trên địa bàn huyện đang bị giãn cách xã hội vì Covid-19 với hơn 20.000 đầu sách. Nội dung sách rất phong phú, từ hiến pháp, pháp luật, lịch sử đến sách văn học, sách nghiên cứu, khoa học, y học, kỹ năng sống. Nguồn sách lấy từ Tủ sách cộng đồng do các Nhà văn hóa thôn tự quản, mỗi Tủ sách có khoảng 1.000 đầu sách.

Bà Duệ cho biết, các Tủ sách có rất nhiều sách nông nghiệp bổ ích đối với người dân, bởi Ứng Hòa là huyện “vành đai xanh” của Thủ đô, chỉ sản xuất nông nghiệp thuần nông. Chính vì vậy, nguồn sách này được nhiều cá nhân, cơ quan mang tới ủng hộ Tủ sách.

“Trước tiên, Hội sẽ thông báo trên loa phát thanh của các xã để bà con được biết chủ trương, sau đó mỗi Chi hội sẽ lập một nhóm Zalo để người dân vào đăng ký cuốn sách mình muốn đọc. Căn cứ vào các đăng ký này, các Chi hội sẽ lấy trong Tủ sách để đưa đến từng nhà dân. Có nhiều gia đình trước kia thường xuyên đến Nhà văn hóa tự quản để đọc sách nhưng do giãn cách xã hội không đến được, nay nhận được sách đến nhà, bà con rất vui mừng”, bà Duệ cho biết.

Cũng theo bà Duệ, để đảm bảo phòng, chống dịch khi chuyển “nhu yếu phẩm tinh thần” đến với người dân, các Chi hội đều chọn ra 3 tình nguyện viên là những chị phụ nữ đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin, đồng thời các chị cũng là những người canh chốt trực “vùng xanh” tại nhiều tổ, thôn, xóm trên địa bàn huyện.

Hà Nội có một nguồn “nhu yếu phẩm tinh thần” thời giãn cách
Mô hình “Sách trao tay, đọc ngày giãn cách” của Hội LHPN huyện Ứng Hòa cũng nhắc nhở nhiều người nghĩ về những giá trị tinh thần của cuộc sống ngoài nỗi lo cơm áo, bệnh tật.

“Các bác nghỉ hưu rất phấn khởi khi được trao sách tận nhà, sau đó lại lan tỏa tinh thần đọc sách tới các thành viên trong gia đình, con cái. Trong thời điểm giãn cách xã hội, ngoài việc tổ chức cho gia đình hoạt động nấu ăn, thể dục tại nhà, thì giờ các gia đình còn khuyến khích các thành viên đọc sách, trẻ cũng bớt xem điện thoại, cả gia đình quay quần, trao đổi, tạo nên một nét đẹp văn hóa đọc đáng mừng.

Cũng qua đọc sách, có nhiều gia đình phản hồi rằng, trước đó họ quên mất văn hóa đọc, giờ mới nhận ra đã lâu rồi mình chưa hiểu con cái, chưa làm bạn với con, bản thân cũng thiếu kỹ năng ứng xử. Bây giờ nhận ra tâm lý con cái đã thay đổi nhiều, vì thế khi đọc sách mới nhận ra cần thay đổi về cách nuôi dạy con”, bà Duệ cho biết.

Bên cạnh những lo toan về đời sống, việc ở nhà trong một thời gian dài, đọc sách, học từ sách vở là một chọn lựa khá hợp lý. Hơn nữa, giá trị gián tiếp của mô hình “Sách trao tay, đọc ngày giãn cách” của Hội LHPN huyện Ứng Hòa cũng nhắc nhở nhiều người nghĩ về những giá trị tinh thần của cuộc sống ngoài nỗi lo cơm áo, bệnh tật.

Nhà nghiên cứu văn hóa Phùng Hoàng Anh (Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam):

Hà Nội có một nguồn “nhu yếu phẩm tinh thần” thời giãn cách

Từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, với các biện pháp giãn cách xã hội để bảo đảm phòng, chống dịch đã giúp nhiều người trở lại thói quen đọc sách, góp phần khơi lên niềm tin về văn hóa đọc trước nỗi lo mai một trong thời công nghệ số hiện nay. Ở nhà đọc sách trong thời gian phải giãn cách xã hội là việc làm hữu ích, không chỉ góp phần giảm lây nhiễm Covid-19 mà còn nâng cao tri thức cho mỗi người.

Không chỉ trang bị kiến thức, những cuốn sách còn là liều thuốc tinh thần giúp mọi người cảm thấy bình thản, vững tâm hơn vào công cuộc toàn dân chống dịch. Hơn thế, những cuốn sách về chăm sóc sức khỏe, hướng dẫn người dân sống khỏe cũng giúp chúng ta có thêm sự hiểu biết để tự bảo vệ mình trước dịch Covid-19. Trong bối cảnh nhiều địa phương phải giãn cách xã hội do dịch Covid-19, để văn hóa đọc ngày càng được lên ngôi, những người làm công tác thư viện đã có thêm nhiều cách làm linh hoạt, sáng tạo để đưa văn hóa đọc đến gần hơn với người dân.

Bảo Thoa

Nên xem

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 13/12 đến ngày 20/12), toàn Thành phố ghi nhận 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết; giảm 59 trường hợp so với tuần trước.
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao chất lượng thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn, từ ngày 18/12, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) đã thí điểm thu gom rác trực tiếp tại phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, qua đó thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Tin khác

Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ

Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ

(LĐTĐ) Nhằm giúp trẻ em khiếm thị được tiếp cận với công nghệ, Hội Người mù quận Thanh Xuân đã phối hợp với Tập đoàn Logitem Việt Nam triển khai dự án hướng dẫn sử dụng máy vi tính và điện thoại thông minh cho trẻ em khiếm thị.
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng

Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2023), Trung tâm Thông tin Triển lãm, Sở Văn hoá Thể thao Hà Nội tổ chức triển lãm “Tiến bước dưới quân kỳ”.
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số

Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số

(LĐTĐ) Nhân Ngày Dân số Việt Nam (26/12), Ủy ban nhân dân (UBND) quận Thanh Xuân tổ chức Hội nghị gặp mặt biểu dương cán bộ làm công tác Dân số và đánh giá kết quả thực hiện công tác Dân số và Phát triển năm 2024 trên địa bàn quận.
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play

Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play

(LĐTĐ) Ngày 20/12, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), phối hợp cùng Google chính thức ra mắt tính năng “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” nhằm tăng cường bảo vệ người dùng trước các hành vi lừa đảo và đảm bảo an toàn trực tuyến tại Việt Nam.
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số

Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số

(LĐTĐ) Mới đây, Trung tâm Y tế quận Hoàng Mai phối hợp với Chi cục Dân số Hà Nội tổ chức lớp tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh, nâng cao chất lượng dân số cho 152 cộng tác viên làm công tác dân số tại cơ sở trên địa bàn.
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025

Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025

(LĐTĐ) Tại Chương trình "Mùa xuân cho em" lần thứ 18 diễn ra tối nay (19/12), Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng của 60 đơn vị, tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trong năm 2025.
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số

Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số

(LĐTĐ) Mới đây, Ban Chỉ đạo công tác Dân số và Phát triển quận Thanh Xuân tổ chức Điểm tuyên truyền hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số và Kỷ niệm 63 năm Ngày Dân số Việt Nam (26/12/1961 - 26/12/2024) với chủ đề “Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc”.
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ

Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ

(LĐTĐ) Bảy giờ sáng, bầu trời qua ô cửa vẫn đùng đục một màu xám ngoét, tôi co mình trong chiếc chăn bông dày xụ, với tay lấy điện thoại mà tưởng mình lỡ bỏ quên trong tủ lạnh đêm qua. Vừa vào Facebook, lòng tôi se sắt khi thấy dòng trạng thái của một cô bạn học cũ “Mất mẹ, con mất cả mùa xuân” kèm tấm ảnh chụp đoạn tin nhắn hai mẹ con thảo luận mẫu trang trí Tết năm nào. Dòng chữ dưới cùng tấm hình "bạn không thể nhắn tin với tài khoản này" thực sự xuyên thẳng vào tim tôi lạnh ngắt.
Độc đáo nghề làm hoa tre

Độc đáo nghề làm hoa tre

(LĐTĐ) Để tưởng nhớ công ơn của Thánh Gióng, vào mỗi dịp Xuân về, dân làng Vệ Linh (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn) làm ra những bông hoa bằng tre, lấy quả dành dành trên núi nhuộm vào phần tơ bông tạo nên hàng ngàn những giò hoa tre tuyệt đẹp để dâng lên đức Thánh, cầu mong Ngài phù hộ, độ trì cho nhân dân sức khỏe, phúc lộc…
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”

Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”

(LĐTĐ) Ngày 19/12, Hội và Quỹ nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam phối hợp với Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia (1400), Nền tảng thiện nguyện MB phát động chiến dịch gây quỹ cộng đồng ủng hộ người bị di chứng chất độc da cam/dioxin với thông điệp “Những mùa xuân nguyên vẹn”.
Xem thêm
Phiên bản di động