Đưa dịch vụ y tế đến gần người dân nhất
Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế được mở rộng Bắt đầu từ nâng cao chất lượng dịch vụ y tế tuyến cơ sở Điều chỉnh giá dịch vụ y tế cần bảo đảm quyền lợi cho người bệnh |
Thiết lập tại cụm dân cư có 50 - 100 ca Covid-19
Ngày 21/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã có Quyết định số 4042/QĐ-BYT ban hành Hướng dẫn tạm thời mô hình Trạm y tế lưu động trong bối cảnh dịch Covid-19, để các đơn vị trực thuộc, sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị liên quan thực hiện. Theo hướng dẫn, trạm y tế xã, phường, thị trấn lưu động là một tổ chức thuộc Trung tâm y tế tuyến huyện, chịu sự quản lý toàn diện, điều hành trực tiếp của giám đốc Trung tâm y tế tuyến huyện.
Mô hình Trạm y tế lưu động tại các cụm dân cư có 50 - 100 ca Covid-19 hiện nay nhằm chăm sóc tốt nhất cho người dân, người mắc Covid-19. Ảnh minh họa |
Trạm y tế lưu động có chức năng triển khai các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 tại cộng đồng, kết nối giữa chăm sóc, quản lý người nhiễm Covid-19 tại nhà với chăm sóc tại bệnh viện, phát hiện các trường hợp diễn biến nặng và chuyển tuyến kịp thời; cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh, sơ cứu, chuyển tuyến kịp thời các bệnh thông thường cho người dân trên địa bàn được giao.
Cụ thể, trạm y tế lưu động thực hiện quản lý, theo dõi người nhiễm Covid-19 tại nhà và tại cộng đồng: Xác định, lập danh sách người nhiễm Covid-19 trên địa bàn, danh sách người nhiễm Covid-19 cách ly tại nhà theo khu vực được phân công; hướng dẫn, tư vấn, thường xuyên theo dõi sức khỏe và hỗ trợ chăm sóc người nhiễm Covid-19 được cách ly tại nhà;
Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh từ xa và tại nhà, hướng dẫn và cấp phát thuốc cho các trường hợp nhiễm Covid-19 cách ly tại nhà; phát hiện, sơ cấp cứu và chuyển tuyến kịp thời các trường hợp nhiễm Covid-19 có diễn biến nặng đến các cơ sở y tế phù hợp với tình trạng bệnh của người bệnh; tổng hợp các trường hợp nhiễm Covid-19 trên địa bàn đã khỏi bệnh và các trường hợp nhiễm Covid-19 hết thời gian cách ly tại nhà.
Trạm y tế lưu động cũng thực hiện xét nghiệm Covid-19, tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, quản lý danh sách người trên địa bàn cần tiêm vắc xin phòng Covid-19; truyền thông về Covid-19; khám, điều trị, cấp thuốc cho người mắc các bệnh khác.
Tùy theo điều kiện của địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ chọn một cơ sở phù hợp cho trạm y tế lưu động làm việc, có thể lựa chọn nhà văn hóa tổ dân phố, trường học, trung tâm thể thao, cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn... Trong trường hợp trên địa bàn không thể chọn được các công trình sẵn có thì xem xét làm nhà dã chiến, nhà di động để phục vụ cho trạm hoạt động. Cơ sở làm việc tối thiểu phải bố trí nơi trực, nơi tiếp đón, nơi khám và tư vấn, nơi nằm theo dõi trong trường hợp cần thiết, khu vệ sinh, tắm rửa, có nước sạch, điện, có thu gom rác thải y tế và có chỗ ngủ cho nhân viên y tế.
Tùy theo tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn, mỗi xã, phường, thị trấn có thể thiết lập một hoặc nhiều trạm y tế lưu động, bảo đảm mỗi cụm dân cư có khoảng 50-100 trường hợp nhiễm Covid-19 được cách ly tại nhà thì có một trạm y tế lưu động. Một trạm y tế lưu động được giao phụ trách một cụm dân cư, có thể là các tổ dân phố của các phường khác nhau, không phụ thuộc địa giới hành chính.
Chăm sóc tốt nhất cho người nhiễm Covid-19
Cũng theo quyết định của Bộ Y tế, mỗi trạm y tế lưu động sẽ có tối thiểu 5 nhân viên y tế, trong đó có ít nhất 1 bác sĩ phụ trách, còn lại là điều dưỡng và các nhân viên y tế khác; có tối thiểu 1 nhân viên y tế nắm rõ địa bàn dân cư được giao. Ngoài nhân viên y tế trong biên chế, có thể huy động sự tham gia của đội ngũ y tế tư nhân, nhân viên y tế đã nghỉ hưu trên địa bàn.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Y tế, thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng kế hoạch hoạt động của 389 trạm y tế lưu động để quản lý 50 - 100 trường hợp F0/trạm. Bộ trưởng cũng nhấn mạnh: Chính quyền các tỉnh, thành phố phải điều hành hoạt động của các trạm y tế lưu động này và ưu tiên để các trạm kết nối được với lực lượng cấp cứu cơ động có chức năng chuyển tuyến, bố trí xe cấp cứu chuyển bệnh nhân cần cấp cứu lên tuyến trên kịp thời. |
Trong trường hợp nguồn nhân lực y tế tại địa phương không đáp ứng đủ, huy động thêm nhân viên y tế và các tình nguyện viên từ địa phương khác. Chính quyền cấp xã có trách nhiệm huy động thêm các nhân lực khác trên địa bàn, như Hội Chữ thập đỏ, Hội Phụ nữ, đoàn thanh niên... tham gia hỗ trợ.
Hướng dẫn cũng quy định danh mục trang thiết bị thiết yếu cho phòng, chống dịch Covid-19; trang thiết bị khám, chữa bệnh thông thường; danh mục thuốc, phương tiện vận chuyển cho trạm y tế lưu động; đồng thời phân công trách nhiệm thực hiện cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã; Trung tâm y tế cấp huyện, xã; trạm y tế lưu động; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; cơ quan bảo hiểm xã hội...
Trước đó, tại cuộc họp khẩn trực tuyến kết nối với 4 tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An, Đồng Nai thảo luận vấn đề về triển khai mô hình Trạm y tế lưu động, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định, để thiết lập, vận hành mô hình này cần quan tâm nhất đến 4 yếu tố.
Thứ nhất, chức năng nhiệm vụ y như các trạm y tế, trung tâm y tế. Thứ 2, về địa điểm, Bộ Y tế khuyến cáo chọn bất kỳ địa điểm thuận tiện, rộng rãi, cách biệt với khu vực xung quanh hoặc chọn phương án di động, có phân công trực và bố trí địa điểm sinh hoạt phù hợp. Thứ ba, về nhân lực, phải đảm bảo tối thiểu cần có 1-2 bác sĩ và 5-7 cán bộ y tế khác tùy điều kiện từng địa phương, ngoài ra cần có tình nguyện viên tại địa bàn nắm rõ địa bàn, dân cư. Thứ tư, về trang thiết bị, cần đáp ứng ở mức độ tối thiểu nhất có thể.
“Trạm y tế lưu động có điều kiện tổ chức tối giản, nhân lực tối giản nhưng phải bảo đảm chăm sóc, điều trị bệnh bình thường và quản lý, điều trị Covid-19 tại cộng đồng”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.
Tình hình dịch Covid-19 hiện nay hết sức phức tạp, nhất là với thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương… số người nhiễm tiếp tục gia tăng đòi hỏi có sự chăm sóc, quản lý, điều trị người nhiễm tại cộng đồng; đồng thời phải bảo đảm công tác y tế cho người dân trên địa bàn. Có thể thấy, tại mỗi xã, phường theo quy định trước đây có một trạm y tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, việc thiết lập thêm các trạm y tế lưu động tại xã, phường, nhất là với khu vực đông dân cư, nơi có nhiều người nhiễm Covid-19 là thực sự cần thiết, đảm bảo chăm sóc tốt nhất cho người dân./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Chuyển đổi số 23/12/2024 20:14
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20