Kiến nghị rút ngắn thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội

Góp phần giải bài toán an sinh xã hội

13:32 | 26/10/2021
(LĐTĐ) Việc rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần là nhu cầu chính đáng do thực tế khách quan của người lao động (NLĐ), song nếu NLĐ tham gia đóng BHXH thấy chỉ cần trong vòng khoảng 15 năm sẽ được hưởng chế độ lương hưu khi về già khiến họ cảm thấy yên tâm hơn. Vì vậy, việc rút gắn thời gian đóng bảo hiểm để được hưởng lương hưu không chỉ làm cho người lao động tích cực tham gia BHXH mà còn góp phần giải bài toán an sinh.
Hà Nội: 3 tháng cuối năm, phấn đấu mỗi xã/phường/thị trấn có 60 người tham gia BHXH tự nguyện Đại biểu Nguyễn Phi Thường: Không để doanh nghiệp vi phạm đóng BHXH nhưng người lao động phải gánh hậu quả Hà Nội: 84.510 đơn vị sử dụng lao động đã được giảm mức đóng BHTN xuống 0%

Khẩn trương sửa Luật BHXH

Khẩn trương sửa Luật BHXH là quan điểm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khi thảo luận về tình hình thực hiện chính sách, chế độ BHXH, quản lý và sử dụng Quỹ BHXH năm 2020 tại Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, phải khẩn trương xây dựng để trình Quốc hội sửa đổi Luật BHXH và Luật Việc làm. “Chúng ta đã có Bộ luật Lao động.

Góp phần giải bài toán an sinh xã hội
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên thảo luận ở Tổ (Ảnh: QH)

Trung ương cũng đã có hai Nghị quyết rất quan trọng là Nghị quyết số 27 về cải cách chính sách tiền lương và Nghị quyết số 28 về cải cách chính sách BHXH với rất nhiều nội dung đổi mới so với quy định của Luật BHXH hiện hành. Nghị quyết 28 đã ban hành từ năm 2018 nhưng đến nay vẫn chưa sửa được luật là chậm, do đó phải khẩn trương hơn”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Theo Chủ tịch Quốc hội, nếu sửa sớm được Luật BHXH chúng ta sẽ quản lý tốt hơn số lượng người hưởng BHXH một lần. Luật hiện nay quy định 20 năm đóng bảo hiểm mới được hưởng chế độ hưu trí nhưng điều kiện rút BHXH một lần lại rất dễ. Nghị quyết 28 có nêu vấn đề rút ngắn thời hạn đóng, trong đó hướng lộ trình có thể xuống 15 năm, thậm chí 10 năm. Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng, việc rút BHXH một lần là nhu cầu chính đáng do thực tế khách quan của NLĐ. Nhưng nếu NLĐ tham gia đóng BHXH thấy chỉ cần đóng khoảng 15 năm sẽ được hưởng chế độ lương hưu khi về già, còn khi rút một lần chỉ được hưởng phần đóng của NLĐ là chính thì sẽ hạn chế được tình trạng hưởng BHXH một lần.

Bình quân hàng năm số người rút khỏi hệ thống BHXH khoảng 5%, như nhận định của Ủy ban xã hội, đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH. Riêng năm 2020 có đến gần 861.000 người hưởng BHXH một lần, tăng hơn 53.000 người so với năm 2019, tương ứng với 6,65%. Đây là một trong những lý do cho thấy cần phải sửa sớm Luật BHXH.

Bên cạnh đó, một số quỹ bảo hiểm ngắn hạn hiện nay có số kết dư khá lớn như Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) kết dư chuyển từ năm 2020 chuyển sang là 90.000 tỷ đồng. Vừa qua, Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bàn và thống nhất dành 1/3 số kết dư này để hỗ trợ NLĐ vượt qua khó khăn của đại dịch Covid -1 9 với 6 mức, thấp nhất là 1.800.000, cao nhất là 3.300.000 cho khoảng 13 triệu lao động; đồng thời giảm đóng Quỹ BHTN cho doanh nghiệp khoảng 8.000 tỷ đồng.

Theo quy định, các quỹ ngắn hạn đều phải có kết dư, bảo đảm an toàn. Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, khi kết dư nhiều thì cũng cần rà soát lại mức đóng và phạm vi chi trả của các Quỹ này cho phù hợp với khả năng chi trả của ngân sách Nhà nước và người dân. Bên cạnh đó, năm 2021 chịu tác động rất nặng nề của đại dịch Covid-19 nên cũng cần rà soát, đánh giá tác động và khả năng thu chi của các Quỹ ngắn hạn trong giai đoạn 2021-2022.

Người hưởng BHXH một lần tiếp tục tăng

Báo cáo Quốc hội về tình hình thực hiện chính sách, chế độ BHXH, quản lý và sử dụng Quỹ BHXH năm 2020, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh - Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, Chính phủ đã thể chế hóa kịp thời chủ trương lớn của Trung ương về điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu thông qua việc trình Quốc hội ban hành Bộ luật Lao động năm 2019 và Nghị định số 135/2020/NĐ-CP về tuổi nghỉ hưu.

Góp phần giải bài toán an sinh xã hội
Kiến nghị rút ngắn thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội, góp phần giải bài toán an sinh xã hội (Ảnh: Minh họa HNM)
Phát biểu thảo luận tại Tổ, đại biểu Nguyễn Phi Thường (Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội), cho rằng, hiện tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH tăng nhanh. Nhiều doanh nghiệp lấy lý do dịch bệnh Covid-19 đã chậm đóng BHXH, dẫn đến NLĐ sẽ không được giải quyết các chế độ ốm đau, thai sản, tử tuất… trong khi vẫn thực hiện đủ nghĩa vụ đóng từ 10-15%, tức là hoàn thành nghĩa vụ của mình. Điều này khiến rất nhiều vụ tranh chấp xảy ra, đời sống của NLĐ đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Trên tinh thần đó, đại biểu Nguyễn Phi Thường kiến nghị khi sửa đổi Luật BHXH, cần giao cho Công đoàn cấp trên quyền khởi kiện doanh nghiệp ra Tòa án đối với hành vi vi phạm pháp luật về BHXH gây ảnh hưởng đến quyền lợi và lợi ích hợp pháp của NLĐ. Vì, hiện nay, quyền này được giao cho Công đoàn cơ sở, trong khi Chủ tịch Công đoàn cơ sở chủ yếu là kiêm nhiệm, ăn lương của doanh nghiệp, nên rất khó khởi kiện ông chủ…

Đồng thời, kịp thời ban hành chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, việc phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHTN tiếp tục giữ được đà tăng, đặc biệt phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, đạt 1,1 triệu người, chiếm 2,33% lực lượng lao động trong độ tuổi, vượt chỉ tiêu đặt ra tại Nghị quyết số 28-NQ/TW.

Tuy nhiên, Báo cáo của Chính phủ cũng chỉ rõ, số người tham gia BHXH mặc dù có tăng nhưng số người tham gia BHXH bắt buộc, BHTN giảm, số tiền chậm đóng BHXH tiếp tục tăng so với năm 2019. Số người hưởng BHXH một lần tiếp tục tăng ảnh hưởng không nhỏ khả năng phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh dẫn đến tình trạng chậm đóng, tạm dừng đóng BHXH tăng cao.

Nhận thức của một số NLĐ và người sử dụng lao động trong việc tham gia BHXH vẫn còn hạn chế, đặc biệt là ở các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Trong khi đó, công tác tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH, BHTN gặp nhiều hạn chế. BHTN chưa thực sự là công cụ quản lý thị trường lao động, việc hỗ trợ NLĐ tiếp tục quay trở lại thị thường lao động sau khi bị mất việc làm chưa thực sự hiệu quả...

Giải pháp Chính phủ đề ra là tiếp tục tăng cường hoạt động giám sát thực hiện Luật BHXH, đặc biệt là phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, vấn đề về quản lý và sử dụng quỹ BHXH. Đồng thời, sửa đổi, bổ sung Luật BHXH theo định hướng cải cách chính sách BHXH tại Nghị quyết số 28-NQ/TW về mở rộng đối tượng tham gia tiến tới thực hiện BHXH toàn dân; hoàn thiện các quy định về đóng - hưởng BHXH; nâng cao hiệu quả đầu tư quỹ; chặt chẽ hơn trong quy định hưởng chế độ BHXH một lần; sửa đổi các quy định về mức đóng, căn cứ đóng BHXH...

Phát biểu thảo luận tại Tổ, đại biểu Nguyễn Phi Thường (Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội), cho rằng, hiện tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH tăng nhanh. Nhiều doanh nghiệp lấy lý do dịch bệnh Covid-19 đã chậm đóng BHXH, dẫn đến NLĐ sẽ không được giải quyết các chế độ ốm đau, thai sản, tử tuất… trong khi vẫn thực hiện đủ nghĩa vụ đóng từ 10-15%, tức là hoàn thành nghĩa vụ của mình.

Điều này khiến rất nhiều vụ tranh chấp xảy ra, đời sống của NLĐ đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Trên tinh thần đó, đại biểu Nguyễn Phi Thường kiến nghị khi sửa đổi Luật BHXH, cần giao cho Công đoàn cấp trên quyền khởi kiện doanh nghiệp ra Tòa án đối với hành vi vi phạm pháp luật về BHXH gây ảnh hưởng đến quyền lợi và lợi ích hợp pháp của NLĐ. Vì, hiện nay, quyền này được giao cho Công đoàn cơ sở, trong khi Chủ tịch Công đoàn cơ sở chủ yếu là kiêm nhiệm, ăn lương của doanh nghiệp, nên rất khó khởi kiện ông chủ…/.

H. Lý

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này