FUNiX cùng 40 doanh nghiệp triển khai chương trình học nghề lập trình cho công nhân

Ngày 19/11, FUNiX cùng 40 doanh nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) chính thức ra mắt dự án Chuyển đổi số Công nhân - Chương trình học nghề lập trình miễn phí dành cho công nhân. Đây là hoạt động thiết thực nhằm mang tới cơ hội học tập để chuyển đổi nghề bền vững cho người lao động có mong muốn thay đổi, đặc biệt là người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
Chuyển đổi số - nền tảng hữu hiệu đảm bảo quyền lợi an sinh xã hội cho người dân Nhu cầu nhân lực trong ngành công nghệ thông tin tiếp tục tăng Hà Nội tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch

Đại dịch Covid-19 đã gây ra những hậu quả nặng nề về nhiều mặt, mà người lao động yếu thế, trong đó có nhóm công nhân tại các nhà máy phải hứng chịu nhiều khó khăn, thiệt thòi. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, riêng quý II/2021, khoảng 12,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên đã bị ảnh hưởng tiêu cực, bao gồm mất việc làm, tạm nghỉ, làm việc luân phiên, giảm giờ làm hoặc giảm thu nhập. Trong khi đó, ngành công nghiệp CNTT tại Việt Nam với đà tăng trưởng và đóng góp lớn cho GDP đang khát khao nhân lực số lượng lớn.

Dự án Chuyển đổi số Công nhân là dự án mà 40 doanh nghiệp CNTT cùng FUNiX chung tay trực tiếp đào tạo công nhân trở thành nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của chính mình. Các doanh nghiệp tài trợ ủy quyền cho FUNiX tiếp nhận và đào tạo lực lượng công nhân có mong muốn nhận tài trợ từ chương trình để học nghề và gia nhập ngành CNTT.

FUNiX cùng 40 doanh nghiệp triển khai chương trình học nghề lập trình cho công nhân
40 doanh nghiệp CNTT đồng hành cùng FUNiX khởi động dự án Chuyển đổi số Công nhân nhằm mang cơ hội học lập trình cho người lao động muốn chuyển nghề sang lĩnh vực CNTT.

Với vai trò là tổ chức đào tạo CNTT trực tuyến nhiều kinh nghiệm, có mạng lưới hơn 100 đối tác là doanh nghiệp CNTT hợp tác chặt chẽ về đào tạo, tuyển dụng, FUNiX là đơn vị thực hiện dự án, tiếp nhận tài trợ và tổ chức đào tạo. Phương pháp học tập linh hoạt, sự kết nối chặt chẽ của FUNiX với doanh nghiệp và cách thức vận hành mà doanh nghiệp có thể trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo từ xây dựng chương trình học, mentor chuyên môn, định hướng nghề nghiệp... là giải pháp tốt để FUNiX có thể góp phần cung cấp nguồn nhân lực mới dồi dào, có chất lượng cho thị trường.

Trong dự án Chuyển đổi số Công nhân này, có 40 doanh nghiệp cùng nhận trách nhiệm với FUNiX tiên phong đào tạo và tuyển dụng trên quy mô cả nước. Dự án triển khai các chương trình học nghề dành cho công nhân, đặt mục tiêu mang đến cơ hội nghề nghiệp mới trong ngành CNTT cho người lao động bị ảnh hưởng, mất việc hoặc có mong muốn chuyển nghề trong đại dịch. Đây đồng thời là một giải pháp tốt cung cấp nguồn nhân lực cho ngành CNTT vốn đang thiếu hụt trầm trọng.

Theo đó, người lao động là công nhân, nhân viên các ngành nghề chịu ảnh hưởng vì Covid-19, có mong muốn chuyển nghề sang CNTT… không phân biệt tuổi tác, giới tính đều có thể tham gia và được doanh nghiệp tài trợ toàn bộ học phí để hoàn thành chương trình đào tạo trở thành lập trình viên.

Khóa học chuyển nghề CNTT có lộ trình 6 tháng. Học viên cần cam kết học tập trực tuyến ít nhất 3 giờ/ngày, 6 ngày/tuần, mỗi ngày đều chủ động trao đổi học tập với giảng viên và cam kết làm việc cho doanh nghiệp ít nhất một năm sau khi học xong. Để đảm bảo cam kết này, học viên đặt cọc 50% chi phí khóa học (tương đương 15 triệu đồng) và sẽ nhận lại số tiền này sau khi hoàn thành khóa học và nhận việc tại doanh nghiệp.

"Dự án tạo cơ hội để công nhân có mong muốn và quyết tâm có thể học và gia nhập vào ngành CNTT, đón đầu những cơ hội hấp dẫn trong nghề. Với sự đồng hành của doanh nghiệp và phương thức học tập hiệu quả của FUNiX, người lao động hoàn toàn có thể hoàn thành kế hoạch học tập chuyển nghề", bà Lê Minh Đức, Giám đốc FUNiX khẳng định.

Công nhân tham gia chương trình có 4 lựa chọn: Học nghề Tester, học nghề Lập trình viên Java, học nghề Lập trình viên Full Stack và học nghề Lập trình viên Mobile. Khóa học được thiết kế online, giúp học viên có thể học tập linh hoạt theo thời gian biểu của mình. Cùng với đó là sự hỗ trợ của các Hannah - đội ngũ chăm sóc học viên giàu kinh nghiệm và hàng nghìn mentor trong ngành CNTT - đội ngũ chuyên gia hướng dẫn kiến thức cho người học 24/7.

Hiện nay, tại FUNiX đã có nhiều học viên là công nhân, người lao động như tài xế xe tải, đầu bếp, các bạn trẻ kinh doanh tự do… theo học lập trình để chuyển hướng sang ngành CNTT. Có những xuất phát điểm khác nhau, nhưng rất nhiều người trong số đó đã tìm được hướng đi và hiện thực hóa mục tiêu của mình sau một quá trình học tập tại FUNiX.

FUNiX cùng 40 doanh nghiệp triển khai chương trình học nghề lập trình cho công nhân
Anh Lê Đình Văn - một công nhân may tại Quảng Nam với quyết tâm xây dựng cho mình một tương lai rõ ràng, có cơ hội phát triển đã chọn học CNTT trực tuyến ở FUNiX và chuyển nghề thành công.

Anh Lê Đình Văn - một công nhân may tại Quảng Nam với quyết tâm xây dựng cho mình một tương lai rõ ràng, có cơ hội phát triển đã chọn học CNTT trực tuyến ở FUNiX và chuyển nghề thành công, hiện đang là lập trình viên tại FPT Software. Vượt qua những bỡ ngỡ, sự phản đối và nghi ngờ của gia đình, người thân, anh Lê Đình Văn đã nỗ lực thực hiện mơ ước. "Mọi con đường đều rất gian nan nhưng chỉ cần cố gắng hết sức, nhất định một ngày nào đó bạn sẽ thu lại được kết quả" - anh Văn chia sẻ.

Khi dịch Covid-19 nổ ra, anh Nguyễn Xuân An (Hưng Yên) với hơn 10 năm làm nghề tài xế xe tải cũng học online CNTT với mục tiêu chuyển nghề lập trình. Chịu ảnh hưởng trực tiếp từ đại dịch do công việc đình trệ, thu nhập giảm sút, con nhỏ, anh An nỗ lực học tập để đổi nghề. Dành thời gian mỗi ngày để học code, hiện anh đã hoàn thành một nửa số môn trong chương trình. Nam tài xế quyết định sẽ theo hướng trở thành lập trình viên Java, hoàn thành chương trình tại FUNiX để có thể tìm được một công việc ưng ý.

Với sự đồng hành của 40 doanh nghiệp CNTT, hành trình chuyển nghề của những công nhân và người lao động chịu ảnh hưởng từ đại dịch chắc chắn sẽ bớt phần gian nan. Ông Nguyễn Trần Nhàn - CEO NCC đánh giá cao ý nghĩa từ dự án Chuyển đổi số Công nhân. Theo ông Nguyễn Trần Nhàn, thiếu hụt nhân lực đang là một trong những thách thức đối với ngành CNTT Việt. Phía doanh nghiệp đã có những nỗ lực nhất định như tự đào tạo, kết hợp đào tạo truyền thống - phi truyền thống tại các trường đại học, cao đẳng, các đơn vị đào tạo online… Những đơn vị như NCC thậm chí đã tìm kiếm đến nguồn nhân lực chuyển ngành, chuyển nghề từ các lĩnh vực khác nhưng chưa thể đáp ứng nhu cầu thực tế.

"Lực lượng công nhân là một trong những lực lượng nhân sự giàu tiềm năng và hoàn toàn có thể đào tạo để chuyển đổi số, khỏa lấp cơn "khát" nhân lực CNTT hiện nay. NCC sẵn sàng đón nhận các bạn vào thực tập, làm việc và tin tưởng đây sẽ là một nguồn lực giúp Công ty phát triển về đường dài" - CEO NCC Nguyễn Trần Nhàn nói.

Bà Nghiêm Thị Lan Phương - COO AI Solution, đại diện một trong 40 doanh nghiệp đồng hành cũng tin tưởng rằng, học và làm CNTT không khó, trái lại đây còn là một lĩnh vực rất cởi mở, nhiều tiềm năng. Không chỉ học trực tuyến, các bạn trẻ còn có thể làm việc trực tuyến, tham gia các dự án CNTT của doanh nghiệp dù ở bất kỳ đâu.

"Đây sẽ là cơ hội lý tưởng, đặc biệt dành cho những lao động trẻ ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa… Các bạn không cần phải di cư, không phải đối mặt với những thách thức khi chuyển nơi ở như chi phí sinh hoạt đắt đỏ mà vẫn có được công việc ổn định, môi trường làm việc hiện đại và thu nhập hấp dẫn tại doanh nghiệp. Song song, doanh nghiệp CNTT cũng có thể giải quyết được bài toán khát nhân sự - vấn đề nan giải hiện nay" - bà Nghiêm Thị Lan Phương nhận định.

Đại diện các đơn vị tổ chức khẳng định đây là một cơ hội tốt cho các bạn trẻ và công nhân muốn chuyển đổi công việc và kỳ vọng các bạn sẽ tận dụng tốt cơ hội này để không chỉ có cơ hội nghề nghiệp tốt cho bản thân mà còn góp phần vào sự phát triển của ngành CNTT.

T.P

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Phân công công tác của Thủ tướng và 7 Phó Thủ tướng

Phân công công tác của Thủ tướng và 7 Phó Thủ tướng

Sau khi Quốc hội kiện toàn cơ cấu bộ máy Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tạm thời phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng phụ trách cơ quan, lĩnh vực.
Tăng thuế để giảm tỷ lệ tiêu thụ thuốc lá, bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Tăng thuế để giảm tỷ lệ tiêu thụ thuốc lá, bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Bằng cách giảm tỷ lệ tiêu thụ thuốc lá thông qua việc tăng thuế, Chính phủ có thể giảm gánh nặng chi phí y tế cho quốc gia, giúp các nguồn lực được sử dụng hiệu quả hơn cho các mục tiêu phát triển khác.
Thị xã Sơn Tây tổ chức thành công Đại hội điểm Đảng bộ xã Xuân Sơn nhiệm kỳ 2025 - 2030

Thị xã Sơn Tây tổ chức thành công Đại hội điểm Đảng bộ xã Xuân Sơn nhiệm kỳ 2025 - 2030

Trong 2 ngày (24 và 25/2), Đảng bộ xã Xuân Sơn (thị xã Sơn Tây) tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đảng bộ xã Xuân Sơn được Ban Thường vụ Thị ủy Sơn Tây lựa chọn là đơn vị tổ chức Đại hội điểm cấp cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2030 của Đảng bộ Thị xã.
"Gặp nhau cuối tuần" chính thức tái ngộ khán giả sau hai thập kỷ vắng bóng

"Gặp nhau cuối tuần" chính thức tái ngộ khán giả sau hai thập kỷ vắng bóng

Sau gần 20 năm vắng bóng, chương trình hài kịch đình đám "Gặp nhau cuối tuần" sẽ chính thức trở lại từ ngày 1/3/2025 trên sóng VTV3. Chương trình hứa hẹn mang đến diện mạo hoàn toàn mới, hiện đại và nhiều bất ngờ cho khán giả.
Hà Nội bổ nhiệm 10 lãnh đạo Sở, ngành sau sắp xếp

Hà Nội bổ nhiệm 10 lãnh đạo Sở, ngành sau sắp xếp

Chiều 25/2, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị triển khai Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố về thành lập các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính thuộc UBND Thành phố và công bố quyết định về công tác cán bộ.
Giải ngân 460 triệu đồng hỗ trợ đoàn viên công đoàn phát triển kinh tế

Giải ngân 460 triệu đồng hỗ trợ đoàn viên công đoàn phát triển kinh tế

Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thường Tín đã phối hợp với Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (Quỹ Trợ vốn) tổ chức triển khai chương trình cho vay ưu đãi, giải ngân vốn vay cho các đoàn viên công đoàn trên địa bàn huyện.
Hấp dẫn triển lãm 3D về y dược triều Nguyễn

Hấp dẫn triển lãm 3D về y dược triều Nguyễn

Ngày 25/2, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước tổ chức triển lãm 3D trực tuyến với chủ đề “Y dược triều Nguyễn: Gạch nối nền y học Đông - Tây” nhân dịp kỷ niệm 130 năm thành lập Viện Pasteur Nha Trang (1895 - 2025), 100 năm Viện Pasteur Hà Nội (1925 - 2025) và ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 2.

Tin khác

Thận trọng khi quyết định chuyển việc, “nhảy việc”

Thận trọng khi quyết định chuyển việc, “nhảy việc”

Theo ghi nhận của cơ quan chức năng, đầu năm nay, thị trường lao động có tín hiệu khởi sắc, lực lượng lao động tương đối ổn định. Tuy nhiên, vẫn có không ít trường hợp người lao động có ý định “nhảy việc”, chuyển việc. Theo các chuyên gia, “nhảy việc”, chuyển việc sẽ đem tới cơ hội công việc mới cho người lao động, song cũng sẽ có những rủi ro nếu người lao động không cân nhắc kỹ càng.
Xu hướng làm việc được người lao động quan tâm trong năm 2025

Xu hướng làm việc được người lao động quan tâm trong năm 2025

Mô hình làm việc linh hoạt, đặc biệt là làm việc 4 ngày/tuần, đang trở thành xu hướng toàn cầu nhằm nâng cao năng suất và cân bằng công việc - cuộc sống.
Những việc làm mới sẽ xuất hiện tại Việt Nam trong giai đoạn 2025 - 2030

Những việc làm mới sẽ xuất hiện tại Việt Nam trong giai đoạn 2025 - 2030

Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ với sự bùng nổ của kinh tế số và chuyển đổi số, tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới trong các lĩnh vực như Công nghệ thông tin, Tài chính ngân hàng, Sản xuất và Logistics.
Nhiều cơ hội việc làm tốt, thu nhập hấp dẫn ở nước ngoài cho lao động Việt Nam

Nhiều cơ hội việc làm tốt, thu nhập hấp dẫn ở nước ngoài cho lao động Việt Nam

Trung tâm Lao động ngoài nước (thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, sau một thời gian đàm phán, Trung tâm đã tổ chức thành công lễ ký hợp đồng cung ứng để triển khai các chương trình đưa người lao động (NLĐ) Việt Nam đi làm việc tại Cộng hòa Liên bang Đức, Nhật Bản.
Hà Nội chú trọng phát triển thị trường lao động

Hà Nội chú trọng phát triển thị trường lao động

Giải quyết việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp là nhiệm vụ được thành phố Hà Nội luôn coi trọng gắn với thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Chính vì thế, thời gian qua và trong năm 2025 này, Thành phố đã và sẽ tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp như: Đẩy mạnh kết nối cung cầu lao động, tổ chức nhiều phiên giao dịch việc làm, tăng cường cho vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, quan tâm xuất khẩu lao động… để thúc đẩy tạo việc làm hiệu quả.
Hà Nội: Nhu cầu tuyển dụng tăng ở nhiều nhóm ngành

Hà Nội: Nhu cầu tuyển dụng tăng ở nhiều nhóm ngành

Nhận định về tình hình thị trường lao động Thủ đô trong thời gian tới, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết thị trường lao động Hà Nội trong tháng 2/2025 tiếp tục xu hướng phát triển tích cực.
Sắp tổ chức kỳ thi tiếng Hàn cho lao động đi Hàn Quốc về nước đúng hạn

Sắp tổ chức kỳ thi tiếng Hàn cho lao động đi Hàn Quốc về nước đúng hạn

Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) vừa thông báo tổ chức kỳ thi tiếng Hàn đặc biệt trên máy tính năm 2025 dành cho người lao động làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS (Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc) về nước đúng hạn, và có nguyện vọng tái nhập cảnh Hàn Quốc.
Doanh nghiệp chú trọng tuyển dụng lao động có trình độ cao

Doanh nghiệp chú trọng tuyển dụng lao động có trình độ cao

Qua khảo sát nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết, các doanh nghiệp ngày càng chú trọng tuyển dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, đặc biệt là trong bối cảnh cách mạng công nghệ thông tin hiện nay.
Nhu cầu tuyển dụng lao động tăng cao sau Tết

Nhu cầu tuyển dụng lao động tăng cao sau Tết

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, thị trường lao động sau Tết Ất Tỵ có những tín hiệu tích cực khi nhu cầu tuyển dụng tăng cao ở nhiều ngành nghề, đặc biệt ở các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ… tuy nhiên vẫn có những biến động dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động cục bộ, tạm thời ở một số ngành nghề.
TP.HCM: Đào tạo nghề cho hơn 4.000 lao động nông thôn

TP.HCM: Đào tạo nghề cho hơn 4.000 lao động nông thôn

Trong năm 2025, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ đào tạo nghề cho 4.170 lao động nông thôn gồm 1.648 người học nghề nông nghiệp và 2.522 người học nghề phi nông nghiệp; phấn đấu tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề tối thiểu đạt 85%.
Xem thêm
Phiên bản di động