Giêng hai "mùa lộc"
Rét lộc tháng Hai Những lễ hội diễn ra đầu tháng Giêng tại Hà Nội Người dân Nha Trang xếp hàng ăn chay, cầu an Rằm tháng giêng |
Trong tiết Lập xuân, ánh sáng mặt trời nghiêng phần nhiều về bán cầu Bắc, chính vì vậy, không khí trở nên ấm áp hơn, vạn vật hồi sinh và bắt đầu sinh sôi nảy nở. Nhờ vào năng lượng của mặt trời mà cây cối bắt đầu vươn mình, trỗi dậy, bắt đầu cho một chu kỳ sinh trưởng mới.
Bà Phan Thị Loan, thôn Liên Hà, xã Thạch Hạ, thành phố Hà Tĩnh cho biết: Những ngày này, người nông dân đang tranh thủ ra đồng dặm lúa, trồng bắp, khoai… vì thời tiết đang ấm dần, cây cối dễ phát triển. Những giống cây đã trồng trước đó cũng đang mùa đâm chồi, nảy lộc nên việc chăm sóc là rất cần thiết.
Người nông dân ra đồng chăm bón cho ruộng lúa |
Mùa xuân người ra đồng/Lộc trải dài nương mạ/Tất cả như hối hả/Tất cả như xôn xao (trích Mùa xuân nho nhỏ). Mùa xuân đến giữa hương sắc và âm thanh đất trời, lòng người vui xôn xao, một sức xuân dào dạt hối hả bước đi giữa mùa xuân.
Điều này trở nên rõ rệt hơn khi ta chứng kiến những trảng rừng cao su ở Hương Khê bắt đầu thay lá mới trong thung lũng sâu của núi đồi, những trang trại cam, những vườn chanh, vườn bưởi hoa bung trắng cành ở các xã miền núi huyện Vũ Quang, Hương Sơn, bắt đầu mùa quả mới.
Chị Nguyễn Thị Tâm, chủ vườn cam ở xã Đức Giang, huyện Vũ Quang nói: Năm nay, tiết Lập xuân bắt đầu trùng với tết Nguyên tiêu, tôi nghĩ đó là một điềm lành của đất trời. Qua một năm phải chịu nhiều thiệt hại do cam bù mất mùa, chín muộn, nhìn cây cối đâm chồi nảy lộc, trổ mùa hoa mới, trong lòng tôi rất phấn khởi cho mùa quả mới.
"Đối với những người làm vườn như chúng tôi, luôn căn thời tiết, căn thời gian để bón phân, chăm sóc tỉa cành. Thời điểm này là tốt nhất, tiết trời ấm áp thuận lợi cho cây phát triển đâm chồi, khoảng thời gian này rất quan trọng cho cây trồng, hoa quả nở sớm hay muộn tùy thuộc vào lượng phân bón hoạc lựa chọn loại phân phù hợp để kích thích cây sinh trưởng", chị Tâm cho biết thêm.
Mùa cắt nhung hươu kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. |
Ở các huyện miền núi Hà Tĩnh, trong những ngày Lập xuân, mùa lộc không chỉ đến với người gieo trồng, chăm bón cây vườn, mà người dân đang hái lộc trên đầu con vật, nói đúng hơn là thời điểm đầu mùa thu hoạch nhung hươu, nó kéo dài hết tháng 3 âm lịch.
Miền núi Hà Tĩnh có khí hậu ôn hòa, cây cối tốt tươi, nhất là những vùng thuộc lưu vực sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố, Ngàn Trươi. Những vùng này có nhiều loại cây lá làm thực phẩm cho loài hươu. Hiện nay, Đức Thọ, Hương Khê, Vũ Quang đều có nghề nuôi hươu nhưng tập trung nhiều nhất vẫn ở Hương Sơn.
Ông Lê Sỹ Thông ở xã Sơn Bình, huyện Hương Sơn kể: Gia đình mới xuất bán 6 cặp nhung hươu trọng lượng hơn 6 kg, giá hơn 75 triệu đồng. Giá nhung năm nay vẫn như mọi năm, dao động từ 12 - 14 triệu đồng/kg, nhưng nhờ chăm sóc chu đáo nên sản lượng cao hơn 2kg so với cùng kỳ năm ngoái.
Mùa xuân này chúng ta nhìn về những vựa lúa của các huyện như Can Lộc, Thạch Hà… đang có sự sinh sôi nảy nở rõ rệt từ những cây mạ bén rễ lên xanh, những vườn rau, vườn cà xanh mướt mát.
Ngư dân ra biển vớt ngao, sò khi tiết trời chuyển sang ấm áp |
Lập xuân, nếu đi về phía biển, ngắm nhìn gương mặt các ngư dân trở về với khoang thuyền chở nặng cá, tôm, ta cũng sẽ thấy mùa lộc xôn xao trong những gian khổ, mặn mòi.
Tháng Giêng cũng là thời điểm vụ cá bắc bước vào giai đoạn thuận lợi nhất nên mỗi ngư dân ra khơi đều rất an nhiên. Ngư dân Dương Thanh Hán (49 tuổi, trú xã Thịnh Lộc) hào hứng nói: Những ngày qua anh và 3 người trong gia đình đã bắt được rất nhiều sò lông, có ngày chúng tôi bắt được hơn 50kg sò lông sau 3 giờ ngụp lặn, Sau khi được phân loại, thương lái thu mua cho ngư dân ngay tại bờ với giá 10.000 - 12.000 đồng/kg. Về nguyên nhân sò xuất hiện nhiều anh Hán cho biết, do biển động nhiều ngày nay nên mới có nhiều sò lông trôi dạt vào bờ như vậy, khoảng thời gian này ngư dân đều tranh thủ ra vớt lộc cả.
Ông Nguyễn Khắc Phong - Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà cho biết: Thời gian gần đây, sò lông thường xuyên trôi dạt vào bãi biển địa phương, tuy nhiên khoảng 3 ngày gần đây, sò lông dạt vào nhiều nhất. Trung bình, mỗi gia đình ngư dân 3-4 người bắt được từ 50kg đến hơn 100kg sò lông. Đây được xem là 'lộc trời' đầu năm nên người dân trong xã rất phấn khởi. Hầu như gia đình nào cũng huy động hết các thành viên ra biển nhặt sò để kiếm thêm thu nhập.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đại biểu Quốc hội: Cần hành động quyết liệt để bảo vệ trẻ em trước quảng cáo
LĐLĐ thành phố Hà Nội hội đàm với Tổng Công hội Bắc Kinh
Phương pháp luận về Chuyển đổi số của Viettel Solutions là thành công điển hình của năm tại BIG Awards for Business 2024
Cụm thi đua số 3 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Hướng về cơ sở, vì người lao động
Ngày 28/11, sẽ tôn vinh 150 sản phẩm “Hàng Việt được người tiêu dùng yêu thích”
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bun-ga-ri
Trải nghiệm độc đáo với robot nấu phở tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024
Tin khác
Hà Nội triển khai mô hình tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn
Xã hội 25/11/2024 14:34
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Xã hội 24/11/2024 13:32
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Cộng đồng 23/11/2024 15:27
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34