Giải pháp đột phá nào chống gian lận thương mại?
Hà Nội tăng cường quản lý thuế, chống buôn lậu, gian lận thương mại và chuyển giá | |
Hà Nội: Chủ động kế hoạch ngăn ngừa, phòng chống buôn lậu dịp cuối năm |
Đã đến lúc gióng hồi chuông cảnh báo?
Bày tỏ lo ngại về vấn đề gian lận thương mại đang diễn biến phức tạp hiện nay, đại biểu Quốc hội Mai Sỹ Diến (đoàn đại biểu tỉnh Thanh Hóa) nhấn mạnh thực trạng tăng trưởng đột biến của một số ngành hàng hiện nay. Đại biểu nêu rõ, cử tri có quyền đặt câu hỏi tới Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương về việc mua bán, tàng trữ hàng hoá, gian lận về xuất xứ, giả về chất lượng, giả về thương hiệu buôn lậu trốn thuế, lừa dối người tiêu dùng trung chuyển hàng hoá qua Việt Nam hiện nay đang ở mức độ nào? Đã đến mức phải rung chuông cảnh báo cho người tiêu dùng và các cơ quan chức năng hay chưa?.
Gian lận thương mại là một trong những vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm. |
Dư luận cho rằng, các doanh nghiệp có vốn đầu tư làm ăn liên doanh liên kết với các doanh nghiệp, các nước đang bị Mỹ, châu Âu trừng phạt thương mại sẽ lợi dụng thị trường Việt Nam, lợi dụng chính sách xuất khẩu của Việt Nam. Vi phạm điều này dẫn đến hệ lụy Việt Nam sẽ là nạn nhân bị các nước điều tra áp thuế chống phá giá và áp thuế tự vệ, làm thiệt hại trực tiếp đến các doanh nghiệp Việt Nam làm ăn chân chính.
Bên cạnh đó, ở thị trường trong nước hiện nay đang thực hiện cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam thì các doanh nghiệp lợi dụng niềm tin của người tiêu dùng làm giả thương hiệu, làm giả về xuất xứ để lừa dối người tiêu dùng. Ngoài ra, đại biểu đề nghị làm rõ con số 7,9% tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu năm 2019 được Chính phủ báo cáo trước Quốc hội bền vững và có thực sự là nỗ lực của các doanh nghiệp Việt Nam hay không?
Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội tại hội trường, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh nêu rõ, để thực hiện cơ chế phòng vệ thương mại, hiện đã có danh mục 25 mặt hàng cảnh báo có nguy cơ có gian lận thương mại trong thương mại với Hoa Kỳ và các quốc gia khác. Về lý do tại sao chỉ đưa ra 25 mặt hàng có nguy cơ này? Bộ trưởng cho biết, bởi chúng ta chưa có cơ sở, cần các cơ quan chức năng giám sát và kiểm tra thực tế trong các hoạt động thương mại quốc tế thì mới có thể phát hiện những hoạt động gian lận này.
Việc ngăn chặn các hoạt động gian lận này ngay từ trong các hoạt động đầu tư là rất khó thực hiện để vừa đảm bảo môi trường đầu tư, vừa đảm bảo được hiệu quả trong chính sách về xử lý gian lận thương mại. Chính vì vậy, theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, cần sự phối hợp và vào cuộc của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các cơ quan chức năng để hướng dẫn cho các địa phương trong giám sát đầu tư thực hiện. Việc lợi dụng gian lận thương mại trong thương mại quốc tế đã có một số trường hợp, nguy cơ còn rất lớn, nguy cơ này đã hiện hữu. Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Đề án 804 đưa ra hàng loạt loạt các biện pháp khác, cũng như biện pháp phối hợp với các nước đối tác để kiểm soát. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định, chúng ta không bị động và đang triển khai quyết liệt.
Về hiện tượng mua sản phẩm hàng hóa nước ngoài dán mác Việt Nam, lắp ráp tại Việt Nam để tiêu thụ tại thị trường trong nước, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định, đây là hành vi xâm phạm lợi ích của người tiêu dùng, cũng như vi phạm Luật Tiêu chuẩn chất lượng đo lường, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đây thực sự là hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại, làm hàng giả, hàng nhái.
Chúng ta đang tổ chức đấu tranh rất kiên quyết chống lại những hiện tượng này. Các lực lượng của 389 quốc gia, trong đó có cả quản lý thị trường cũng phải quyết liệt. Bộ trưởng cũng thống nhất với quan điểm của các đại biểu Quốc hội về việc cần có cơ sở pháp lý để điều chỉnh các hành vi liên quan đến lợi dụng gian lận xuất xứ tiêu thụ tại thị trường Việt Nam. Dự thảo Thông tư Bộ Công thương xây dựng cũng hướng đến mục tiêu này.
“Bộ Công thương kiên quyết không thờ ơ với gian lận thương mại. Trong cuối năm nay, Bộ Công thương sẽ phối hợp cùng các bộ, ngành có liên quan, trong đó có Bộ Tư pháp để rà soát lại tính chất pháp lý cũng như cơ sở, phạm vi điều chỉnh để đảm bảo văn bản pháp quy về vấn đề này khi được ban hành và sẽ có hiệu lực hiệu quả và đi vào cuộc sống”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.
Để không còn những Asanzo và Khaisilk
Cũng liên quan đến vấn đề gian lận thương mại, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (đoàn đại biểu tỉnh Hoà Bình) đề nghị, Bộ trưởng cần giải trình rõ hơn về vấn đề hàng Trung Quốc "đội lốt" nhái hàng Việt và phòng vệ của Việt Nam. Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh nêu, Bộ trưởng trả lời rất đúng về nhận định, đánh giá của Chính phủ, của Bộ về nguy cơ hàng nước ngoài lợi dụng các hiệp định thương mại của Việt Nam để mượn đường đi nước thứ ba. Bộ trưởng cũng đã nêu được sự nỗ lực, cố gắng của các cơ quan chức năng, xử lý vấn đề rất đáng ghi nhận.
“Bộ Công Thương kiên quyết không thờ ơ với gian lận thương mại. Trong cuối năm nay, Bộ Công thương sẽ phối hợp cùng các bộ, ngành có liên quan, trong đó Bộ Tư pháp để rà soát lại tính chất pháp lý cũng như cơ sở, phạm vi điều chỉnh để đảm bảo văn bản pháp quy về vấn đề này khi được ban hành và sẽ có hiệu lực hiệu quả và đi vào cuộc sống”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh. |
Tuy nhiên vấn đề quan trọng nhất Bộ trưởng chưa trả lời được, đó là lỗ hổng rất lớn về pháp luật, hàng rào kỹ thuật chưa đủ mạnh để kiểm soát tình hình. Đặc biệt sự công khai, minh bạch về quy định hàng Việt Nam là thế nào, chính sự thiếu minh bạch này đã làm cho nhiều doanh nghiệp như kiểu Asanzo không biết mình có vi phạm không, như vậy đẩy người dân và doanh nghiệp vào thế rủi ro rất cao. Asanzo, Khaisilk có đơn thuần là gian lận thương mại hay không, đề nghị Bộ trưởng cần nói rõ hơn về vấn đề này.
Vấn đề tiếp theo cũng được đại biểu này nêu trong chất vấn là: Kinh tế Việt Nam là kinh tế mở, “doanh nghiệp Việt Nam chết ngay trên sân nhà” là điều đang diễn ra. Chúng ta sẽ có giải pháp gì để hỗ trợ cho các doanh nghiệp và hàng hóa của họ trong giai đoạn hiện nay.
Trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Tiến Sinh, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói, hiện nay Việt Nam đang thực thi hàng loạt các quy định của luật pháp rất quan trọng liên quan về vấn đề tiêu thụ tại thị trường trong nước cũng như trong hoạt động xuất nhập khẩu. Như Luật Quản lý ngoại thương, Luật Quy chuẩn tiêu chuẩn, Luật Hải quan, Luật Quản lý, Pháp lệnh Quản lý thị trường...
Những văn bản quy phạm pháp luật này đều liên quan đến việc điều chỉnh các hoạt động trong thương mại trong nước cũng như liên quan đến hoạt động thương mại quốc tế, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Về chức năng quản lý nhà nước, Bộ trưởng cho biết, Bộ Công Thương đã báo cáo Chính phủ ban hành nghị định 31 quy định chi tiết luật Quản lý ngoại thương, cấp giấy chứng nhận xuất xứ Việt Nam cho sản phẩm của Việt Nam xuất đi các thị trường được các ưu đãi thương mại về thuế quan. Bộ cũng đã tăng cường kiểm soát trong việc cấp C/O xác nhận xuất xứ.
Dẫn chứng về sự chủ động trong bối cảnh mới khi Việt Nam đang phải đối mặt rất nhiều với nguy cơ gian lận thương mại, Bộ trưởng thông tin, Thủ tướng đã ký ban hành quyết định 84 đề án tăng cường quản lý nhà nước chống gian lận thương mại và gian lận xuất xứ, siết chặt các khâu trong xuất nhập khẩu và đầu tư nước ngoài để ngăn chặn hành vi gian lận thương mại.
Bộ Công Thương cũng đã xây dựng văn bản để quy định cụ thể xuất xứ hàng hóa trong nước. Trên thực tế ngoài các văn bản đã nói ở trên, còn có nghị định 43 quy định chứng nhận nhãn mác, xuất xứ hàng hóa của sản phẩm lưu thông trong nước, Bộ trưởng trả lời. Nhưng, theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh thì hai nghị định này giao trách nhiệm cho doanh nghiệp, nhà sản xuất kê khai nhãn mác và nguồn gốc hàng hóa.
Chính vì vậy, bước đầu đã có những hành vi có dấu hiệu gian lận thương mại, gian lận xuất xứ, lừa dối người tiêu dùng như Khaisilk trước kia và sau này có câu chuyện chưa rõ ràng trong hướng dẫn ghi xuất xứ với hàm lượng như thế nào dẫn đến vướng mắc cho 1 số doanh nghiệp, mà ta chứng kiến câu chuyện như Asanzo...
Tuấn Minh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tiêu dùng 22/11/2024 23:33
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Tiêu dùng 22/11/2024 12:37
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô
Tiêu dùng 21/11/2024 16:47
Xăng RON 92 giảm xuống còn 19.343 đồng/lít từ chiều 21/11
Tiêu dùng 21/11/2024 16:33
Online Friday 2024: "Điểm hẹn" mua sắm trực tuyến hàng Việt chất lượng cao
Tiêu dùng 21/11/2024 11:55
Xanh hóa ngành giấy để đạt “kỳ tích” xuất khẩu
Tiêu dùng 14/11/2024 09:26
Ngành Công Thương triển khai hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
Tiêu dùng 12/11/2024 14:52
Online Friday 2024: 60 giờ săn khuyến mãi "khủng" toàn quốc
Tiêu dùng 11/11/2024 22:31
Những điều cần biết để săn sale 11/11 hiệu quả
Tiêu dùng 09/11/2024 08:26
Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa 10 tháng 2024 tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước
Tiêu dùng 07/11/2024 21:36