Giải pháp mở cửa hoạt động du lịch quốc tế

Chương trình thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Độ phủ trên diện rộng của vắc-xin ngừa Covid-19 cùng với kinh nghiệm ứng phó đại dịch và những giải thưởng du lịch quốc tế uy tín thời gian qua… là những yếu tố tạo nên “cơ hội vàng” để Việt Nam nhanh chóng thống nhất thời điểm, lộ trình mở cửa hoàn toàn du lịch quốc tế.
UNWTO kêu gọi các nước khởi động lại hoạt động du lịch Các điểm du lịch tại Hà Nội cấp bách triển khai biện pháp phòng dịch
Giải pháp mở cửa hoạt động du lịch quốc tế
Du khách Nga tham quan Khu Di tích Tháp bà Ponagar ở Nha Trang (Khánh Hòa) tháng 12/2021. Ảnh: THÀNH NGUYỄN

Tại Hội thảo toàn quốc “Thống nhất lộ trình, giải pháp mở cửa hoạt động du lịch quốc tế” vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chiều 24/1, Bộ đề xuất lộ trình mở cửa du lịch quốc tế theo hai giai đoạn: từ nay đến ngày 30/4, Việt Nam tiếp tục Chương trình thí điểm đón khách quốc tế giai đoạn 2; và từ ngày 1/5 mở cửa hoàn toàn hoạt động du lịch quốc tế với cả thị trường inbound (đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam) và outbound (đưa khách đi du lịch nước ngoài) qua tất cả cửa khẩu quốc tế trong bối cảnh bình thường mới.

Mở cửa du lịch quốc tế càng sớm càng tốt...

Tuy nhiên, tại hội thảo, theo nhiều chuyên gia, việc mở cửa du lịch quốc tế không cần chờ đến thời điểm trên mà nên thực hiện càng sớm càng tốt bởi so với các nước trong khu vực, Việt Nam đã chậm mở cửa đón khách quốc tế, trong khi tốc độ triển khai tiêm vắc-xin đạt tốp 6 thế giới. Ông Trương Gia Bình, Trưởng Ban Nghiên cứu và phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV-thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) cho rằng: Thật vô lý nếu chúng ta không mở cửa du lịch quốc tế hoàn toàn. Bản chất của chống dịch là tiêm vắc-xin và thực hiện các biện pháp giãn cách cần thiết. Việc mở cửa đón khách quốc tế không ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm vắc-xin. Bên cạnh đó, không mở cửa là đi ngược lại chính sách thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh của Chính phủ, gây ảnh hưởng đến việc làm của hơn 2,5 triệu lao động du lịch và nhiều ngành kinh tế khác, nhất là sau nhiều đợt dịch, các doanh nghiệp đã quá ngưỡng chịu đựng. “Vì thế, nếu không mở cửa bây giờ, chúng ta sẽ đánh mất cơ hội ngàn năm”- ông Trương Gia Bình nhấn mạnh.

Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines, Trịnh Hồng Quang cũng nhận định, cần tuyên bố đón khách quốc tế ngay từ đầu tháng 2 tới. Việc đẩy sớm thời điểm mở cửa quốc tế sẽ giúp các địa phương, doanh nghiệp tăng tốc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón khách. Đứng ở góc độ dịch tễ học, TS, BS Nguyễn Thu Anh nêu quan điểm: Khi biến thể Omicron xuất hiện, các ca bệnh sẽ tăng nhanh nhưng triệu chứng nhẹ hơn, tỷ lệ bệnh nặng và tử vong thấp hơn. Việt Nam không nên quá lo lắng khi đã có tỷ lệ tiêm chủng cao, năng lực điều trị tốt. Không có lý do gì để phải đóng cửa du lịch quốc tế, nếu đóng để chờ được vắc-xin chống Omicron thì có lẽ tới lúc đó cũng “xóa sổ” luôn ngành du lịch. Chủ trương của Việt Nam là thích ứng an toàn, vì thế ngành du lịch có thể mở cửa sớm hơn thời điểm 1/5 và mở luôn, không cần thí điểm.

Đại diện nhiều bộ, ngành, doanh nghiệp du lịch cũng cho rằng nên đẩy sớm thời điểm mở cửa du lịch quốc tế, song đẩy sớm không có nghĩa là làm vội, làm ẩu mà cần có sự chuẩn bị nghiêm túc, cẩn trọng để bảo đảm chất lượng dịch vụ phục vụ du khách.

... nhưng phải an toàn, khoa học, hiệu quả

Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Vũ Thế Bình nhận định: Việc sớm mở cửa hoàn toàn thị trường du lịch quốc tế là chủ trương cần thiết và kịp thời bởi vực dậy du lịch sẽ tạo động lực khôi phục các ngành liên quan. Nhưng mở cửa rồi có thu hút được nhiều khách quốc tế hay không, đòi hỏi nhiều giải pháp đồng bộ. Theo ông Bình, bên cạnh đẩy mạnh truyền thông trên các kênh marketing số, cần có chiến dịch xúc tiến, quảng bá trực tiếp tại các thị trường trọng điểm. Ngoài ra, biện pháp quan trọng là phải có chính sách thị thực thông thoáng. “Thời gian trước, chúng ta miễn thị thực đơn phương, song phương cho công dân ở nhiều quốc gia, họ nghĩ chúng ta tôn trọng, chào mừng họ, giờ lại dừng sẽ gây tác động đến tâm lý du khách”- ông Vũ Thế Bình chia sẻ.

Đồng quan điểm, Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh cho rằng: Việc áp dụng chính sách xét duyệt nhân sự, cấp thị thực nhập cảnh đối với khách du lịch quốc tế gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc kết nối lại các thị trường khách trước đây vốn đã được Chính phủ đồng ý miễn thị thực, làm giảm sức hấp dẫn của điểm đến du lịch trong bối cảnh nhiều nước trong khu vực áp dụng chính sách thị thực linh hoạt hơn với du khách quốc tế. Vì thế, cần khôi phục lại các chính sách miễn visa như đã áp dụng trước năm 2020 và có thể xem xét bổ sung thêm một số thị trường tiềm năng khác.

Thực tế từ chương trình thí điểm đón khách quốc tế thời gian qua cho thấy, quy định du khách chỉ được tiếp xúc với cộng đồng sau khi đã tham gia các chương trình du lịch trọn gói tại điểm được chỉ định trong thời gian tối thiểu 7 ngày đã gây khó khăn trong việc thu hút khách nghỉ dài ngày, nhất là với thị trường các nước Đông Âu. Nhiều chuyên gia cho rằng cần thay đổi điều này khi mở cửa hoàn toàn du lịch quốc tế.

TS, BS Nguyễn Thu Anh nhận định: Khi khách quốc tế đã có hộ chiếu vắc-xin, thực hiện xét nghiệm đầy đủ theo quy định và đã mua bảo hiểm y tế có nội dung chi trả cho điều trị Covid-19 thì họ cần được ứng xử bình đẳng như những du khách nội địa. Điều quan trọng là cần xây dựng quy trình xử lý thống nhất khi có khách trở thành F0 và thông báo trước để khách yên tâm khi tới du lịch Việt Nam. Giám đốc Sở Du lịch Kiên Giang, Bùi Quốc Thái kiến nghị: Cần gia tăng tần suất kết nối các đường bay thương mại quốc tế thường lệ phục vụ khách du lịch, nhất là các đường bay kết nối trực tiếp từ các thị trường quốc tế gửi khách đến các điểm đến du lịch hàng đầu Việt Nam. Kiên Giang mong muốn được chủ động lựa chọn các đơn vị lữ hành quốc tế đón khách để giảm bớt thủ tục với doanh nghiệp và thuận tiện hơn trong quá trình quản lý.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến đề xuất cần điều chỉnh một số quy định hướng dẫn đón khách quốc tế sao cho khoa học, hợp lý hơn. Đại diện Sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Điều kiện du khách quốc tế đến Việt Nam phải có chứng nhận xét nghiệm RT-PCR âm tính với Covid-19 trong thời gian 72 giờ trước khi nhập cảnh là không phù hợp tình hình hiện nay, bởi một số thị trường khách quốc tế cách xa Việt Nam như: Mỹ, châu Âu, Canada… bay đến Việt Nam đã mất hơn 24 giờ chưa bao gồm thời gian quá cảnh hay hoãn chuyến, quy định này nên thay đổi thành 72 giờ trước khi lên máy bay tới Việt Nam.

Ông Đinh Việt Sơn, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam phản ánh: Hiện nay, ngoài chứng nhận xét nghiệm PCR âm tính, trước và sau khi xuống máy bay du khách phải thực hiện thêm test nhanh Covid-19. Do đó, mới có một số chuyến bay thường lệ được nối lại nhưng đã gây tình trạng ùn tắc ở sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Thời gian tới, nếu mở cửa hoàn toàn du lịch quốc tế mà vẫn tiếp tục test tại sân bay sẽ tạo ra rào cản kỹ thuật và khiến du khách không thoải mái vì phải tập trung, chờ đợi. Nếu vẫn giữ quy định này, thay vì xét nghiệm ở sân bay nên chuyển sang xét nghiệm khi hành khách đã di chuyển tới nơi lưu trú. Ngoài ra, để thu hút khách quốc tế hiệu quả, cũng cần có thêm những quy định về đón khách quốc tế qua đường bộ và đường biển; đồng thời tăng cường đàm phán để gia tăng số lượng các quốc gia, vùng lãnh thổ công nhận “hộ chiếu vắc-xin” của Việt Nam, phục vụ việc đưa khách đi du lịch nước ngoài…

Đề xuất mở cửa hoàn toàn du lịch quốc tế ngay đầu tháng 2/2022

Ngày 26/1, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân đã có thư gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất Thủ tướng cân nhắc công bố thời điểm mở cửa hoàn toàn cho khách du lịch quốc tế tới Việt Nam ngay trong đầu tháng 2.

Cùng ngày, đại diện các hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways, Pacific Airlines, Vietravel Airlines, Hải Âu Aviation và các doanh nghiệp lữ hành: Vietravel, Saigontourist, TMG, Tập đoàn Sun Group, BIM cũng có thư kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ với các nội dung tương tự. Đồng thời, Hiệp hội Du lịch Việt Nam có công văn gửi Thủ tướng đề xuất thêm một số nội dung như: thay quy định khách phải có kết quả PCR âm tính trong vòng 72 giờ trước khi nhập cảnh thành trong vòng 72 giờ trước khi lên máy bay; không tự quy định cách ly những người đủ điều kiện di chuyển, bỏ quy định khách vào Việt Nam phải đi theo tua trọn gói...

Theo Trang Anh/nhandan.vn

https://nhandan.vn/tin-tuc-du-lich/giai-phap-mo-cua-hoat-dong-du-lich-quoc-te--684186/

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công an TP.HCM vào cuộc vụ tiến sĩ dùng bằng giả "qua mặt" nhiều trường đại học

Công an TP.HCM vào cuộc vụ tiến sĩ dùng bằng giả "qua mặt" nhiều trường đại học

(LĐTĐ) Công an thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã làm việc với một số trường đại học liên quan đến việc ông Nguyễn Trường Hải (sinh năm 1981) sử dụng bằng tiến sĩ giả để “qua mặt” nhiều trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP.HCM.
Tiếp nhận cam kết tài trợ hơn 1.000 tỷ đồng cầu đi bộ bắc qua sông Sài Gòn

Tiếp nhận cam kết tài trợ hơn 1.000 tỷ đồng cầu đi bộ bắc qua sông Sài Gòn

(LĐTĐ) Ngày 4/12, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) chủ trì lễ ký kết biên bản thỏa thuận tài trợ công trình cầu đi bộ qua sông Sài Gòn giữa Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM và Công ty Cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nutifood.
Hoàn thiện chính sách an sinh xã hội đa tầng, toàn diện, bền vững

Hoàn thiện chính sách an sinh xã hội đa tầng, toàn diện, bền vững

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết chính sách xã hội là chính sách chăm lo cho con người; là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội. Mục tiêu đến năm 2023 là hoàn thiện chính sách an sinh xã hội đa dạng, đa tầng, toàn diện, hiện đại, bao trùm, bền vững; phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, hội nhập quốc tế...
Khơi dậy niềm tin, khát vọng cống hiến và xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh

Khơi dậy niềm tin, khát vọng cống hiến và xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh

(LĐTĐ) Sáng 4/12, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (khóa XIII), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã truyền đạt chuyên đề “Tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc”.
Xuất khẩu nông lâm sản của Hà Nội đạt 1,345 tỷ USD

Xuất khẩu nông lâm sản của Hà Nội đạt 1,345 tỷ USD

(LĐTĐ) Thông tin tại hội nghị kết nối thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm nông sản năm 2023, 9 tháng năm 2023, xuất khẩu nông lâm sản của Hà Nội đạt 1,345 triệu USD. Trong đó, hàng nông sản đạt 777 triệu USD, tăng 22,9% so với cùng kỳ.
Hơn 1,4 triệu cán bộ, đảng viên nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XIII)

Hơn 1,4 triệu cán bộ, đảng viên nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XIII)

(LĐTĐ) Sáng 4/12, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Hà Nội thu hút thêm 2,659 tỷ USD vốn FDI

Hà Nội thu hút thêm 2,659 tỷ USD vốn FDI

(LĐTĐ) Trong tháng 11/2023, Hà Nội đã thu hút 49,7 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), trong đó có 33 dự án FDI được cấp phép mới với tổng vốn đăng ký đạt 13,9 triệu USD. Tính chung 11 tháng qua, Hà Nội đã thu hút thêm 2,659 tỷ USD vốn FDI gồm: Đăng ký cấp mới 378 dự án với số vốn đạt 335 triệu USD; 157 lượt dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với 270 triệu USD; 299 lượt nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần đạt 2,054 tỷ USD.

Tin khác

Liên kết phát triển sản phẩm du lịch golf giữa Hà Nội và các địa phương

Liên kết phát triển sản phẩm du lịch golf giữa Hà Nội và các địa phương

(LĐTĐ) Chiều 1/12, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức Hội nghị “Định hướng và liên kết phát triển sản phẩm du lịch golf giữa Hà Nội và các địa phương” tại thị xã Sơn Tây.
Hà Nội thúc đẩy du lịch golf với các tỉnh, thành phố phía Bắc

Hà Nội thúc đẩy du lịch golf với các tỉnh, thành phố phía Bắc

(LĐTĐ) Nhằm đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch golf trở thành sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, chất lượng, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân (UBND) thị xã Sơn Tây; Liên chi hội Du lịch Golf Việt Nam; Hiệp hội Du lịch Hà Nội; Câu lạc bộ Lữ hành UNESCO Hà Nội và các đơn vị có liên quan tổ chức Chương trình Kết nối sản phẩm du lịch golf giữa thành phố Hà Nội với các tỉnh, thành phố phía Bắc năm 2023.
TP.HCM: Ngày "Tết" đặc biệt của người dân xã đảo Thạnh An

TP.HCM: Ngày "Tết" đặc biệt của người dân xã đảo Thạnh An

(LĐTĐ) Từ ngày 26/11 đến ngày 29/11, các chuyến đò về xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phải hoạt động liên tục. Các chuyến đò này chở đông đảo người dân và khách du lịch đến tham quan Lễ hội truyền thống mừng công ngư - diêm dân và lễ hội cầu an tại miễu Bà Ngũ Hành vào Rằm tháng 10 Âm lịch hàng năm.
Điểm sáng phát triển du lịch đêm của Thủ đô

Điểm sáng phát triển du lịch đêm của Thủ đô

(LĐTĐ) Việc triển khai các sản phẩm du lịch đêm được coi là “đòn bẩy” phát triển kinh tế đêm của Thủ đô. Trong đó, khu vực hồ Hoàn Kiếm - phụ cận và khu Phố cổ Hà Nội với nhiều tiềm năng về di sản, là điểm sáng để tận dụng tốt cơ hội thu hút khách du lịch trong và ngoài nước về đêm.
Lượng khách quốc tế đến Hà Nội vượt chỉ tiêu của năm 2023

Lượng khách quốc tế đến Hà Nội vượt chỉ tiêu của năm 2023

(LĐTĐ) Tính đến thời điểm hiện tại, Hà Nội đã đón 4,1 triệu lượt khách quốc tế tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2022, vượt chỉ tiêu ước tính cả năm 2023 (chỉ tiêu là đón 4 triệu lượt khách quốc tế).
Tháng 11: Hà Nội đón 1,8 triệu lượt khách du lịch

Tháng 11: Hà Nội đón 1,8 triệu lượt khách du lịch

(LĐTĐ) Theo Sở Du lịch Hà Nội, tháng 11/2023, ước tính, Thành phố đón 1,8 triệu lượt khách, tăng 10% so với cùng kỳ 2022. Trong đó, khách du lịch quốc tế đến Hà Nội ước đạt 453,9 nghìn lượt khách, tăng 56,6% so với cùng kỳ năm 2022, giảm 6% so với tháng 10/2023.
Hà Nội ra mắt sản phẩm du lịch đêm - Điểm chạm của những xúc cảm

Hà Nội ra mắt sản phẩm du lịch đêm - Điểm chạm của những xúc cảm

(LĐTĐ) Tối 24/11, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm tổ chức lễ ra mắt sản phẩm du lịch “Đêm Hà Nội - Điểm chạm của những xúc cảm” và công bố Quyết định công nhận khu du lịch cấp thành phố Khu vực hồ Hoàn Kiếm - phụ cận và khu Phố cổ Hà Nội, tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 Hàng Buồm, Hà Nội.
Du lịch xanh - Hướng đi nhiều triển vọng

Du lịch xanh - Hướng đi nhiều triển vọng

(LĐTĐ) Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách bảo vệ, bảo tồn và phát triển du lịch xanh (DLX), nhưng trên thực tế việc thực hiện vẫn đang gặp không ít khó khăn, cần sự chung tay của toàn xã hội, kể cả khách du lịch trong và ngoài nước.
Trên 80.000 du khách tới tham quan Festival Nông sản - Văn hóa - Ẩm thực - Du lịch huyện Đan Phượng

Trên 80.000 du khách tới tham quan Festival Nông sản - Văn hóa - Ẩm thực - Du lịch huyện Đan Phượng

(LĐTĐ) Sau 4 ngày diễn ra sôi nổi, tối 19/11, Festival Nông sản - Văn hóa - Ẩm thực - Du lịch huyện Đan Phượng năm 2023 đã chính thức bế mạc với nhiều kết quả ấn tượng. Nhiều hoạt động đặc sắc đã được tổ chức, kéo dài từ sáng đến tối, thu hút đông đảo người dân và du khách tới tham quan, trải nghiệm.
“Thuốc” nào đưa du lịch tăng tốc?

“Thuốc” nào đưa du lịch tăng tốc?

(LĐTĐ) Ngày15/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển du lịch Việt Nam nhanh, bền vững tại trụ sở Chính phủ và kết nối trực tuyến tới trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Xem thêm
Phiên bản di động