Hà Nội cần làm gì để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn?
Đó là ý kiến chia sẻ của TS Nguyễn Nhật Quang, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ VINASA tại tọa đàm “Xây dựng hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn Hà Nội, Việt Nam” diễn ra ngày 31/7.
Tọa đàm nằm trong khuôn khổ Ngày hội kết nối đầu tư công nghệ bán dẫn thành phố Hà Nội 2024 do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, Hiệp hội phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc và Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức.
Các đại biểu chia sẻ tại tọa đàm “Xây dựng hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn Hà Nội, Việt Nam”. |
Ngành công nghiệp bán dẫn, với vai trò then chốt trong nền kinh tế số, đang ngày càng khẳng định vị thế quan trọng trong bối cảnh thế giới bước vào kỷ nguyên công nghệ 4.0. Công nghệ bán dẫn đã và đang được áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau như thiết bị di động, công nghiệp ô tô, công nghiệp sản xuất. Nhận thức được tiềm năng to lớn của ngành này, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang nỗ lực xây dựng và phát triển ngành công nghiệp bán dẫn của mình, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm bảo an ninh kinh tế.
Bối cảnh trong nước và quốc tế hiện nay và những lợi thế quốc gia sẵn có chính là thời cơ để Việt Nam chủ động tham gia sâu hơn vào ngành công nghiệp bán dẫn theo định hướng: Lấy phát triển nhân lực làm bước đi đầu tiên và là ưu tiên hàng đầu để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam; chủ động tham gia vào tất cả các công đoạn của chuỗi cung ứng, đi từ thiết kế, đóng gói, kiểm thử đến sản xuất, từng bước trở thành một trung tâm về nhân lực bán dẫn, trung tâm nghiên cứu, sản xuất bán dẫn và cung cấp dịch vụ sản xuất cho công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Hà Nội, với lợi thế là trung tâm chính trị, kinh tế và giáo dục của cả nước, việc xây dựng một hệ sinh thái toàn diện, từ nghiên cứu, sản xuất, đến ứng dụng và phát triển nguồn nhân lực là điều vô cùng cần thiết.
TS Nguyễn Nhật Quang, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ VINASA chia sẻ tại tọa đàm. |
Chia sẻ tại tọa đàm, TS Nguyễn Nhật Quang, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ VINASA cho rằng, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ đi theo hai hướng chuyển đổi số và chuyển đổi xanh, dẫn tới việc hình thành và phát triển các ngành công nghiệp mới. Do đó, xây dựng hệ sinh thái bán dẫn cần đặt trong tổng thể của việc xây dựng các ngành công nghiệp số và công nghiệp xanh.
Theo TS Nguyễn Nhật Quang, đối với Thủ đô, phát triển công nghiệp bán dẫn cần gắn với đề án Thành phố thông minh, bởi trong quy hoạch chung và quy hoạch xây dựng Hà Nội đều thể hiện quyết tâm xây dựng Hà Nội trở thành thành phố thông minh. Để trở thành thành phố thông minh Hà nội sẽ cần xây dựng hạ tầng thông tin kỹ thuật số mạnh và an toàn.
Tất cả các bộ môn hạ tầng kỹ thuật đô thị (giao thông, năng lượng, cấp - thoát nước, cây xanh, chiếu sáng, xử lý rác thải…) sẽ phải được thông minh hóa, tất cả những điều này đòi hỏi sử dụng số lượng lớn chip bán dẫn. Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung cần có năng lực tương ứng về công nghệ điện tử, công nghệ bán dẫn để xây dựng và vận hành các đô thị thông minh một cách an toàn và bền vững.
Hiện nay, vành đai công nghiệp bán dẫn đã bắt đầu hình thành trong vùng Thủ đô (Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bắc Giang…). Do đó, Hà Nội cần phát triển hệ sinh thái bán dẫn trong tổng thể phát triển của cả vùng Thủ đô cũng như của cả nước; hỗ trợ, dẫn dắt các địa phương (đào tạo nguồn nhân lực, hậu cần…) và thu hút đầu tư vào các phân khúc cao hơn trong chuỗi giá trị (thiết kế, R&D…).
GS.TS Chử Đức Trình, Hiệu trưởng Trường Đại học Công Nghệ chia sẻ tiềm năng, cơ hội trong phát triển công nghiệp bán dẫn và vi mạch tại Hà Nội. |
GS.TS Chử Đức Trình, Hiệu trưởng Trường Đại học Công Nghệ - Đại Học Quốc Gia Hà Nội, cho rằng, Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, có vị thế và ổn định chính trị tốt. Hơn nữa Việt Nam có nền tảng công nghiệp điện tử khá tốt; nguồn nhân lực trẻ, chất lượng cao, có tay nghề cao, chăm chỉ và sáng tạo với hơn 70 trường đại học công nghệ và STEM trên toàn quốc.
Đặc biệt, Việt Nam đang có được sự đồng hành, ủng hộ của nhiều quốc qia, của nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới. Tuy nhiên, điểm chưa mạnh, đó là chúng ta chưa làm chủ công nghệ, nguồn vốn hạn chế, chưa tham gia sâu vào chuỗi cung cấp…
“Nguồn nhân lực tại Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng chính là một mắt xích quan trọng trong quá trình phát triển vươn tầm thế giới của ngành công nghiệp bán dẫn. Ngành công nghiệp bán dẫn đòi hỏi nguồn lực đầu tư rất lớn, đội ngũ nhân lực cùng chuyên gia trình độ cao; đồng thời cần thời gian và một tầm nhìn. Do vậy, Nhà nước cần ưu tiên và khuyến khích đào tạo sâu chuyên môn công nghệ bán dẫn đến sự phát triển nguồn lực của Việt Nam”, GS.TS Chử Đức Trình nhấn mạnh.
Đối với Hà Nội, GS.TS Chử Đức Trình nhận định, Hà Nội hội tụ những điểm mạnh về vị trí địa lý, giao thông, dân số, giáo dục và thị trường nhân lực, chính sách. Mới đây Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua, đã xác định bán dẫn là lĩnh vực được ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược của Thành phố, đây là cơ sở pháp lý quan trọng thu hút đầu tư.
Tuy nhiên, để tham gia vào chuỗi cung ứng bán dẫn cần chọn được mắt xích và phải chọn được mắt xích quan trọng, phù hợp với lợi thế để đầu tư, phát triển. Việt Nam hay bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới, dù mạnh cũng không thể hoàn toàn làm chủ được công nghệ bán dẫn. Chọn được đúng vị trí sẽ giúp Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung phát triển công nghiệp bán dẫn hợp lý, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tin khác
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 16:44