Giáo dục giới tính để định hình tương lai
Bố mẹ có cần nói chuyện với con về vấn đề tình dục hay không? Giáo dục giới tính cho học sinh, sinh viên nên hay không nên? |
“Hồi chuông” cảnh tỉnh
Mới đây, vụ việc bé gái ở Bắc Giang và Phú Thọ sinh con đã gây xôn xao dư luận. Một trường hợp là nữ sinh lớp 7 có thai nhưng gia đình và nhà trường đều không hay biết. Đến khi em sinh con trong nhà tắm thì gia đình mới phát hiện. Trường hợp sau là bé gái 11 tuổi bị người anh trong xóm làm “chuyện người lớn” dẫn đến mang bầu. Nữ sinh ở với bố nên không được quan tâm. Đến khi mẹ đi làm xa về phát hiện con béo lên bất thường mới đi khám thì phát hiện mang thai ở tháng thứ 7. Đây không phải sự việc đầu tiên, nhưng một lần nữa đã gióng lên “hồi chuông” cảnh tỉnh về vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ.
Học sinh Trường Trung học cơ sở Thành Công (quận Ba Đình) tham gia chuyên đề giáo dục giới tính. |
Thực tế, không khó để nhận thấy những hạn chế trong việc giáo dục giới tính cho trẻ hiện nay, nhất là những kiến thức về cơ thể con người, sức khỏe sinh sản, quan hệ nam nữ, chống lạm dụng tình dục... Tại nhà trường, những kiến thức về giáo dục giới tính đa số mới dừng lại ở lý thuyết, nếu không giáo dục tới nơi tới chốn sẽ gây tò mò cho học sinh.
Ở gia đình, dù đã có sự cởi mở nhất định, song đại đa số các bậc phụ huynh thường ít đề cập, giáo dục toàn diện cho con cái vấn đề sức khỏe giới tính trong gia đình. Một phần nguyên nhân là do sự thiếu quan tâm, xem nhẹ, nhưng phần lớn là do những rào cản về mặt tâm lý hoặc không có kiến thức, phương hướng để truyền tải những kiến thức đó. Nhiều phụ huynh thừa nhận, họ cảm thấy “ngại ngùng” khi nói chuyện với con cái về vấn đề này, vẫn né tránh khi con trẻ hỏi “chuyện người lớn” và giữ quan niệm dạy cho trẻ hiểu về tình dục là “vẽ đường cho hươu chạy”. Điều này vô hình đã tạo ra khoảng cách giữa phụ huynh với con cái, khiến các em thiếu đi một nơi tin cậy nhất để chia sẻ, giải đáp những thắc mắc về vấn đề giới tính.
Nâng cao nhận thức
Hiện nay, nội dung giáo dục giới tính đã được các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội triển khai một cách thường xuyên, bài bản. Ở cấp mầm non, nhiều trường đã bắt đầu giáo dục học sinh những kiến thức cơ bản ban đầu để nhận thức được sự khác biệt về giới tính nam - nữ, vùng riêng tư, vùng nhạy cảm của bản thân và quy tắc 5 ngón tay để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ xâm hại tình dục.
Ở bậc tiểu học, giáo dục giới tính tích hợp trong môn Khoa học lớp 5. Theo cô giáo Trương Thị Hiền (giáo viên Trường Tiểu học Tân Định, quận Hoàng Mai), một số học sinh lớp 5 đã dậy thì, thường xấu hổ khi học bài về giới tính. Vì vậy, trước mỗi bài giảng, cô phải giải thích đây là sinh lý của cơ thể con người và chúng ta cần biết để hiểu được giá trị bản thân, biết trân trọng, bảo vệ cơ thể mình và tôn trọng cơ thể của người khác. Trong tiết phòng tránh xâm hại, cô đã sưu tầm video và các tình huống giúp học sinh dễ hiểu hơn, không né tránh nội dung nhạy cảm, song sẽ lựa chọn từ ngữ diễn đạt cho phù hợp với lứa tuổi các em. “Những kiến thức giáo dục giới tính nên được dạy từ sớm hơn để học sinh không ngượng ngùng ở các lớp trên. Khi được trang bị kiến thức, kỹ năng sớm, học sinh sẽ chủ động phòng tránh và biết cách bảo vệ mình”, cô giáo Trương Thị Hiền chia sẻ.
Ngoài lồng ghép trong nội dung các tiết học, giáo dục giới tính cũng được nhiều trường đưa vào tiết học ngoại khóa. Chẳng hạn, cuối tháng 2 vừa qua, Trường Trung học cơ sở Nguyễn Du (quận Nam Từ Liêm) đã tổ chức tiết chuyên đề giáo dục giới tính với nội dung “Thế là mình đã lớn”. Tại đây, các học sinh đã được nghe Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thành Nam (Chủ nhiệm Khoa các Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội) trao đổi, chia sẻ những thông tin liên quan đến tâm sinh lý vị thành niên vô cùng hữu ích và cần thiết.
Hay như ở Trường Trung học cơ sở Thành Công và Trường Trung học cơ sở Thăng Long (quận Ba Đình), nội dung giáo dục giới tính cũng được tổ chức thành chuyên đề với sự chia sẻ của cán bộ Trung tâm Y tế quận. Theo đó, trong thời lượng một tiết học, cán bộ Trung tâm Y tế quận Ba Đình đã lựa chọn một số vấn đề cốt lõi, phù hợp với nhận thức, hiểu biết của học sinh để từ đó tuyên truyền, kêu gọi học sinh biết tự bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bản thân khi bước vào tuổi dậy thì, không quan hệ tình dục ở lứa tuổi vị thành niên.
Với lối dẫn dắt tự nhiên, gần gũi mà lôi cuốn, cán bộ Trung tâm Y tế quận Ba Đình đã gợi mở cho học sinh bằng những câu hỏi thú vị xoay quanh những vấn đề xảy ra bên trong cơ thể, tâm lý của học sinh khi đến tuổi dậy thì như: “Con đã dậy thì chưa?”, “Dấu hiệu nào cho con biết mình đã dậy thì?”, “Tuổi dậy thì của con đến như vậy là sớm hay muộn?”, “Việc dậy thì sớm hay muộn ấy nguyên nhân là do đâu và có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe thể chất và tinh thần của con?”. Những câu hỏi này đã gợi đúng những tâm tư của học sinh khiến các em cởi mở và dễ dàng chia sẻ.
Có thể khẳng định, giáo dục giới tính là việc làm có ý nghĩa thiết thực không chỉ giúp trẻ biết tự bảo vệ bản thân trước những nguy cơ có thể gặp phải mà còn có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách của trẻ. Cùng với nhà trường, các bậc phụ huynh là những người đầu tiên cần định hướng, trang bị đầy đủ kiến thức về giáo dục giới tính… cho con. Thay vì lảng tránh, phụ huynh nên chủ động, thẳng thắn, cởi mở với con; dạy con những biện pháp an toàn tình dục, kỹ năng cụ thể… để con có kiến thức hiểu biết từ đó có lựa chọn và có trách nhiệm với chính mình.
“Tương lai các con là công trình của những bà mẹ”. “Bà mẹ” chính là gia đình và nhà trường. Trong sự lên ngôi của công nghệ, mạng xã hội cũng như sự đủ đầy về chất dinh dưỡng khiến trẻ em phát triển nhanh về tâm, sinh lý. Do đó, cùng với giáo dục (kiến thức, thể chất), giáo dục giới tính hơn lúc nào hết cũng phải được đặt lên hàng đầu. Chỉ cần nhận thức sai lệch sẽ dẫn đến những hệ lụy về mặt xã hội là rất lớn. |
Phạm Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Chuyển đổi số 23/12/2024 20:14
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20