Giấy dó cuộc hành trình trở về: Ký ức về một thời huy hoàng (Kỳ 1)

(LĐTĐ) “Mịt mù khói tỏa ngàn sương/ Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”, nghề làm giấy xưa đã đi vào ca dao của người Việt như một niềm tự hào, một nét tinh hoa, và nghề làm giấy dó của người Việt cũng đã có một truyền thống khá lâu đời. Tuy nhiên, hành trình của một chất liệu văn hóa Việt trong lịch sử từ ngàn xưa cho tới hôm nay đã trải qua những thời kỳ gian khó, để bây giờ tồn tại một cách lay lắt khiến cho những người yêu văn hóa truyền thống cảm thấy nuối tiếc.
giay do cuoc hanh trinh tro ve ky uc ve mot thoi huy hoang ky 1 Công chúng thích thú chiêm ngưỡng quy trình sản xuất giấy Dó ở Hà Nội
giay do cuoc hanh trinh tro ve ky uc ve mot thoi huy hoang ky 1 Khai mạc trưng bày, giới thiệu nghề truyền thống với chủ đề “Dó Việt Xưa – Nay”

Trước đây, khi chưa có giấy hiện đại, giấy dó thủ công được dùng để viết và in sách, cũng như để ghi chép các văn kiện nhà nước, để đi học, đi thi. Hầu hết sách cổ, sách Hán – Nôm đều được in trên các loại giấy dó. Nhờ có giấy dó, với đặc tính quý của nó mà ngày nay chúng ta còn kế thừa được kho tàng di sản lịch sử văn hoá đồ sộ, phong phú của dân tộc.

Di sản vô giá

Cũng như một số nghề truyền thống khác của người Việt xưa, nghề làm giấy dó đã có nhiều thế kỷ hưng thịnh trước khi bị dòng thời gian và sự biến đổi, phát triển của xã hội làm mai một. Được đánh giá là một trong những loại giấy bền nhất thế giới có niên đại lên đến 500 – 600 năm, giấy dó một thời huy hoàng trong đời sống người Việt.

Trước khi làm ra giấy, từ thời cổ, người Việt cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới đã dùng các loại vật liệu khác để ghi chép như khắc trên đồng, trên đá, trên mai rùa, xương thú, trên đất sét, đất nung, viết trên tre, nứa, trúc, trên lá cọ, trên lụa,... Những loại “sách vở” ấy đến nay còn lại khá nhiều ở nước ta. Các nhà khảo cổ, các nhà dân tộc học gần đây còn phát hiện được sách đồng ở Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam và sách đá ở Thanh Hoá…

giay do cuoc hanh trinh tro ve ky uc ve mot thoi huy hoang ky 1
Nghệ nhân đang thực hiện một công đoạn làm giấy dó

Có thể nói, giấy dó là chất liệu của trí thức Việt, giấy để học chữ, viết chữ, làm thơ, làm sách truyền bá tri thức trong xã hội. Tất cả thể văn thư hành chính dưới thời phong kiến xưa như: Sắc phong, độ điệp, chiếu, chế, biểu, tấu, sớ, trạng đều được viết trên giấy dó. Đối với đời sống văn hóa cộng đồng, giấy dó là chất liệu để viết câu đối, viết thư pháp, để vẽ tranh thờ, tranh trang trí, để chép kinh Phật, viết sớ cúng… Mỗi tờ giấy chính là phần cốt để các nghệ nhân thổi hồn vào các tác phẩm tranh tín ngưỡng phục vụ thờ cúng, tục lệ treo tranh trong các nghi lễ, lễ hội…

Họa sĩ Đào Ngọc Hân - Ủy viên BCH Hội Khảo cổ học Việt Nam, Phó Giám đốc Trung tâm Khảo cổ học ứng dụng cho biết, nghề làm giấy dó ở Việt Nam xuất hiện trong sử sách và các tư liệu vào thế kỷ thứ 3 cho đến khi nước Đại Việt ra đời, định đô ở Thăng Long. Vào thời xưa, giấy dó rất hưng thịnh, trong các khu chợ bán giấy như làng Yên Thái, Nghĩa Đô, Cầu Giấy… người mua kẻ bán rất tấp nập, cả làng trắng xóa bởi giấy dó đem phơi…

Theo họa sỹ Đào Ngọc Hân, câu chuyện về tổ nghề giấy ở Việt Nam có nhiều dị bản khác nhau nhưng nhìn chung, theo những ghi chép về giấy của ta thời thượng cổ do người Việt viết thì đến nay vẫn chưa tìm thấy trong vốn sách sử cổ còn sót lại của nước nhà. Sách “Thiên tự Văn” của Trung Quốc viết rằng: Thái Luân đã sáng chế ra giấy, bằng cách dùng vỏ cây có xơ, gọi là ma chỉ, dùng vải cũ, lưới đánh cá cũ giã ra làm giấy gọi là võng chỉ, dùng cây dó làm giấy gọi là cốc chỉ. Thái Luân làm quan và chế ra giấy vào đời vua Hoà Đế nhà Hán.

giay do cuoc hanh trinh tro ve ky uc ve mot thoi huy hoang ky 1
Vỏ cây dó qua kỹ thuật của người Việt có thể dùng làm ra giấy có độ bền lên đến 500-600 năm.

Trong quá trình lịch sử, trên lĩnh vực sản xuất giấy, thợ thủ công Việt Nam đã tỏ ra hết sức tài khéo. Họ làm ra nhiều loại giấy, trong đó có một số loại giấy quý, rất đẹp và qua thử thách của thời gian, khí hậu, đã tỏ ra vô cùng bền. Do đó, ngay từ thời vua Lý Cao Tông (1176-1210) một số loại giấy tốt của ta đã thuộc vào hàng đặc sản cống phẩm cho nhà Tống.

Khoảng cuối đời nhà Lý đến đầu đời nhà Trần mới thấy có tài liệu lịch sử ghi lại rằng: “Ở phía Tây của kinh đô Thăng Long, có một xóm thợ thủ công chuyên về làm giấy. Đó là phường giấy làng Dịch Vọng. Gần đấy có Cầu Giấy”. Đến thế kỷ thứ 15, một phường làm giấy khác nổi lên, phồn thịnh hơn cả phường giấy Dịch Vọng, đó là phường giấy Yên Thái (làng Bưởi - Hà Nội). Sách “Dư địa chí” trong “Nguyễn Trãi toàn tập” của Nguyễn Trãi có nói đến làng giấy này. Nhà bác học Việt Nam Lê Quý Đôn, ở thế kỷ 18, trong bộ sách bách khoa “Vân đài loại ngữ” của ông đã có khảo cứu về nghề làm giấy ở nước ta…

Như vậy, nghề làm giấy ở nước ta có lịch sử lâu đời và đến đầu thế kỉ 18 thì đã phát triển khá rộng rãi ở nhiều địa phương. Sản lượng giấy lúc này đạt mức đủ đảm bảo để in được nhiều sách bằng “giấy nội hoá”.

Tổ nghề giấy dó ở Hà Nội

Cũng theo họa sỹ Đào Ngọc Hân, có nhiều phiên bản khác nhau về nghề làm giấy dó cho nên các làng giấy ở Hà Nội cũng có ngày giỗ tổ nghề khác nhau. Ví dụ như ở làng An Cốc (Phú Xuyên, Hà Nội), nghe lớp thợ già truyền rằng, làng tôn thờ hai vị tổ nghề làm giấy. Một vị tổ nghề có tên là Thái Luân, truyền nghề cho dân gian từ cuối thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên. Vị tổ thứ hai, không rõ họ tên là người làng, sau khi đi sứ Trung Hoa học được nghề làm giấy đã đem nghề về truyền dạy cho dân làng, rồi ông lên kinh thành Thăng Long truyền dạy nghề làm giấy dó cho dân hai làng Nghĩa Đô, Yên Thái.

Mỗi năm làng An Cốc giỗ tổ hai lần, lần thứ nhất vào ngày 9, ngày 10 tháng Giêng, lần hai vào ngày 9 đến 12 tháng 8 Âm lịch. Vào những ngày này, thợ làm giấy từ Yên Hòa, Yên Thái - vốn xuất thân từ An Cốc - đều nhớ ngày giỗ tổ mà về.

Làng nghề giấy dó Yên Thái (làng Bưởi) ở phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội cũng không biết nghề làm giấy dó ở vùng này xuất hiện từ bao lâu rồi, nhưng nó đã trở nên nổi tiếng và đi vào ca dao thành một điểm đặc trưng cho các làng nghề ở đất Thăng Long - Hà Nội. Từ trước thế kỷ 13, nghề làm giấy đã có tại thôn Dịch Vọng. Sau đó, nghề này lan truyền dần qua các địa phương ven sông Tô Lịch như Yên Hòa (tục gọi là làng giấy), Hồ Khẩu, Đông Xã, Yên Thái, Nghĩa Đô, trong đó tập trung và phát triển nhất là thôn Yên Thái. Truyền thuyết ghi lại, đầu tiên ông tổ nghề giấy truyền nghề cho dân làng Yên Hòa, rồi lần lượt qua các làng khác. Ngay đến ông tổ nghề giấy cũng không rõ họ tên là gì, mặc dù vẫn được thờ phụng trong các làng làm giấy xưa. Dân làng vùng Yên Thái, Yên Hòa… thì lấy ngày 16 tháng 3 âm lịch hàng năm làm ngày giỗ tổ.

Nghề giấy còn phát triển ở một số các dân tộc thiểu số, ví dụ như dân tộc Cao Lan thì làm giấy dó để vẽ tranh và đục các hoa văn cho nghi lễ truyền thống. Người Mông ở Sơn La thì làm giấy bằng tre để dùng cho các nghi lễ tâm linh..

Giấy dó đi từ hoang sơ bước vào văn hóa Việt và trang điểm cho nền văn hóa lâu đời của người Việt. Khi xã hội phát triển, không cần dùng giấy dó để viết nữa thì nghề làm giấy cũng vì thế mà mai một. Nhưng không vì thế mà giấy dó bị chìm vào lãng quên, bởi bây giờ giá trị văn hóa ấy sẽ bước sang một giai đoạn mới dành cho nền nghệ thuật sáng tạo. Các họa sỹ, nghệ sỹ là là những người tiếp nối để giấy dó có cảm xúc hơn, sống động hơn trong tâm hồn người Việt.

Bảo Thoa

Kỳ 2: Hồi sinh trong nghệ thuật

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sẽ công khai danh sách các cá nhân nhận hỗ trợ để nhân dân cùng giám sát

Sẽ công khai danh sách các cá nhân nhận hỗ trợ để nhân dân cùng giám sát

(LĐTĐ) Tính đến ngày 26/9, Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền 1.823 tỷ đồng ủng hộ đồng bào các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão, lũ.
Hội chợ xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Hội chợ xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối ngày 26/9, tại Công viên Hòa Bình (quận Bắc Từ Liêm), Hội chợ xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa địa phương đã được khai mạc, đông đảo người dân, du khách đã đến tham quan, mua sắm.
Infographic: Biểu dương 100 “Sáng kiến, sáng tạo trong CNVCLĐ Thủ đô”, 10 doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động

Infographic: Biểu dương 100 “Sáng kiến, sáng tạo trong CNVCLĐ Thủ đô”, 10 doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động

(LĐTĐ) Ngày 2/10 tới đây, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị biểu dương 100 “Sáng kiến, sáng tạo trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Thủ đô” và tôn vinh 10 doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động năm 2024.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà gia đình người có công

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà gia đình người có công

(LĐTĐ) Chiều 26/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã thăm, tặng quà Bà mẹ Việt Nam anh hùng; cựu quân nhân; cựu chiến binh; gia đình chính sách tiêu biểu nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Quỹ Cứu trợ thành phố Hà Nội đã tiếp nhận hơn 200 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão lũ

Quỹ Cứu trợ thành phố Hà Nội đã tiếp nhận hơn 200 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão lũ

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 26/9 tổng số tiền các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước đã chuyển về Quỹ Cứu trợ thành phố Hà Nội là 200 tỷ 401 triệu đồng.
LĐLĐ tỉnh Gia Lai: Tham gia phản biện để thực hiện dân chủ ở cơ sở

LĐLĐ tỉnh Gia Lai: Tham gia phản biện để thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 25/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với Dự thảo “Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Gia Lai”.
Quận Bắc Từ Liêm gặp mặt hơn 100 doanh nghiệp, doanh nhân

Quận Bắc Từ Liêm gặp mặt hơn 100 doanh nghiệp, doanh nhân

(LĐTĐ) Chiều ngày 26/9, quận Bắc Từ Liêm tổ chức gặp mặt hơn 100 doanh nghiệp (DN), doanh nhân, nhân kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10).

Tin khác

Hoa hậu Ngọc Hân làm giám khảo cuộc thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường trong học đường

Hoa hậu Ngọc Hân làm giám khảo cuộc thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường trong học đường

(LĐTĐ) Hoa hậu Ngọc Hân kỳ vọng cuộc thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường trong học đường - chủ đề “Ngôi trường xanh” sẽ góp phần nâng cao tiềm thức của trẻ thơ về các hoạt động bảo vệ môi trường, lan tỏa lối sống xanh, có ích tới cộng đồng.
Tái hiện những ngày tiếp quản Thủ đô qua 200 tài liệu quý

Tái hiện những ngày tiếp quản Thủ đô qua 200 tài liệu quý

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), ngày 24/9, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước đã tổ chức sự kiện "Giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia về Tiếp quản Thủ đô".
Viết cho tháng Chín

Viết cho tháng Chín

(LĐTĐ) Tháng Chín à, mỗi khi bạn tới, dường như mùa thu chạm ngõ Hà thành. Nắng đã đôi phần bớt gay gắt nhưng thi thoảng vẫn còn những cơn mưa sầm sập như trút nước. Khoảng lặng phút giao mùa giữa hạ và thu khiến lòng người đôi chút chông chênh. Với tôi, tháng Chín gắn với những ký ức thân thương...
"Giao lộ sáng tạo" kết nối quá khứ với tương lai

"Giao lộ sáng tạo" kết nối quá khứ với tương lai

(LĐTĐ) "Giao lộ sáng tạo" không chỉ đơn thuần là một khẩu hiệu, mà là triết lý xuyên suốt của lễ hội. Nó thể hiện tầm nhìn của Hà Nội trong việc kết nối quá khứ với hiện tại, truyền thống với hiện đại, và địa phương với toàn cầu.
Triển lãm ảnh "Hà Nội trong tôi": Hành trình 19 năm vươn mình bứt phá

Triển lãm ảnh "Hà Nội trong tôi": Hành trình 19 năm vươn mình bứt phá

(LĐTĐ) Triển lãm ảnh "Hà Nội trong tôi" đã trải qua một hành trình dài 19 năm, từ một "cuộc chơi" nhỏ của những nghệ sĩ nhiếp ảnh cao tuổi vào năm 2000, đến nay đã trở thành sự kiện văn hóa thường niên quan trọng của Thủ đô. Quy mô và chất lượng của Triển lãm ngày càng được nâng cao, thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng và nghệ sĩ nhiếp ảnh.
Sôi nổi, hấp dẫn Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024

Sôi nổi, hấp dẫn Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 21/9 (tức 19/8 âm lịch), tại sân vận động Trung tâm quận Đồ Sơn diễn ra Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024. Tham dự Lễ hội có ông Lê Khắc Nam - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hải Phòng; ông Lê Thanh Liêm - Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương trong, ngoài thành phố cùng hàng vạn người dân quận Đồ Sơn và du khách muôn phương.
Triển lãm 3D đưa lịch sử Hà Nội vào không gian ảo

Triển lãm 3D đưa lịch sử Hà Nội vào không gian ảo

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Nhà khách Chính phủ (số 2 Lê Thạch, Hà Nội), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước - Bộ Nội vụ khai mạc Triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô”.
Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

(LĐTĐ) Tối nay (20/9), Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ được khai mạc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.
Những mùa trăng thương nhớ

Những mùa trăng thương nhớ

(LĐTĐ) Tháng tám âm lịch, mùa trăng tròn đầy. Mùa Tết Trung thu với những niềm vui trẻ thơ đẹp đẽ. Có ánh trăng sóng sánh chảy xuống vườn cây, có mâm cỗ bánh trái đang chờ phá cỗ đêm rằm. Tiếng trống lân vang lên tùng tùng, những chiếc đèn ông sao lung linh lấp lánh.
"Lá lành đùm lá rách", câu chuyện đoàn kết từ vùng bão lũ

"Lá lành đùm lá rách", câu chuyện đoàn kết từ vùng bão lũ

(LĐTĐ) Giữa cơn hoạn nạn do siêu bão Yagi (bão số 3) gây ra tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam, những câu chuyện về lòng dũng cảm, sự hy sinh và tình người ấm áp đã trở thành điểm tựa tinh thần cho cả dân tộc. Chương trình "Điểm tựa Việt Nam" của Đài Truyền hình Việt Nam sẽ mang đến cho khán giả những câu chuyện cảm động này, minh chứng cho sức mạnh đoàn kết và tinh thần bất khuất của người Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động