Kiến nghị rút ngắn thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội

Góp phần giải bài toán an sinh xã hội

(LĐTĐ) Việc rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần là nhu cầu chính đáng do thực tế khách quan của người lao động (NLĐ), song nếu NLĐ tham gia đóng BHXH thấy chỉ cần trong vòng khoảng 15 năm sẽ được hưởng chế độ lương hưu khi về già khiến họ cảm thấy yên tâm hơn. Vì vậy, việc rút gắn thời gian đóng bảo hiểm để được hưởng lương hưu không chỉ làm cho người lao động tích cực tham gia BHXH mà còn góp phần giải bài toán an sinh.
Hà Nội: 3 tháng cuối năm, phấn đấu mỗi xã/phường/thị trấn có 60 người tham gia BHXH tự nguyện Đại biểu Nguyễn Phi Thường: Không để doanh nghiệp vi phạm đóng BHXH nhưng người lao động phải gánh hậu quả Hà Nội: 84.510 đơn vị sử dụng lao động đã được giảm mức đóng BHTN xuống 0%

Khẩn trương sửa Luật BHXH

Khẩn trương sửa Luật BHXH là quan điểm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khi thảo luận về tình hình thực hiện chính sách, chế độ BHXH, quản lý và sử dụng Quỹ BHXH năm 2020 tại Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, phải khẩn trương xây dựng để trình Quốc hội sửa đổi Luật BHXH và Luật Việc làm. “Chúng ta đã có Bộ luật Lao động.

Góp phần giải bài toán an sinh xã hội
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên thảo luận ở Tổ (Ảnh: QH)

Trung ương cũng đã có hai Nghị quyết rất quan trọng là Nghị quyết số 27 về cải cách chính sách tiền lương và Nghị quyết số 28 về cải cách chính sách BHXH với rất nhiều nội dung đổi mới so với quy định của Luật BHXH hiện hành. Nghị quyết 28 đã ban hành từ năm 2018 nhưng đến nay vẫn chưa sửa được luật là chậm, do đó phải khẩn trương hơn”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Theo Chủ tịch Quốc hội, nếu sửa sớm được Luật BHXH chúng ta sẽ quản lý tốt hơn số lượng người hưởng BHXH một lần. Luật hiện nay quy định 20 năm đóng bảo hiểm mới được hưởng chế độ hưu trí nhưng điều kiện rút BHXH một lần lại rất dễ. Nghị quyết 28 có nêu vấn đề rút ngắn thời hạn đóng, trong đó hướng lộ trình có thể xuống 15 năm, thậm chí 10 năm. Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng, việc rút BHXH một lần là nhu cầu chính đáng do thực tế khách quan của NLĐ. Nhưng nếu NLĐ tham gia đóng BHXH thấy chỉ cần đóng khoảng 15 năm sẽ được hưởng chế độ lương hưu khi về già, còn khi rút một lần chỉ được hưởng phần đóng của NLĐ là chính thì sẽ hạn chế được tình trạng hưởng BHXH một lần.

Bình quân hàng năm số người rút khỏi hệ thống BHXH khoảng 5%, như nhận định của Ủy ban xã hội, đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH. Riêng năm 2020 có đến gần 861.000 người hưởng BHXH một lần, tăng hơn 53.000 người so với năm 2019, tương ứng với 6,65%. Đây là một trong những lý do cho thấy cần phải sửa sớm Luật BHXH.

Bên cạnh đó, một số quỹ bảo hiểm ngắn hạn hiện nay có số kết dư khá lớn như Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) kết dư chuyển từ năm 2020 chuyển sang là 90.000 tỷ đồng. Vừa qua, Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bàn và thống nhất dành 1/3 số kết dư này để hỗ trợ NLĐ vượt qua khó khăn của đại dịch Covid -1 9 với 6 mức, thấp nhất là 1.800.000, cao nhất là 3.300.000 cho khoảng 13 triệu lao động; đồng thời giảm đóng Quỹ BHTN cho doanh nghiệp khoảng 8.000 tỷ đồng.

Theo quy định, các quỹ ngắn hạn đều phải có kết dư, bảo đảm an toàn. Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, khi kết dư nhiều thì cũng cần rà soát lại mức đóng và phạm vi chi trả của các Quỹ này cho phù hợp với khả năng chi trả của ngân sách Nhà nước và người dân. Bên cạnh đó, năm 2021 chịu tác động rất nặng nề của đại dịch Covid-19 nên cũng cần rà soát, đánh giá tác động và khả năng thu chi của các Quỹ ngắn hạn trong giai đoạn 2021-2022.

Người hưởng BHXH một lần tiếp tục tăng

Báo cáo Quốc hội về tình hình thực hiện chính sách, chế độ BHXH, quản lý và sử dụng Quỹ BHXH năm 2020, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh - Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, Chính phủ đã thể chế hóa kịp thời chủ trương lớn của Trung ương về điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu thông qua việc trình Quốc hội ban hành Bộ luật Lao động năm 2019 và Nghị định số 135/2020/NĐ-CP về tuổi nghỉ hưu.

Góp phần giải bài toán an sinh xã hội
Kiến nghị rút ngắn thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội, góp phần giải bài toán an sinh xã hội (Ảnh: Minh họa HNM)
Phát biểu thảo luận tại Tổ, đại biểu Nguyễn Phi Thường (Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội), cho rằng, hiện tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH tăng nhanh. Nhiều doanh nghiệp lấy lý do dịch bệnh Covid-19 đã chậm đóng BHXH, dẫn đến NLĐ sẽ không được giải quyết các chế độ ốm đau, thai sản, tử tuất… trong khi vẫn thực hiện đủ nghĩa vụ đóng từ 10-15%, tức là hoàn thành nghĩa vụ của mình. Điều này khiến rất nhiều vụ tranh chấp xảy ra, đời sống của NLĐ đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Trên tinh thần đó, đại biểu Nguyễn Phi Thường kiến nghị khi sửa đổi Luật BHXH, cần giao cho Công đoàn cấp trên quyền khởi kiện doanh nghiệp ra Tòa án đối với hành vi vi phạm pháp luật về BHXH gây ảnh hưởng đến quyền lợi và lợi ích hợp pháp của NLĐ. Vì, hiện nay, quyền này được giao cho Công đoàn cơ sở, trong khi Chủ tịch Công đoàn cơ sở chủ yếu là kiêm nhiệm, ăn lương của doanh nghiệp, nên rất khó khởi kiện ông chủ…

Đồng thời, kịp thời ban hành chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, việc phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHTN tiếp tục giữ được đà tăng, đặc biệt phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, đạt 1,1 triệu người, chiếm 2,33% lực lượng lao động trong độ tuổi, vượt chỉ tiêu đặt ra tại Nghị quyết số 28-NQ/TW.

Tuy nhiên, Báo cáo của Chính phủ cũng chỉ rõ, số người tham gia BHXH mặc dù có tăng nhưng số người tham gia BHXH bắt buộc, BHTN giảm, số tiền chậm đóng BHXH tiếp tục tăng so với năm 2019. Số người hưởng BHXH một lần tiếp tục tăng ảnh hưởng không nhỏ khả năng phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh dẫn đến tình trạng chậm đóng, tạm dừng đóng BHXH tăng cao.

Nhận thức của một số NLĐ và người sử dụng lao động trong việc tham gia BHXH vẫn còn hạn chế, đặc biệt là ở các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Trong khi đó, công tác tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH, BHTN gặp nhiều hạn chế. BHTN chưa thực sự là công cụ quản lý thị trường lao động, việc hỗ trợ NLĐ tiếp tục quay trở lại thị thường lao động sau khi bị mất việc làm chưa thực sự hiệu quả...

Giải pháp Chính phủ đề ra là tiếp tục tăng cường hoạt động giám sát thực hiện Luật BHXH, đặc biệt là phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, vấn đề về quản lý và sử dụng quỹ BHXH. Đồng thời, sửa đổi, bổ sung Luật BHXH theo định hướng cải cách chính sách BHXH tại Nghị quyết số 28-NQ/TW về mở rộng đối tượng tham gia tiến tới thực hiện BHXH toàn dân; hoàn thiện các quy định về đóng - hưởng BHXH; nâng cao hiệu quả đầu tư quỹ; chặt chẽ hơn trong quy định hưởng chế độ BHXH một lần; sửa đổi các quy định về mức đóng, căn cứ đóng BHXH...

Phát biểu thảo luận tại Tổ, đại biểu Nguyễn Phi Thường (Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội), cho rằng, hiện tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH tăng nhanh. Nhiều doanh nghiệp lấy lý do dịch bệnh Covid-19 đã chậm đóng BHXH, dẫn đến NLĐ sẽ không được giải quyết các chế độ ốm đau, thai sản, tử tuất… trong khi vẫn thực hiện đủ nghĩa vụ đóng từ 10-15%, tức là hoàn thành nghĩa vụ của mình.

Điều này khiến rất nhiều vụ tranh chấp xảy ra, đời sống của NLĐ đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Trên tinh thần đó, đại biểu Nguyễn Phi Thường kiến nghị khi sửa đổi Luật BHXH, cần giao cho Công đoàn cấp trên quyền khởi kiện doanh nghiệp ra Tòa án đối với hành vi vi phạm pháp luật về BHXH gây ảnh hưởng đến quyền lợi và lợi ích hợp pháp của NLĐ. Vì, hiện nay, quyền này được giao cho Công đoàn cơ sở, trong khi Chủ tịch Công đoàn cơ sở chủ yếu là kiêm nhiệm, ăn lương của doanh nghiệp, nên rất khó khởi kiện ông chủ…/.

H. Lý

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cần có quy chuẩn về trồng, bảo vệ cây xanh đô thị

Cần có quy chuẩn về trồng, bảo vệ cây xanh đô thị

(LĐTĐ) Cơn bão Yagi (bão số 3) quét qua Thủ đô để lại hậu quả rất nặng nề. Trong đó, nặng nề nhất là rất nhiều cây xanh bị gãy, đổ. Bão với sức gió giật cấp 11 khi tràn vào Hà Nội, các cây xanh bị, gãy đổ là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, quan sát sự gãy, đổ của hệ thống cây xanh đô thị đặt ra nhiều vấn đề, đặc biệt công tác chăm sóc, bảo vệ, trồng mới cây.
Tỷ giá USD hôm nay 10/9: Đồng USD thị trường tự do tiếp tục tăng

Tỷ giá USD hôm nay 10/9: Đồng USD thị trường tự do tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Tỷ giá USD ngày 10/9, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.177 - giảm 25 VND. Trên thị trường thế giới, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 101,61 điểm, tăng 0,43% so với giao dịch ngày 9/9/2024.
Đoàn Hà Nội dẫn đầu thuyết phục tại Giải vô địch Kickboxing toàn quốc năm 2024

Đoàn Hà Nội dẫn đầu thuyết phục tại Giải vô địch Kickboxing toàn quốc năm 2024

(LĐTĐ) Tối 9/9, Giải vô địch Kickboxing toàn quốc năm 2024 đã kết thúc tại nhà thi đấu tỉnh Gia Lai. Đúng như dự đoán, đoàn Hà Nội đã dẫn đầu toàn đoàn ở cả 2 nội dung của nam và nữ.
Giá vàng hôm nay 10/9: Vàng thế giới nhích nhẹ, vàng nhẫn điều chỉnh giảm

Giá vàng hôm nay 10/9: Vàng thế giới nhích nhẹ, vàng nhẫn điều chỉnh giảm

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 10/9/2024, thế giới tăng nhẹ khi các nhà đầu tư chờ đợi báo cáo lạm phát của Mỹ để biết thêm manh mối về quy mô tiềm năng cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang. Trong nước, vàng miếng SJC duy trì mốc ổn định, riêng giá vàng nhẫn được phần lớn các thương hiệu điều chỉnh giảm từ 150 - 200 nghìn đồng/lượng.
Cảnh báo lũ khẩn cấp trên hệ thống sông tại khu vực Bắc bộ

Cảnh báo lũ khẩn cấp trên hệ thống sông tại khu vực Bắc bộ

(LĐTĐ) Trước diễn biến bất thường của thời tiết, cùng với ảnh hưởng của cơn bão số 3, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đã đưa ra cảnh báo về tình hình lũ trên hệ thống sông tại khu vực Bắc bộ.
Hướng dẫn phân luồng, tổ chức giao thông qua cầu Phong Châu

Hướng dẫn phân luồng, tổ chức giao thông qua cầu Phong Châu

(LĐTĐ) Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) vừa ra thông báo về việc phân luồng, tổ chức giao thông qua các cầu Phong Châu, Tứ Mỹ, Trung Hà, địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Bão lũ đi qua, tình người ở lại

Bão lũ đi qua, tình người ở lại

(LĐTĐ) Bão lũ có thể cuốn trôi tất cả của cải, vật chất, nhưng chắc chắn có một thứ mà nó không thể cuốn đi được. Càng cuốn, nó lại càng kết chặt và bùng lên mạnh mẽ. Đó là tình nghĩa đồng bào.

Tin khác

Doanh nghiệp Nhà nước áp dụng bảng lương, phụ cấp mới từ 15/9

Doanh nghiệp Nhà nước áp dụng bảng lương, phụ cấp mới từ 15/9

(LĐTĐ) Từ ngày 15/9, người lao động trong doanh nghiệp Nhà nước sẽ áp dụng bảng lương, phụ cấp mới. Theo đó, mức lương trong thang lương, bảng lương, phụ cấp lương do công ty quyết định; quỹ tiền lương không được vượt quá kế hoạch của người lao động.
Sẽ tiếp tục tăng lương hưu vào 1/7/2025

Sẽ tiếp tục tăng lương hưu vào 1/7/2025

(LĐTĐ) Ngày 1/7/2024, một số đối tượng đã được điều chỉnh tăng thêm 15% mức lương hưu, tuy nhiên theo quy định mới, từ 1/7/2025 sẽ tiếp tục điều chỉnh lương hưu và một số đối tượng sẽ tiếp tục được tăng lương hưu.
Mức đóng bảo hiểm y tế đối với học sinh, sinh viên năm học 2024 - 2025

Mức đóng bảo hiểm y tế đối với học sinh, sinh viên năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 của Chính phủ, từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng. Do đó, mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) của học sinh, sinh viên cũng sẽ có sự thay đổi.
Quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý

Quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký xác thực Văn bản hợp nhất số 7/VBHN-BNV, hợp nhất Nghị định quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Trình Chính phủ hàng loạt nghị định liên quan đến tiền lương, các loại trợ cấp

Trình Chính phủ hàng loạt nghị định liên quan đến tiền lương, các loại trợ cấp

Phó Thủ tướng Lê Thành Long mới đây đã ký ban hành Quyết định số 918/QĐ-TTg thực hiện Kết luận số 83-KL/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 142/2024/QH15 về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội.
Yếu tố quan trọng trong xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh

Yếu tố quan trọng trong xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh

(LĐTĐ) Là địa phương đầu tiên của cả nước ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển Đảng trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước, Thủ đô Hà Nội đã từng bước triển khai bài bản, hiệu quả, đưa Nghị quyết thấm sâu vào cuộc sống, giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững, đồng thời góp phần xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh.
Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội

Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội

(LĐTĐ) Bộ Tài chính vừa ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.
Lương hưu tháng 9 trả trùng nghỉ lễ Quốc khánh, người dân sẽ nhận vào ngày nào?

Lương hưu tháng 9 trả trùng nghỉ lễ Quốc khánh, người dân sẽ nhận vào ngày nào?

(LĐTĐ) Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH), do thời gian chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH trong tháng 9 trùng vào kỳ nghỉ lễ Quốc khánh nên người dân sẽ nhận các chế độ sau kỳ nghỉ lễ.
Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 9/2024

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 9/2024

(LĐTĐ) Các chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 9/2024 bao gồm quy định về tín dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, các hành vi cấm liên quan đến tạm giữ tài sản liên quan đến khủng bố, can thiệp thị trường ngoại hối, khoa học và công nghệ cấp thiết, và quản lý tiền ký Quỹ.
Sửa luật để kiểm soát tốt hơn an toàn thực phẩm

Sửa luật để kiểm soát tốt hơn an toàn thực phẩm

(LĐTĐ) Bộ Y tế đang đề nghị sửa đổi toàn diện Luật An toàn thực phẩm (ATTP), với nhiều nhóm chính sách mới, nhằm hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực này, khắc phục những tồn tại, bất cập đặt ra trong quá trình thi hành luật và đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Xem thêm
Phiên bản di động