Giáo dục và đào tạo Thủ đô thực hiện tốt "nhiệm vụ kép"
Ngày 8/3, Thường trực Thành ủy Hà Nội làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ GD&ĐT về lộ trình cho học sinh đi học trực tiếp trở lại tại trường và tình hình công tác giáo dục, đào tạo của thành phố Hà Nội trong năm 2022 và những năm tiếp theo.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội và Bộ GD&ĐT chủ trì buổi làm việc. (Ảnh: Lương Toàn) |
Báo cáo tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết, năm học 2021-2022, Hà Nội có 2.835 trường mầm non, phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và 1 trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục, với 2.206.906 học sinh; 138.090 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên (tăng 51 trường và 67.219 học sinh so với cùng kỳ năm học trước).
Các trường Đại học, Cao đẳng thuộc các các Bộ, ngành trên địa bàn Thành phố có khoảng 120 trường với gần 1.000.000 sinh viên, học sinh. Ngoài ra, Hà Nội có 298 đơn vị đang có hoạt động giáo dục nghề nghiệp, với tổng với 192.590 học viên.
Ông Chử Xuân Dũng cho biết, năm học 2021, thực hiện nghiêm tinh thần "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" của Chính phủ tại Nghị quyết 128/NQ-CP, ngày 11/10/2021, Thành phố đã chỉ đạo ngành GD&ĐT tiếp tục thực hiện "nhiệm vụ kép", vừa tích cực thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19, bảo đảm an toàn trường học, vừa ra sức phấn đấu, khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ năm học, đáp ứng yêu cầu đổi mới và đảm bảo chất lượng GD&ĐT.
Với tinh thần "Tạm dừng đến trường, không dừng việc học", Thành phố đã chỉ đạo ngành GD&ĐT kịp thời triển khai việc dạy, học trên truyền hình, dạy học trực tuyến, học trên phần mềm ôn tập, kiểm tra trực tuyến giúp cho hoạt động dạy học của giáo viên và các em học sinh không bị gián đoạn. Các đề án, kế hoạch, chương trình công tác được triển khai kịp thời và đã đạt được những kết quả toàn diện. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyển sinh đầu cấp và quản lý học sinh được chú trọng đẩy mạnh, tiến tới đồng bộ hóa dữ liệu, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng báo cáo tại buổi làm việc. (Ảnh: Lương Toàn) |
Theo ông Chử Xuân Dũng, chất lượng giáo dục mũi nhọn có chuyển biến mạnh mẽ và rõ nét. Năm học 2021, toàn Thành phố có 1.058 thí sinh đạt giải quốc tế (187 huy chương Vàng; 269 huy chương Bạc; 379 huy chương Đồng và 223 giải Khuyến khích). Hà Nội cũng là địa phương có số thí sinh đạt giải nhiều nhất cả nước, gồm 139 thí sinh đạt giải, với 11 giải Nhất trong kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên được tăng cường, đảm bảo chất lượng chuyên môn và năng lực sư phạm. Xã hội hoá giáo dục có nhiều bước chuyển biến, huy động được các nguồn lực đầu tư, chăm lo phát triển giáo dục. Hiện nay, Hà Nội có 22 trường chất lượng cao, trong đó, có 16 trường công lập; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia toàn Thành phố là 63,9% (1.791/2.802).
Về mục tiêu phát triển ngành GD&ĐT Thủ đô giai đoạn 2021-2025, Phó Chủ tịch Chử Xuân Dũng cho biết, Hà Nội sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và các phương tiện truyền thông trong dạy và học; đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các nguồn lực phát triển giáo dục; hoàn thiện cơ chế chính sách, đổi mới hệ thống và quản trị nhà trường; thực hiện các chính sách phát triển giáo dục đào tạo cho vùng khó khăn và đối tượng chính sách; tiếp tục tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học... nâng tỷ lệ trường công lập (mầm non, tiểu học, THPT) đạt chuẩn quốc gia từ 80-85%.
Về công tác phòng, chống dịch Covid-19, đến nay Hà Nội đã triển khai tiêm mũi 1 vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi tại các cơ sở giáo dục đạt 99,8%; mũi 2 đạt 99,5%. Tính đến ngày 6/3/2022, cấp tiểu học và khối lớp 06 tiếp tục dạy và học trực tuyến, tỷ lệ học sinh tham gia học tập đạt 97,36%. Đối với cấp trung học cơ sở (từ lớp 07 đến lớp 09), số học sinh đến trường học trực tiếp chiếm 46,07%, còn lại 53,93% học sinh học trực tuyến. Với cấp trung học phổ thông, số học sinh đến trường học trực tiếp chiếm 58,45%, còn lại 41,55% học sinh học trực tuyến.
Các trường học, cơ sở giáo dục tổ chức học trực tiếp dựa trên nguyên tắc: Thực hiện theo tinh thần tự nguyện của cha mẹ học sinh, chỉ tổ chức dạy học trực tiếp tại các địa bàn có mức độ dịch ở cấp độ 1, cấp độ 2; Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 cấp quận/huyện/thị xã xây dựng các kịch bản xử lý tình huống nếu xảy ra F0, F1 tại các cơ sở giáo dục; người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn quyết định và chịu trách nhiệm về việc cho trẻ em đi học trở lại; tiếp tục hoàn thiện, tăng cường cơ sở vật chất, nhân lực cho lực lượng y tế trường học.
Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh: Lương Toàn) |
Theo Phó Chủ tịch Chử Xuân Dũng, một số phường trong các quận nội thành còn thiếu trường công lập do hết quỹ đất. Một số phường đã có trường nhưng không đảm bảo đủ chỗ học cho học sinh do dân số trên địa bàn phường quá đông. Hầu hết các trường trong các quận nội thành có diện tích đất quy mô nhỏ, số học sinh/lớp đông ảnh hưởng đến kết quả công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.
Để giải quyết những bất cập đó, Hà Nội kiến nghị Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách thu hút mọi nguồn lực cho phát triển giáo dục, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đặc biệt là đối với các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh nhằm giảm áp lực lên hệ thống các trường công lập. Đặc biệt, ưu tiên dành quỹ đất xây dựng trường học công lập trong khu vực nội thành cho thành phố Hà Nội khi di dời trụ sở các bộ, ngành, các trường Cao đẳng, Đại học, cơ quan, xí nghiệp, nhà máy… ra khỏi khu vực nội đô.
Bên cạnh đó, Hà Nội cũng nêu 6 kiến nghị chung và 4 kiến nghị đặc thù đối với Bộ GD&ĐT . Đáng chú ý, Hà Nội kiến nghị cho phép các cơ sở giáo dục công lập được phép liên kết, liên danh, chuyển giao và sử dụng bản quyền các chương trình giáo dục quốc tế với các cơ sở giáo dục nước ngoài; học sinh tham gia và hoàn thành chương trình được cấp song bằng Việt Nam và bằng quốc tế tại các trường phổ thông Hà Nội có đủ điều kiện (hình thức du học tại chỗ).
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Tin khác
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Chỉ đạo - Điều hành 21/12/2024 14:15
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09
Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 11:07
Sự ủng hộ, tham gia của người dân là yếu tố quyết định mọi thành công
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 20:49