Dựng nêu đón Tết, nét đẹp của người Việt

(LĐTĐ) Sau ngày 23 tháng Chạp, người dân tại tỉnh Hà Tĩnh đang tất bật trang trí dựng nêu đón Tết. Đây là nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt vào mỗi dịp Tết đến, Xuân về.
Ấn tượng lễ hạ nêu và khai ấn tại Cố đô Huế
Dựng nêu đón Tết, nét đẹp của người Việt
Dựng nêu đón Tết là nết đẹp văn hóa của người Việt

Tết Nguyên đán vẫn luôn được coi là một trong những dịp quan trọng trong năm, là thời gian các thành viên trong mỗi gia đình cùng nhau trở về nhà, đón chào một năm mới với bao niềm an vui, hạnh phúc, quây quần bên mâm cỗ đủ đầy tượng trưng cho hy vọng về những ngày tháng an lạc, vui vẻ.

Cây nêu từ xa xưa đã trở thành một hình ảnh quen thuộc trong câu đối “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ - Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”.

Những năm gần đây, xu hướng hiện đại hóa len lỏi vào từng dịp lễ, Tết của các hộ gia đình và người dân cũng dần tổ chức ngày Tết đơn giản hơn, bớt cầu kỳ, đặt sự dung dị và bình yên lên hàng đầu. Thế nhưng, dù có tối giản thế nào, người ta cũng không bao giờ quên đặt cây nêu ngày Tết.

Ông Nguyễn Văn Tiến, ở xã Thạch Hạ, thành phố Hà Tĩnh, chia sẻ: Cây nêu dùng từ cây tre già, lóng dài lá vẫn còn nằm trên ngọn, được treo cờ ở dưới lá và lồng đèn… Sở dĩ tục dựng nêu ngày Tết đã gắn bó với đời sống văn hóa, tinh thần của người dân từ rất lâu. Theo quan niệm của người dân thì việc trồng cây nêu ngày Tết nhằm để quỷ không bén mảng đến chỗ người cư ngụ, dựng nêu để làm dấu hiệu là đất có chủ, ma quỷ không được dòm ngó quấy nhiễu.

“Cây nêu được làm như vậy chỉ đúng đường cho tổ tiên trở về ăn Tết trong gia đình của người đang sống. Trên cây nêu được người dân treo cờ Tổ quốc, đèn lồng, chuông gió… quanh cây nêu được kết bằng lá đùng đình làm ma quỷ sợ hãi, chúng tưởng mình đang đứng trước nhà một vị thần hay một Đức Phật… đang che chở bảo hộ thân chủ”, ông Tiến cho biết thêm.

Ngoài ra, theo quan niệm của người dân, cây nêu còn được coi là cây vũ trụ nối liền giữa đất và trời, thể hiện triết lý âm dương giao hòa, cuối năm trồng cây nêu vươn lên cao là để đón không khí ấm áp của mùa xuân, cầu mong cho một năm mới mưa thuận gió hòa, cuộc sống viên mãn, hạnh phúc…

Tục dựng cây nêu tại tỉnh Hà Tĩnh đã và đang lan tỏa trong nhiều xóm làng thuộc các huyện Lộc Hà, Nghi Xuân, thành phố Hà Tĩnh, Thạch Hà, Cẩm Xuyên…Cứ vào dịp Tết, đi dọc theo các tuyến đường làng ngõ xóm sẽ thấy phong trào dựng cây nêu ngày càng phát triển.

Dưới đây là một số hình ảnh của người dân Hà Tĩnh làm cây nêu, dựng nêu:

Dựng nêu đón Tết, nét đẹp của người Việt
Cây nêu người dân thường chọn cây tre để làm, cây tre phải cao, dáng thẳng đứng có ngọn, càng cao càng tốt. Ngoài ra, một số gia đình còn dùng cả những cây sắt dài để thay thế cho cây tre như trước đây
Dựng nêu đón Tết, nét đẹp của người Việt
Quanh thân cây nêu người dân dùng lá đùng đình buộc vào, tạo thêm hình dáng cứng cáp
Dựng nêu đón Tết, nét đẹp của người Việt
Tăng thêm sinh động cho cây nêu, người dân trang trí bóng nháy và treo đèn lồng
Dựng nêu đón Tết, nét đẹp của người Việt
Trên cây nêu không thể thiếu lá cờ Tổ quốc
Dựng nêu đón Tết, nét đẹp của người Việt
Những cây nêu vươn cao giữa bầu trời với đủ màu sắc càng làm cho không khí mùa xuân thêm ấm áp, lòng người thêm xao xuyến, tình yêu quê hương được bồi đắp.
Nguyễn Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sau khi điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 được công bố, thí sinh có thể tra cứu điểm thi trên Báo Lao động Thủ đô điện tử (tại địa chỉ https://laodongthudo.vn/tra-cuu-diem-thi).
"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Biểu dương những nơi làm tốt và phê bình nghiêm khắc những bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" để phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn tỷ đồng).
Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Ngày 16/7, quận Bắc Từ Liêm tổ chức kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024) và phát động cao điểm ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.
TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã giải ngân được 711,162 tỷ đồng vốn ODA, đạt 13,24% so với kế hoạch năm 2024.
LĐLĐ quận Hà Đông: Khen thưởng 63 nữ CNVCLĐ tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

LĐLĐ quận Hà Đông: Khen thưởng 63 nữ CNVCLĐ tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), sáng nay (16/7), tại trụ sở UBND quận Hà Đông, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận tổ chức gặp mặt kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam; biểu dương, khen thưởng 63 nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2023 và 85 gia đình “CNVCLĐ tiêu biểu” năm 2024.
Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Tổ đại biểu số 3 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội và Thường trực HĐND quận Đống Đa tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 17 HĐND Thành phố và sau kỳ họp HĐND quận Đống Đa, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý điều hành, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị. Đồng thời, ngành Y tế Thủ đô sẽ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về công nghệ thông tin; hoàn thành triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử…

Tin khác

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Đến với lễ hội Sen Hà Nội đang được tổ chức tại quận Tây Hồ, người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí ngát hương sen mà còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo.
Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

(LĐTĐ) Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông.
Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

(LĐTĐ) Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.
Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Vào lúc 20h tối nay 12/7, tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (ngõ 612, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội) sẽ chính thức khai mạc Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024, với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị hứa hẹn thu hút số đông người dân và du khách quốc tế.
Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thuộc thành phố Hà Nội, Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

(LĐTĐ) Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 17/11 tại khu vực Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh thuộc phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), sáng 9/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “Thắp ngọn lửa hồng”.
Cận cảnh khu di tích lầu Bảo Đại xuống cấp trước khi được trùng tu

Cận cảnh khu di tích lầu Bảo Đại xuống cấp trước khi được trùng tu

(LĐTĐ) Khu biệt thự cổ hơn 100 năm tuổi nằm trong di tích lầu Bảo Đại (phường Vĩnh Nguyên, TP. Nha Trang) hiện nay đang xuống cấp, hư hỏng ở nhiều hạng mục.
Ứng xử đẹp với di tích nhìn từ mô hình kiểu mẫu xã Dương Xá

Ứng xử đẹp với di tích nhìn từ mô hình kiểu mẫu xã Dương Xá

(LĐTĐ) Từ năm 2023 đến nay, Khu di tích thờ Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan (xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đón hàng nghìn khách tới tham quan, làm lễ, đặc biệt là các chuyến tham quan về nguồn tìm hiểu các di tích lịch sử của người dân. Đó là nhờ một phần đóng góp không nhỏ của các cấp hội phụ nữ trên địa bàn huyện trong thực hiện mô hình danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử kiểu mẫu.
Nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn Thủ đô

Nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn Thủ đô

(LĐTĐ) Nhằm triển khai có hiệu quả Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025”, trong 6 tháng đầu năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền cổ động trực quan, triển khai nhiều hoạt động văn hoá - thể thao - gia đình đạt được kết quả đáng ghi nhận.
Xem thêm
Phiên bản di động