Gửi trọn tình yêu đất nước qua những bức tranh vải

(LĐTĐ) Gần 40 năm theo đuổi nghệ thuật ghép vải thành tranh, họa sĩ Trần Thanh Thục đã tạo ra nhiều tác phẩm tranh vải suất sắc. Đề tài xuyên suốt trong các tác phẩm tranh vải của họa sĩ Thanh Thục là đề tài ngợi ca đất nước, con người Việt Nam. Dù đã ở tuổi 60, thế nhưng chưa một ngày nào họa sĩ Thanh Thục bỏ quên niềm say mê làm tranh vải và mong muốn đưa nghệ thuật tranh ghép vải đến gần hơn với công chúng.
Người họa sĩ 40 năm gắn bó với nghề ghép vải thành tranh Người tìm vẻ đẹp Hà Nội qua tranh vải

Mối duyên tiền định với nghệ thuật tranh vải

Được biết đến là họa sĩ đầu tiên tại Việt Nam đưa chất liệu vải vào trong mỹ thuật, họa sĩ Trần Thanh Thục, sinh năm 1960, quê Nam Định đã đóng góp cho nền mỹ thuật Việt Nam một chất liệu mới lạ. Không cần tới chất liệu sơn mài, sơn dầu những bức tranh của họa sĩ Thanh Thục nổi bật bởi hàng nghìn họa tiết bằng vải được sắp xếp có chủ ý. Để tạo ra một bức tranh vải hoàn thiện, có khi, người họa sĩ sẽ phải mất từ một tới vài chục năm.

Gửi trọn tình yêu đất nước qua những bức tranh vải
Họa sĩ Trần Thanh Thục tỉ mẩn gắn từng họa tiết cho bức tranh vải. (Ảnh: Lương Hằng)

Có lẽ, với họa sĩ Thanh Thục, việc bén duyên với nghề ghép vải thành tranh đến với cô như một mối duyên đã định trước. Đó là một ngày của hơn 30 năm về trước, khi đó họa sĩ Trần Thanh Thục còn là cô sinh viên trẻ trung, năng động của trường mỹ thuật. Trong một dịp nghỉ hè, cô về nhà một người bạn làm nghề thợ may chơi và tìm kiếm đề tài sáng tạo cho mình. Ngồi bên cạnh đống vải vụn của người bạn, cô sinh viên bắt đầu thấy thích thú và tò mò. Như một phản xạ tự nhiên, cô cầm chiếc kéo cắt những họa tiết của những tấm vải vụn rồi đặt lên một miếng bìa và sắp xếp chúng thành một bức tranh. Khi đó, chính cô cũng không nghĩ rằng những tấm vải vụn này sẽ theo cô tới tận bây giờ.

Trở về Hà Nội với những gợn sóng trong lòng, không coi đó là những phút bồng bột của tuổi trẻ, cô sinh viên Thanh Thục đã xác định đó chính là đam mê mình sẽ theo đuổi trong những tháng ngày về sau. Cứ như vậy, những mảnh vải hoa, những họa tiết thú vị được họa sĩ Thanh Thục thu lượm lại sau những chuyến đi chơi, đi thực tế gom góp thành một góc để thỏa đam mê sáng tạo trên chất liệu vải.

Để gắn bó với nghề tranh vải, họa sĩ Thanh Thục đã phải trải qua nhiều khó khăn. Chia sẻ với chúng tôi, họa sĩ Thanh Thục cho biết, khi bắt đầu đến với nghệ thuật làm tranh vải, cô không có tài liệu nào liên quan tới môn nghệ thuật này, trong khi đó, trường chỉ dạy vẽ sơn dầu; vẽ tranh lụa; tranh bột màu... Không nản lòng, họa sĩ Thanh Thục đã tự mày mò làm tranh, đúc rút kinh nghiệm cho bản thân từ thất bại. Cứ thế sau một thời gian, dần dần cô đã tích lũy được cho mình những kiến thức cơ bản về làm tranh vải và công việc làm tranh vải với cô cũng dễ dàng hơn.

Không chỉ gặp khó trong khâu tìm kiếm tài liệu học tập, Họa sĩ Thanh Thục còn gặp khó khi tìm kiếm những họa phẩm để sáng tạo tranh. Theo đó, tất cả các họa phẩm của họa sĩ được mặc định, không thể vẽ hay tự tạo ra. Phần lớn những mảnh vải thu về đều do họa sĩ Thanh Thục mua hoặc thu nhặt từ công việc thu vải vụn, bởi vậy, cô gặp khó khi tìm kiếm các họa tiết giống nhau hoặc họa tiết giống nhau nhưng kích thước khác nhau.

Họa sĩ Thanh Thục bật mí, với các dòng tranh thông thường, người họa sĩ đều phải vẽ phác thảo trước, tuy nhiên với tranh vải thì không thể vẽ phác thảo trước. Với đặc thù được tạo ra từ hàng nghìn mảnh họa tiết khác nhau nên nếu vẽ phác thảo trước thì các họa phẩm, họa tiết không thể đáp ứng được tác phẩm. Cũng chính bởi vậy mà họa sĩ khi làm tranh phải nương theo họa tiết đã có, vừa chỉnh bố cục, vừa chỉnh hòa sắc, vô cùng kì công.

Một đặc điểm nữa khiến tranh vải của họa sĩ Thanh Thục trở nên khác biệt là thời gian sáng tạo tác phẩm. Theo họa sĩ Thanh Thục, những tác phẩm tranh vải không được hoàn thiện ngay trong một thời gian ngắn mà được gối sóng nhau. Họa sĩ Thanh Thục tâm sự rằng, bà phải mất hơn 30 năm rèn giũa kinh nghiệm sử dụng sắc vải để tạo nên những bức tranh vải tạo nên tên tuổi như hiện tại.

Gửi gắm tình yêu thiên nhiên, đất nước qua từng bức tranh

Một đề tài xuyên suốt trong các tác phẩm của họa sĩ Thanh Thục là đề tài ngợi ca đất nước, con người Việt Nam. Thông qua các tác phẩm của mình, họa sĩ Thanh Thục mong muốn chia sẻ niềm yêu, những phong cảnh đẹp của dải đất hình chữ S ra khắp thế giới. Từ miền cao nguyên xa xôi cho tới vùng trung du và đồng bằng, tất cả đều được họa sĩ Thanh Thục tái hiện sinh động thông qua chất liệu vải, đưa đến cho công chúng một cảm nhận mới lạ hơn.

Từng vùng đất họa sĩ Thanh Thục đi qua đều để lại những ấn tượng đặc biệt với bà. Đứng trước những vùng cao nguyên xa xôi bảng lảng mây gió, Họa sĩ Thanh Thục mường tượng đã gặp khung cảnh này ở trong mơ hoặc trong sách, truyện. Những cảnh đẹp đột ngột hiện ra trước mắt khiến bà cảm thấy nghẹn ngào, không chút ngần ngại, bà ấp ủ những kỷ niệm đó vào trong lòng. Và một ngày nào đó khi đang ngồi thơ thẩn nhâm nhi tách trà bên hiên cửa sổ, những kỉ niệm đó cựa mình và trở thành tác phẩm như hiện tại.

Một trong những bức tranh về thiên nhiên để lại nhiều cảm xúc cho bà là bức tranh tuyết rơi ở bên dòng sông Nho Quế. Bức tranh mang nhiều sắc ghi đặc trưng của cao nguyên đá, sắc trắng của một ngày tuyết rơi. Từng mảng chi tiết được họa sĩ Thanh Thục lựa chọn cẩn thận, những mảng chi tiết dựa vào độ quan trọng mà được bà chọn màu đậm, nhạt khác nhau.

Chia sẻ với phóng viên về cảm hứng sáng tạo bức tranh, họa sĩ Thanh Thục cho biết: “Hôm đó, tôi tình cờ chứng kiến một ngày tuyết rơi bên mái nhà sàn và bên dòng sông Nho Quế và rơi xuống con thuyền của những người dân chở đò. Không biết người khác sẽ nhìn chúng thế nào, nhưng với tôi hoàn toàn là sự ngạc nhiên và đầy cảm xúc. Trở về Hà Nội với rất nhiều trăn trở, tôi đã quyết tâm vượt qua khó khăn, tìm kiếm những họa tiết phù hợp, nỗ lực để hoàn thành bức tranh trên”.

Không chỉ sáng tạo ra những tác phẩm về danh lam thắng cảnh của đất nước, những hoài niệm về thời khó khăn cũng được họa sĩ Thanh Thục gửi gắm qua những đứa con tinh thần của mình. Dù đã lớn tuổi, thế nhưng, những kí ức về ngày đi sơ tán cùng cha mẹ và anh chị dường như vẫn hiển hiện nguyên vẹn trong kí ức của họa sĩ Thanh Thục. Bà vẫn nhớ, năm cùng gia đình đi sơ tán bà khoảng chừng 8 tuổi, ngoài bông băng; mũ rơm; mực tím… con đường đi học là những mảng kí ức bà chẳng khi nào quên. Đó cũng chính là nguồn động lực thôi thúc họa sĩ Thanh Thục tạo ra tác phẩm ngợi ca vẻ đẹp của đất nước ngay trong cả thời chiến.

“Nhiều khi sau những chuyến đi, qua những đêm trăn trở và kỉ niệm tuổi thơ, tuổi trẻ ùa về, lúc đó, tôi cảm giác mình phải lắng lại và xem trong tâm tư của mình kỉ niệm nào rõ nhất, mình yêu thương nhất. Lúc đó tôi sẽ chọn cho mình 1 đề tài, khi chọn được đề tài tôi lại nghĩ xem mình nên làm kích cỡ nào, gam màu nào, và ngồi soạn lại họa phẩm xem có đáp ứng được hay không, nếu họa phẩm đáp ứng được phần lớn tôi mới bắt đầu thực hiện tác phẩm.”- họa sĩ Thanh Thục chia sẻ.

Theo họa sĩ Thanh Thục, một bức tranh vải được hoàn thành phải trải qua quá trình sáng tạo rất kỳ công. Thông thường, để tạo nên một bức tranh vải hoàn chỉnh, người họa sĩ phải trải qua một số công đoạn chính như tìm đề tài; lên ý tưởng; tìm họa tiết phù hợp; ghép họa tiết… Giống như một người mẹ mang thai 9 tháng 10 ngày mới sinh ra một đứa trẻ thì tác phẩm của họa sĩ Thanh Thục chính là một đứa con hoàn hảo sau những ngày tháng dài trăn trở.

Từ khi gắn bó với tranh vải, họa sĩ Thanh Thục luôn luôn khao khát đem chất liệu vải giới thiệu tới đông đảo công chúng. Thông qua đó, họa sĩ Thanh Thục mong muốn mọi người mở rộng tấm lòng, chấp nhận chất liệu vải ở trong thị trường mỹ thuật Việt Nam ngoài các chất liệu quen thuộc như sơn mài, sơn dầu, tranh lụa và các chất liệu khác.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Chiều ngày 4/11, tại Hội trường Tổng Công ty Du lịch Hà Nội, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm phối hợp với Công đoàn Tổng Công ty Du lịch Hà Nội tổ chức Hội nghị chuyển giao và tiếp nhận Công đoàn Công ty TNHH MTV Điện ảnh Hà Nội.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil

(LĐTĐ) Chiều nay (5/11), ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam chủ trì Hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil (CTB) do ông Adilson Gonçalves de Araújo - Chủ tịch Trung tâm làm Trưởng đoàn.
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk

Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk

(LĐTĐ) Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk vừa tổ chức Hội thao công chức, viên chức, người lao động năm 2024. Hội thao diễn ra sôi nổi, thành công và mang lại không khí vui tươi, phấn khởi trong đoàn viên.
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất

Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất

(LĐTĐ) Trước khi mua nhà đất, người mua cần lưu ý nhiều vấn đề quan trọng sau để giao dịch được suôn sẻ, tránh phát sinh tranh chấp.
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?

Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?

(LĐTĐ) Theo dự báo của nhiều chuyên gia và công ty chứng khoán, tỷ giá USD/VND sẽ vẫn chịu áp lực tăng sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, đặc biệt nếu ông Trump đắc cử. Ngược lại, có ý kiến cho rằng tỷ giá sẽ “hạ nhiệt” dù ai là người bước chân vào Nhà Trắng...
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?

Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?

(LĐTĐ) Cuộc bỏ phiếu cuối cùng để bầu ra Tổng thống Mỹ tiếp theo diễn ra vào ngày 5/11, nhưng vẫn còn nhiều người nhầm lẫn về thời điểm công bố kết quả.
Để giá nhà chung cư không “nóng”

Để giá nhà chung cư không “nóng”

(LĐTĐ) Liên quan đến vấn đề giá bất động sản, đặc biệt giá nhà chung cư tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tăng cao, thậm chí tăng bất thường, Lao động Thủ đô từng có một số bài phản ảnh, bình luận nội dung này. Và nội dung này lại được làm nóng nghị trường khi kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (TTBĐS) và phát triển nhà ở xã hội (NOXH) từ năm 2015 đến hết năm 2023”.

Tin khác

TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH

TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH

(LĐTĐ) Bên cạnh kết quả đạt được cũng như những ưu điểm của phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đối với chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH), trợ cấp thất nghiệp (TCTN) tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cũng đã xuất hiện nhiều tồn tại, vướng mắc cần kịp thời tháo gỡ.
Sắc màu văn hóa Chăm qua nghệ thuật dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp

Sắc màu văn hóa Chăm qua nghệ thuật dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp

(LĐTĐ) Suốt hàng trăm năm qua, làng dệt Mỹ Nghiệp (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) vẫn vang lên tiếng lách cách đặc trưng của khung dệt gỗ. Dù trải qua nhiều thăng trầm, nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Chăm tại đây vẫn được gìn giữ và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi

Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi

(LĐTĐ) Với tình yêu dành cho Hà Nội, họa sĩ Nguyễn Văn Luận (quận Đống Đa, Hà Nội) đã sử dụng bút bi để vẽ lại những khoảnh khắc đời thường một cách chân thực và sống động. Những bức tranh phong cảnh đặc trưng của Hà Nội như hàng hoa, phố cổ,… khiến người xem không khỏi ngạc nhiên vì chúng được vẽ hoàn toàn bằng bút bi, loại bút vốn rất hạn chế về màu.
Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Chương trình "Gặp mặt trẻ em Thủ đô tiêu biểu vượt khó học tốt” được tổ chức thường niên là hoạt động có ý nghĩa thiết thực của thành phố Hà Nội nhằm động viên những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, khích lệ tinh thần hiếu học của các em, động viên các em nỗ lực vươn lên thành con ngoan, trò giỏi.
Tháng 11, cảm xúc và hoài niệm

Tháng 11, cảm xúc và hoài niệm

(LĐTĐ) Tháng 11 mang theo gió lạnh nhưng lại rất ấm áp với những kỷ niệm, niềm vui giản dị và sự kết nối tình thân. Hạnh phúc được là một hành trình khi có lòng biết ơn hiện tại và tận hưởng từng khoảnh khắc bình an.
Phố Hàng Mã rực rỡ sắc màu dịp Halloween

Phố Hàng Mã rực rỡ sắc màu dịp Halloween

(LĐTĐ) Phố Hàng Mã (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) những ngày này đã “khoác màu áo mới” với đa dạng các loại phụ kiện, đồ chơi độc lạ chào đón lễ hội hóa trang trong ngày cuối cùng của tháng 10.
Tổ chức khóa học Kỹ năng lãnh đạo cho phụ nữ thành phố Vinh

Tổ chức khóa học Kỹ năng lãnh đạo cho phụ nữ thành phố Vinh

(LĐTĐ) Ngày 30/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thành phố Vinh phối hợp cùng Trung tâm Đào tạo và Nâng cao năng lực phụ nữ thuộc Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức khóa học “Kỹ năng lãnh đạo cho phụ nữ”.
Ngày hội "Gia đình trẻ hạnh phúc" năm 2024: Lan tỏa thông điệp ý nghĩa

Ngày hội "Gia đình trẻ hạnh phúc" năm 2024: Lan tỏa thông điệp ý nghĩa

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 26 - 27/10/2024, tại Hà Nội đã diễn ra chương trình Ngày hội "Gia đình trẻ hạnh phúc" năm 2024 với chủ đề "Bên nhau, mình là Nhà".
Nhiều tên miền giả mạo nhằm mục đích lừa đảo

Nhiều tên miền giả mạo nhằm mục đích lừa đảo

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), từ tháng 1/2021 - 10/2024, có khoảng 12.838 website tên miền bị lạm dụng, được sử dụng để vi phạm pháp luật; các tên miền quốc tế có tỷ lệ lạm dụng cao (81%).
Hà Nội chú trọng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Hà Nội chú trọng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

(LĐTĐ) Công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi đã được thành phố Hà Nội và các địa phương đặc biệt chú trọng. Đến hết năm 2025, Hà Nội phấn đấu 100% xã, phường, thị trấn triển khai các hoạt động hỗ trợ người cao tuổi được chăm sóc sức khỏe, tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao nâng cao sức khỏe tinh thần tại cộng đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động