Gia Lâm nỗ lực xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu
Ngay sau khi đạt chuẩn năm 2015, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Yên Thường, huyện Gia Lâm đã bắt tay xây dựng NTM nâng cao. Xã đã tập trung nguồn lực xây dựng, nâng cấp các trường học trên địa bàn, xây dựng nâng cấp, cải tạo các Nhà văn hóa, khu di tích, các tuyến giao thông liên thôn, trục được chính, đường giao thông ngõ, xóm.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) xã Yên Thường Nguyễn Thọ Sáng cho biết, cấp uỷ, chính quyền địa phương xác định rõ từng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp; phân công cán bộ, công chức thực hiện rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm. Trong quá trình thực hiện, thường xuyên tổ chức giao ban, để theo dõi tiến độ, lắng nghe khó khăn, vướng mắc từ cơ sở để kịp thời tháo gỡ.
Đoàn thẩm định xây dựng NTM thành phố Hà Nội kiểm tra thực tế các tiêu chí xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu tại xã Trung Mầu, huyện Gia Lâm. |
Đến nay, công tác xây dựng NTM nâng cao đạt kết quả tích cực, đời sống nhân dân được cải thiện, đảm bảo an sinh xã hội, đời sống văn hóa, vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Một số tiêu chí xây dựng NTM nâng cao của xã đạt kết quả cao: 100% trục chính, đường liên thôn được cứng hóa, bê tông, rải nhựa apphal; 100% đường ngõ xóm trên 2m có điện chiếu sáng; 2 trường đạt Chuẩn quốc gia mức độ 1, 2 trường đạt Chuẩn quốc gia mức độ 2; Trạm Y tế xã đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế; 100% thôn, tổ dân phố có nhà văn hóa; 100% hộ gia đình nông thôn sử dụng nước sạch đạt chuẩn; thu nhập bình quân đầu người đạt 77,95 triệu đồng/người/năm …
Cũng giống như xã Yên Thường, ngay sau khi được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2022, xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm tiếp tục tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt công tác duy trì, nâng cao các tiêu chí đã đạt được; thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM kiểu mẫu. Lãnh đạo xã Ninh Hiệp cho biết, xã làm tốt công tác huy động mọi nguồn lực thực hiện 19 tiêu chí xây dựng xã NTM nâng cao, đặc biệt, chú trọng làm tốt tiêu chí NTM kiểu mẫu là thu nhập, có 1 "Thôn thông minh" và 2 tiêu chí tự chọn là an ninh trật tự và văn hóa.
Đối với tiêu chí thu nhập, năm 2023, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 95 triệu đồng/người/năm. Đối với tiêu chí thôn thông minh, xã đã thành lập Tổ Công nghệ số cộng đồng thôn 9 và đi vào hoạt động có hiệu quả, phát huy tốt vai trò, nhiệm vụ của mình; tỷ lệ thành viên hộ sử dụng điện thoại thông minh đạt 98%; 87% hộ lắp mạng Internet; 83% hộ lắp đặt camera giám sát; thôn có zalo nhóm chung; một số sản phẩm của các hộ trong thôn được quảng bá, tiếp thị trân môi trường mạng; đặc biệt có 2 sản phẩm OCOP 3 sao; du lịch thông minh, ý tế thông minh, nông nghiệp thông minh và sinh hoạt cộng đồng thông minh đề được thực hiện đảm bảo yêu cầu của tiêu chí cũng như đáp úng nhu cầu của người dân.
Đoàn thẩm định xây dựng NTM thành phố Hà Nội kiểm tra thực tế các tiêu chí xây dựng NTM nâng cao kiểu mẫu tại xã Yên Thường, huyện Gia Lâm. |
Đối với tiêu chí an ninh trật tự, 3 năm qua xã không có công dân cư trú trên địa bàn phạm tội, tội phạm hình sự không vượt quá 5 vụ; xã có các mô hình về an ninh trật tự gồm Mô hình "Tổ liên gia an toàn về an ninh trật tự", Mô hình "Camera an ninh"; Mô hình "Tuần tra nhân dân"... Đối với tiêu chí văn hóa, xã có Trung tâm văn hóa, thể thao đạt chuẩn theo quy định; có đầy đủ trang thiết bị đảm bảo cho các hoạt động văn hóa, văn nghề; sân thể thao đáp ứng nhu cầu tập luyện và các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao được tổ chức thu hút sự tham gia của động đảo người dân và 100% Nhà văn hóa thôn, khu thể thao đạt chuẩn theo quy định...
Giai đoạn 2010 - 2021, xã đã huy động được trên 454 tỷ đồng để xây dựng NTM, NTM nâng cao, kiểu mẫu. Cấp ủy, chính và nhân dân Ninh Hiệp đã phát huy truyền thống địa phương, chủ động, sáng tạo trong phát triển kinh tế, phát huy hiệu quả thế mạnh kinh tế địa phương, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân...
Tương tự, đối với xã Trung Mầu, huyện Gia Lâm, Chủ tịch UBND xã Trung Mầu Tạ Đình Tuyến cho biết: Với việc tập trung nguồn lực xây dựng NTM: Giai đoạn 2011-2021 xã Trung Mầu đã nâng cấp cải tạo đường trục thôn, liên thôn; đường điện chiếu sáng; xây dựng mới trương học; xây dựng nâng cấp nhà văn hóa thôn; cải tạo và toàn bộ hệ thống đường liên thôn, xóm đã tạo bộ mặt nông thôn mới đô thị...
Công tác xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tích cực, đời sống của nhân dân được cải thiện, bảo đảm an sinh xã hội, đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Nhiều tiêu chí đạt kết quả cao như: 100% trục chính, đường liên thôn được cứng hóa, bê tông, dải nhựa apphal; 100% đường ngõ xóm có điện chiếu sáng; trường học 3 cấp đạt chuẩn quốc gia. Xã có 3 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGap: Bưởi, Cam canh và chuối; thu nhập bình quân đầu người đạt 68,65 triệu đồng/người/năm; đặc biệt xã không còn hộ nghèo.
Cảnh quan phong quang, sạch đẹp tại xã Ninh HIệp, huyện Gia Lâm. |
Theo lãnh đạo 3 xã Yên Thường, Ninh Hiệp và Trung Mầu, căn cứ Quyết định số 3098/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội và Hướng dẫn số 227, 228 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới 3 xã nêu trên đã tiến hành tự đánh giá, chấm điểm các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu. UBND huyện Gia Lâm đã tiến hành thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn của 3 địa phương theo quy định.
Trưởng phòng Kinh tế huyện Gia Lâm Nguyễn Tiến Hoàng cho biết, theo kết quả thẩm tra, 2 xã Yên Thường, Trung Mầu đủ điều kiện trình cấp có thẩm quyền xem xét, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Đối với xã Ninh Hiệp, kết quả đánh giá của đoàn thẩm tra huyện cũng thống nhất địa phương này đủ điều kiện về đích nông thôn mới kiểu mẫu trên 2 lĩnh vực: an ninh trật tự và văn hóa.
Trên cơ sở đề xuất của UBND huyện Gia Lâm, mới đây, Đoàn thẩm định thành phố Hà Nội cũng đã tiến hành khảo sát thực tế, đánh giá, chấm điểm nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tại 3 xã: Yên Thường, Trung Mầu, Ninh Hiệp. Các thành viên đoàn đều đánh giá cao kết quả xây dựng nông thôn mới tại 3 địa phương.
“Trong quá trình triển khai thực hiện mục tiêu nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, cả 3 xã đều không để xảy ra nợ đọng xây dựng cơ bản. Đặc biệt, thành quả chung nhận được sự đồng tình, ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân thông qua kết quả lấy phiếu về sự hài lòng của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp…” - Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện Gia Lâm Nguyễn Thị Kim Hồng cho biết.
Theo Phó Chánh Văn phòng chuyên trách, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội Ngọ Văn Ngôn, từ khi bắt tay vào triển khai, Thành phố luôn xác định xây dựng nông thôn mới là hành trình có bắt đầu nhưng không có điểm kết thúc. Ngày mai lên quận, hôm nay vẫn phải xây dựng nông thôn mới.
“Chúng ta xây dựng nông thôn mới không phải vì thành tích, mà bởi mong muốn không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Đây cũng là mục tiêu trọng tâm, xuyên suốt của Chương trình số 02-CTr/TU giai đoạn trước và Chương trình số 04-CTr/TU của Thành uỷ Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025” - ông Ngọ Văn Ngôn nhấn mạnh.
Đại diện Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới Hà Nội đề nghị 3 xã: Yên Thường, Trung Mầu, Ninh Hiệp tiếp tục hoàn thiện hồ sơ theo đóng góp ý kiến của các thành viên đoàn thẩm định Thành phố; làm cơ sở để trình UBND thành phố Hà Nội xem xét, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu năm 2023.
Thời gian tới, song song với triển khai xây dựng để phấn đấu phát triển các xã thành phường theo định hướng chung của Thành phố, huyện Gia Lâm cần tiếp tục huy động sự tham gia của người dân để nâng cao các tiêu chí nông thôn mới, trong đó, quan tâm, rà soát, huy động nguồn lực đầu tư cho các xã nằm trong kế hoạch về đích nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?
Tin khác
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59
Đoàn đại biểu Mặt trận thành phố Hà Nội dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ - Bác Tôn
Thủ đô 18/11/2024 12:46
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ dân vận ở Tổ dân phố
Nhịp sống Thủ đô 18/11/2024 11:33
Chú trọng xây dựng khu dân cư đoàn kết, ấm no, hạnh phúc
Nhịp sống Thủ đô 17/11/2024 22:56
Tuyên dương Tổng phụ trách Đội xuất sắc tiêu biểu Thủ đô
Nhịp sống Thủ đô 17/11/2024 21:06
Đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật trong người dân
Nhịp sống Thủ đô 17/11/2024 13:59