Giao thêm trách nhiệm cho công an xã
Công an xã được giải quyết vụ việc ngay tại cơ sở
Với 466/469 đại biểu có mặt tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,39% tổng số đại biểu Quốc hội), ngày 12/11 vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự. Trước đó, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Được giao thêm trách nhiêm, sẽ phát huy được nguồn lực của lực lượng Công an xã trong việc giải quyết kịp thời các vụ việc. |
Trong đó, liên quan đến nội dung bổ sung trách nhiệm cho công an xã trong việc kiểm tra, xác minh sơ bộ tố giác, tin báo về tội phạm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, trên cơ sở quy định của Luật Công an nhân dân năm 2018, Bộ Công an đã cơ bản hoàn thành việc triển khai Đề án bố trí lực lượng công an chính quy đảm nhiệm các chức danh công an xã.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, đến nay, các cơ quan chức năng đều đánh giá lực lượng công an xã có đủ năng lực, điều kiện để thực hiện trách nhiệm kiểm tra, xác minh sơ bộ tố giác, tin báo về tội phạm nếu được giao nhiệm vụ. Vì thế, việc giao thêm trách nhiệm cho công an xã là nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, xử lý kịp thời, nhanh chóng các vụ việc ngay tại địa bàn cơ sở, khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Vì vậy, việc sửa đổi này có căn cứ áp dụng thủ tục rút gọn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 146 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu ý kiến của đa số đại biểu Quốc hội và quy định như tại khoản 1 Điều 1 của dự thảo Luật.
Liên quan đến nội dung sửa đổi quy định Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại và căn cứ không khởi tố vụ án hình sự, theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, đây là nội dung các đại biểu Quốc hội còn có ý kiến khác nhau. Trong đó, loại ý kiến thứ nhất tán thành dự thảo Luật về sửa đổi quy định đối với cả nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý. Loại ý kiến thứ hai đề nghị chỉ sửa đổi quy định đối với nhãn hiệu, không sửa đổi đối với chỉ dẫn địa lý.
Để bảo đảm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức nhiều cuộc làm việc với Cơ quan chủ trì soạn thảo, Cơ quan chủ trì thẩm tra và đại diện lãnh đạo các cơ quan có liên quan. Qua thảo luận kỹ lưỡng, cân nhắc nhiều mặt cho thấy, việc sửa đổi khoản 1 Điều 155, khoản 8 Điều 157 của Bộ luật Tố tụng hình sự theo hướng cho phép cơ quan có thẩm quyền chủ động khởi tố (không cần yêu cầu khởi tố của bị hại) đối với hành vi cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với cả nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý là cần thiết, vừa nhằm tăng cường bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam, vừa bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích người tiêu dùng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý và góp phần phát triển kinh tế…
Sửa đổi Luật đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế
Trước khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự được thông qua; các đại biểu Quốc hội đã có thời gian thảo luận ở Tổ và thảo luận trực tiếp tại nghị trường trong ngày 25/10/2021 về dự án Luật này, trong đó các đại biểu cho rằng dự án Luật được ban hành phải đáp ứng yêu cầu của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nói riêng và quy định phù hợp với thực tiễn trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh bất khả kháng nói chung.
Công an xã được giao thêm trách nhiệm kiểm tra, xác minh sơ bộ tố giác, tin báo về tội phạm. |
Đáng chú ý, đa số đại biểu Quốc hội đồng tình với việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật và cho biết, đây là điều cần thiết, cấp bách, nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực hiện chính sách pháp luật Tố tụng hình sự cũng như đáp ứng đúng lộ trình thực hiện các cam kết trong Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Nhiều đại biểu tán thành cao việc dự thảo Luật cho phép cơ quan tố tụng có thẩm quyền có thể khởi tố vụ án hình sự hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với cả nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý mà không cần có yêu cầu khởi tố của bị hại. Quy định này mở rộng hơn so với Quy định của Hiệp định CPTPP, điều này phù hợp với xu thế tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung, nhất là trong bối cảnh ngày càng hội nhập sâu và toàn diện vào nền kinh tế thế giới như hiện nay.
Như vậy, với 466/469 đại biểu có mặt tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,39% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự. Trong đó, về hiệu lực thi hành của Luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ, để vừa bảo đảm mục đích ban hành Luật, vừa có thêm thời gian cho các cơ quan chức năng chuẩn bị điều kiện cần thiết thi hành Luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan cân nhắc kỹ lưỡng và thống nhất đề nghị thời điểm có hiệu lực của Luật là từ ngày 1/12/2021. |
Về những nội dung khác trong dự thảo luật, các đại biểu cũng tán thành cao khi bổ sung quy định về tạm đình chỉ khởi tố, điều tra, truy tố trong điều kiện bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh. Việc bổ sung căn cứ tạm đình chỉ này sẽ tạo cơ sở pháp lý để giải quyết những khó khăn, vướng mắc cấp bách từ thực tiễn hiện nay cũng như khả năng phát sinh trong thời gian tới.
Tham gia đóng góp ý kiến đối với nội dung này, đa số đại biểu tán thành bổ sung quy định về tạm đình chỉ khởi tố, điều tra, truy tố trong bối cảnh dịch bệnh. Bởi việc bổ sung căn cứ tạm đình chỉ này sẽ tạo cơ sở pháp lý để giải quyết những khó khăn, vướng mắc cấp bách từ thực tiễn hiện nay cũng như khả năng phát sinh trong thời gian tới; bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân.
Theo đại biểu Nguyễn Tiến Nam (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình), thực tế vừa qua, thiên tai, mưa bão, lũ lụt gây hậu quả nặng nề ở nhiều tỉnh, thành phố; và đặc biệt dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội, phong tỏa, cách ly tập trung dẫn đến một số hoạt động tố tụng bị gián đoạn, kéo dài. “Tôi cho rằng đây là những sự kiện bất khả kháng do khách quan quyết định. Nếu chúng ta không bổ sung kịp thời quy định này sẽ rất khó khăn cho các cơ quan thi hành tố tụng, thậm chí có thể vi phạm pháp luật”, đại biểu Nguyễn Tiến Nam nêu quan điểm./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
Trật tự đô thị 20/11/2024 11:18
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ
Trật tự đô thị 19/11/2024 10:33
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục
Trật tự đô thị 18/11/2024 16:35
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường
Trật tự đô thị 18/11/2024 14:32
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Trật tự đô thị 17/11/2024 20:36
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo
Trật tự đô thị 09/11/2024 17:36
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng
Trật tự đô thị 30/10/2024 16:26