Gìn giữ di sản văn hóa xứ Đoài

(LĐTĐ) Hà Nội đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, đây là quá trình vận động tất yếu để thích ứng và phát triển. Tuy nhiên, trong nhịp đô thị hóa có không ít giá trị văn hóa đang âm thầm mai một khiến nhiều người không khỏi tiếc nuối. Văn hóa xứ Đoài cũng không ngoại lệ. Vấn đề đặt ra hiện tại không đơn thuần chỉ gìn giữ tinh hoa xứ Đoài mà còn làm sao để nó ngày càng phát huy giá trị trong không gian đô thị Hà Nội.
Nỗ lực khơi dòng di sản văn hóa xứ Đoài Đánh thức tiềm năng du lịch từ giá trị di sản

Giàu bản sắc và giá trị văn hóa

Xứ Đoài là tên gọi dân gian của vùng đất nằm ở phía Tây kinh đô Thăng Long xưa. Định danh này thường được nhắc tới như những tiểu vùng văn hóa đặc thù trong một tổng thể thống nhất của văn hóa châu thổ Bắc Bộ. Khu vực này vốn là đất bản bộ của người Việt, sau đó lại được coi là một trong tứ trấn - phên giậu bảo vệ Thăng Long - Hà Nội.

Gìn giữ di sản văn hóa xứ Đoài
Xứ Đoài hiện còn lưu giữ nhiều di sản kiến trúc đình chùa đặc sắc. Ảnh: Giang Nam

Qua những biến động của thời gian, xứ Đoài ngày nay là tồn tại đặc thù, nó không phải địa danh hành chính và cũng không phải tên gọi chính thức. Nói cách khác, biên độ không gian mà nó quy chiếu đến được nhìn nhận khác nhau và tùy thuộc vào quan điểm của các nhà nghiên cứu.

Tuy vậy, những giá trị di sản văn hóa xứ Đoài còn tồn tại rất đồ sộ. Chẳng hạn, tại điểm nổi danh bậc nhất xứ Đoài là Sơn Tây đến nay vẫn còn lưu giữ những giá trị di sản văn hóa giúp ích lớn trong việc nghiên cứu cũng như thể hiện tinh thần dân tộc. Trên vùng đất địa linh này có không ít những thủ lĩnh ghi danh vào lịch sử trong thời kỳ chống các chính quyền đô hộ phương Bắc như Lý Bí, Phùng Hưng, Ngô Quyền... Đây cũng là quê hương của những danh nhân và nhân vật lịch sử nổi tiếng như Phùng khắc Khoan, Giang Văn Minh, Khuất Duy Tiến. Trong lịch sử khoa cử Việt Nam, xứ Đoài đã đóng góp hàng trăm nhà khoa bảng nổi danh được khắc tên trên bia đá Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Ngoài ra, xứ Đoài với vùng lõi là thị xã Sơn Tây còn là một vùng văn hóa đặc trưng với hệ thống di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, lề lối sinh hoạt, ứng xử văn hóa mang nét riêng, rất độc đáo. Đó là hệ thống di tích nổi tiếng mà tên gọi đã gắn liền với tên đất và con người Sơn Tây như: Làng cổ Đường Lâm, đền Và, thành cổ Sơn Tây. Ở vùng đất này còn có chùa Mía - một trong những ngôi chùa có nhiều tượng phật cổ nhất miền Bắc, đền Phùng Hưng, đình Mông Phụ, những ngôi nhà cổ bằng đá ong có niên đại từ 100 đến 400 năm…

Giàu bản sắc và giá trị văn hóa song trong quá trình đô thị hoá hội nhập Hà Nội, diện mạo làng xã cổ truyền xứ Đoài đã thay đổi rất nhiều. Không khó để thấy ví dụ này ở ngay tại Làng cổ Đường Lâm khi nhu cầu và thực tế về không gian sinh sống và sản xuất do dân số tăng lên, đặc biệt là dân cư từ các vùng miền đổ về làm việc trong các khu công nghiệp, khu đô thị mới mới khiến cho nhịp sống và văn hoá xứ Đoài chịu nhiều áp lực mai một. Đã có thời điểm những mâu thuẫn giữa bảo tồn và nhu cầu cuộc sống của người dân bị đẩy đến đỉnh điểm và chính quyền địa phương đã phải cố gắng để điều tiết, cân bằng.

Theo PGS.TS Phạm Văn Dương, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hóa (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), xu hướng biến đổi văn hoá xứ Đoài do ảnh hưởng của đô thị hoá bắt đầu từ các nhân tố con người - xã hội - môi trường, từ văn minh nông nghiệp (nông thôn) sang văn minh công nghiệp (đô thị).

PGS.TS Phạm Văn Dương cũng chỉ rõ, quá trình này có thể tóm lược ở các điểm như: Lao động nông nghiệp giảm xuống, lao động công nghiệp tăng lên; trình độ dân trí quan hệ xã hội và lối sống đô thị tăng lên, quan hệ cộng đồng làng xóm, lối sống nông nghiệp và giá trị truyền thống giảm dần; nghề truyền thống có xu hướng giảm dần, các loại sản xuất khác theo hướng hiện đại hoá tăng lên; truyền thống trao đổi hàng hoá được thay đổi sang hình thức kinh doanh dịch vụ buôn bán thị trường; không gian, môi trường cảnh quan văn hoá làng truyền thống giảm xuống, nhường chỗ cho công trình nhà cửa kinh tế kỹ thuật và môi trường đô thị...

Được và mất trong “vòng xoáy” đô thị hóa

Thực tế, bản thân người viết đã qua nhiều vùng miền của Hà Nội, cả ngoại thành lẫn nội thành và thấy rằng đô thị hóa là bước phát triển tất yếu của nhiều ngôi làng ven đô Hà Nội. Chẳng khó để thấy, hiện một số làng đã biến đổi thành phường hoặc kết hợp với làng khác để hình thành đơn vị hành chính mới như các làng: Đại Yên, Vĩnh Phúc, Kim Mã, Bưởi, Ngọc Khánh, Giảng Võ, Hào Nam, Mai Động, Kim Liên, Trung Tự, Thịnh Hào, Hoàng Mai, Đại Mỗ, Tây Mỗ...

Gìn giữ di sản văn hóa xứ Đoài
Lề lối sinh hoạt, ứng xử văn hóa mang nét riêng, rất độc đáo của xứ Đoài.

Trong vòng xoáy đô thị hóa nhiều làng đã không giữ được hoặc chỉ giữ lại được rất ít các giá trị văn hóa. Một trong số đó là làng Định Công (thuộc phường Định Công, quận Hoàng Mai) là ví dụ. Xưa ngôi làng này vốn nổi tiếng vì có nghề chạm bạc, nhưng nay chỉ còn một số rất ít người làng giữ nghề. Cùng trong niềm tiếc nuối ấy còn là sự biến mất của những không gian thoáng đãng ngày xưa. Định Công đang chịu sức ép của đô thị hóa và tăng dân số một cách chóng mặt, tất cả con ngõ của làng đều oằn mình vì quá tải.

Hay xa hơn, hiện nói đến “làng ven đô”, người ta nghĩ ngay đến những huyện thuộc xứ Đoài xưa như Hoài Đức, Đan Phượng… tại những nơi này, giá bất động sản đang tăng lên, đồng nghĩa với việc mỗi ngày “chất làng” lại vơi đi. Ở các vùng này, các loại hình diễn xướng dân gian truyền thống như: Hát chèo Tàu, hát Trống quân đang đối diện với thực tế về việc gìn giữ, truyền nối, bảo tồn và thực hành trong đời sống.

Trở lại câu chuyện gìn giữ di sản văn hóa xứ Đoài trong “cơn lốc” đô thị hóa. Phải khẳng định xứ Đoài được coi là một vùng đất “địa linh nhân kiệt", từng tấc đất, ngôi làng nơi đây đều dày đặc những di sản văn hóa. Khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính thì xứ Đoài đã trở thành một phần của Thủ đô. Với tiềm năng văn hóa của mảnh đất này, các ban, ngành chức năng của Hà Nội luôn xác định, không chỉ gìn giữ những tinh hoa văn hóa xứ Đoài mà còn phải làm cho nó ngày càng phát huy giá trị trong không gian mới.

Chẳng khó để thấy điều này ở thị xã Sơn Tây. Trên địa bàn thị xã có 75/244 di tích văn hóa lịch sử được xếp hạng. Công tác quy hoạch di tích trên địa bàn được quan tâm thực hiện. Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích Làng cổ ở Đường Lâm đã được phê duyệt và thực hiện; đồng thời lập hồ sơ điều chỉnh quy hoạch khoanh vùng bảo vệ di tích Làng cổ Đường Lâm đề nghị cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Cùng với đó, các thiết chế văn hóa được đầu tư xây dựng, khai thác, quản lý theo hướng đồng bộ, chất lượng ngày càng được nâng lên, đáp ứng cơ bản nhu cầu sinh hoạt của người dân.

Rõ ràng, việc tôn tạo và phát huy các di sản văn hóa đóng vai trò hết sức quan trọng, trong đó, văn hóa cần được ứng xử ngang bằng với các lĩnh vực chính trị, kinh tế và quan trọng hơn là phải có giải pháp để khai thác các di sản văn hóa như một nguồn tài nguyên có giá trị đặc biệt. Xứ Đoài là một không gian văn hóa có vị trí đặc biệt. Có thể coi đây là không gian cô đọng của văn hóa Việt Nam, đồng thời lại có rất nhiều nét đặc sắc riêng, là một kho báu vô giá trong tổng thể di sản văn hóa. Để làm tốt việc giữ gìn và phát huy văn hóa xứ Đoài trước những biến thiên thời gian và “vòng xoáy” đô thị hóa cần có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa nhà quản lý, nhà khoa học và nhà đầu tư./.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Thủ đoạn làm giả "thẻ ngành" để lập hồ sơ vay tiền ngân hàng

Thủ đoạn làm giả "thẻ ngành" để lập hồ sơ vay tiền ngân hàng

(LĐTĐ) Mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an quận Đống Đa (Hà Nội) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 6 đối tượng liên quan vụ án "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức" và "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu về hơn 173.500 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024

Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu về hơn 173.500 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024

(LĐTĐ) Trong 11 tháng năm 2024, lượng khách quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) ước đạt 5.336.000 lượt, khách trong nước đạt 34.132.034 lượt, đem về tổng thu cho Thành phố hơn 173.500 tỷ đồng.
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (22/11), giá dầu thế giới tăng gần 2% khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine gia tăng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng. Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 21/11. Cụ thể, xăng E5RON92 giảm 109 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 79 đồng/lít...
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (22/11), đồng USD trên thị trường quốc tế tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng. Trong nước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 5 đồng, hiện ở mức 24.290 đồng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội ngày 22/11, ngày nắng, gió Đông Bắc cấp 2-3, đêm và sáng sớm trời rét.
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay trên thị trường quốc tế tiếp đà tăng mạnh. Trong nước, vàng nhẫn và miếng SJC tiếp tục "leo thang".

Tin khác

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 21/11, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội tổ chức lễ ký kết biên bản phối hợp triển khai một số nhiệm vụ của Đề án 06 với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

(LĐTĐ) Lãnh đạo thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn đầu tư công, gồm: Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 21/11, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

(LĐTĐ) Quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 27 Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI nhiệm kỳ 2020 - 2025, cho ý kiến dự thảo Báo cáo chính trị (lần 1) của Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

(LĐTĐ) Huyện Đông Anh cần nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, sản phẩm thế mạnh của địa phương tới thị trường trong và ngoài nước; phát triển các trung tâm quảng bá, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP, nông lâm sản của huyện, qua đó lan tỏa thương hiệu sản phẩm tới nhiều người tiêu dùng.
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

(LĐTĐ) Thời gian qua, mô hình “Cụm dân cư nhân ái” và “Gian hàng nhân đạo” trên toàn địa bàn huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) đã phát huy được hiệu quả, góp phần giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán

Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Nhấn mạnh quan điểm của Thành phố trong việc xử lý dứt điểm các dự án chậm tiến độ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, các dự án công viên rất quan trọng. Do đó, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu xử lý dứt điểm các vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

(LĐTĐ) Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội do Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các nhiệm vụ này, thể hiện rõ hơn sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm của Thành phố.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024

(LĐTĐ) Dự kiến trong tháng 12/2024, lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho nông dân với chủ đề: “Phát huy tiềm năng, lợi thế của Thủ đô hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững”.
Xem thêm
Phiên bản di động