Dự báo thị trường giá cả cuối năm: Không nhiều biến động lớn

Tại Hội thảo Diễn biến giá cả thị trường ở Việt Nam sáu tháng đầu năm và dự báo cả năm 2018 diễn ra ngày 3/7 tại Hà Nội, đánh giá về giá cả thị trường sáu tháng đầu năm 2018, đại diện Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết các bộ, ngành địa phương đã chủ động triển khai các biện pháp nhằm bình ổn thị trường, kiểm soát lạm phát, đặc biệt là trong các thời điểm dịp lễ Tết và các thời điểm thị trường có những biến động bất thường. 
du bao thi truong gia ca cuoi nam khong nhieu bien dong lon Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 tăng cao nhất trong 7 năm
du bao thi truong gia ca cuoi nam khong nhieu bien dong lon [Infographics] CPI bình quân 6 tháng năm 2018 tăng 3,29%

Lạm phát trong tầm kiểm soát

Cục Quản lý giá nhận định các nhân tố gây tăng giá trong các tháng gần đây đều xuất phát từ yếu tố thị trường, trong khi về cơ bản hầu như không có yếu tố tăng giá mới xuất phát từ điều hành giá của Chính phủ.

du bao thi truong gia ca cuoi nam khong nhieu bien dong lon
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Ảnh: Mỹ Phương/TTXVN)

Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong sáu tháng đã tăng trung bình 0,37%/tháng. Lạm phát so với cùng kỳ năm trước trong sáu tháng đầu năm 2018 cũng có xu hướng gia tăng từ mức 2,65% hồi đầu năm lên mức tương đối cao là 4,67%.

Tiến sỹ Nguyễn Đức Độ, Viện Kinh tế Tài chính, cho biết xu hướng gia tăng của lạm phát trong sáu tháng qua không phải là điều bất ngờ vì đã được dự báo từ cuối năm 2017. Lý do là trong sáu tháng đầu năm 2017 giá thịt lợn đã giảm tương đối mạnh và vì vậy lạm phát so với cùng kỳ của năm 2018 sẽ có xu hướng gia tăng nếu giá thịt lợn hơi tiếp tục giảm mạnh.

Bên cạnh đó, giá xăng dầu tăng mạnh cùng với việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế trong quý 1/2018 cũng là nguyên nhân đẩy chỉ số CPI tăng cao hơn so với dự báo cuối năm 2017.

Điều này đặt ra câu hỏi, liệu lạm phát trong sáu tháng cuối năm có tiếp tục gia tăng và mục tiêu kiểm soát lạm phát trung bình ở mức 4% có đạt?

Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Đức Độ cho rằng lạm phát có nhiều khả năng sẽ đạt đỉnh trong tháng 7/2018 và sau đó giảm dần xuống dưới mức 4% (thậm chí có thể là dưới 3%) trong những tháng cuối năm 2018.

Lý giải cho dự báo trên, theo ông Nguyễn Đức Độ, giai đoạn cuối 2017 Chính phủ đã điều chỉnh mạnh giá dịch vụ y tế và vì vậy chỉ số lạm phát sẽ giảm mạnh nếu giá dịch vụ y tế được giữ nguyên trong những tháng cuối năm 2018.

Tuy nhiên, vẫn còn hai ẩn số tác động tới lạm phát cần tính tới trong những tháng cuối năm 2018 là giá xăng dầu và giá thịt lợn. Ông Nguyễn Đức Độ cho rằng trong trường hợp giá dầu và giá thịt lợn vẫn neo ở mức cao như hiện nay hay tiếp tục tăng mạnh thì lạm phát trung bình cả năm cũng chỉ ở mức từ 3,4-3,9%.

“Do vây, mục tiêu kiềm chế lạm phát trung bình ở mức dưới 4% vẫn đang nằm trong tầm tay của Chính phủ,” ông Nguyễn Đức Độ khẳng định.

Không được lạc quan như vậy, phó giáo sư-tiến sỹ Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế cho rằng lạm phát trong sáu tháng đầu năm ở mức cao so với năm 2017 và việc một loạt các mặt hàng do Nhà nước quản lý điều chỉnh giá , thì việc giữ mức CPI bình quân dưới 4% là một áp lực. Sức ép lạm phát sáu tháng cuối năm nay sẽ lớn hơn khi giá dầu thô, giá hàng hóa trên thị trường thế giới, tỷ giá có xu hướng tăng...

“Điều này khiến nhiều quan điểm tỏ ra lo ngại về khả năng kiểm soát lạm phát dưới 4% của năm nay,” phó giáo sư-tiến sỹ Ngô Trí Long nói.

Chủ động trong điều hành giá

Theo ông Nguyễn Lộc An, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), thời gian tới hàng hóa sẽ chịu tác động của các yếu tố như giá các mặt hàng nhóm nhiên liệu năng lượng đang diễn biến phức tạp và tiềm ẩn xu hướng tăng lương cơ bản của các đối tượng hưởng ngân sách và lương cơ sở trong cơ cấu tính giá dịch vụ khám chữa bệnh tăng...

Tuy nhiên do phí một số dịch vụ y tế được điều chỉnh giảm, nguồn cung các mặt hàng thiết yếu sẽ tăng và đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nên mặt bằng giá trên thị trường nhìn chung không có biến động lớn.

Ông Nguyễn Lộc An cũng cho rằng để bình ổn giá cả thị trường những tháng còn lại của năm cần theo dõi diễn biến thị trường các mặt hàng thiết yếu, xử lý các vấn đề phát sinh khi thị trường có biến động bất thường. Đồng thời đẩy mạnh tiêu thụ đối với các nhóm hàng may mặc, trang thiết bị gia đình và phương tiện đi lại cần có các chương trình kích cầu mua sắm...

Phó giáo sư-tiến sỹ Ngô Trí Long cho rằng với các mặt hàng thị trường có xu hướng tăng cao trong thời gian qua như xăng dầu, lương thực, thịt lợn, cần chủ động rà soát, cân đối nhu cầu cung cầu, sử dụng hợp lý quỹ bình ổn giá để bình ổn thị trường.

du bao thi truong gia ca cuoi nam khong nhieu bien dong lon
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN)

Đặc biệt với giá xăng dầu, yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính điều hành sử dụng hợp lý quỹ bình ổn với liều lượng thích hợp, chỉ đạo kịch bản ứng phó nếu giá tăng cao, để tạo dư địa thuận lợi cho việc kiểm soát mặt bằng giá.

Cục Quản lý giá đã nêu ra việc điều hành quản lý giá đối với một số mặt hàng cụ thể. Theo đó, nông sản cần tiếp tục rà soát nắm bắt hiện trạng số lượng đàn lợn thịt và khả năng cung cấp lợn xuất chuồng tại các vùng miền để có giải pháp chủ động điều phối, tránh trường hợp khan hiếm cục bộ đẩy giá lên cao.

Về giá xăng dầu, điều hành trong nước theo quy định sư dụng hợp lý quỹ bình ổn giá với liều lượng thích hợp, chủ động có kịch bản ứng phó nếu giá xăng dầu tăng cao để tạo dư địa thuận lợi cho việc kiểm soát mặt bằng giá cả năm...

Đại diện Cục Quản lý giá nhận định việc quản lý, điều hành giá, kiểm soát lạm phát cần thực hiện một cách chủ động, chú trọng công tác dự báo, xây dựng kịch bản điều hành giá chi tiết cho từng mặt hàng nhà nước quản lý với bước đi thận trọng và lộ trình thích hợp đảm bảo không tác động đột biến tới mặt bằng giá chung.

Theo Thùy Dương/ vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chung tay đảm bảo chất lượng bữa ăn cho học sinh

Chung tay đảm bảo chất lượng bữa ăn cho học sinh

(LĐTĐ) Việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong trường học luôn là vấn đề nóng, thu hút sự quan tâm của dư luận, là mối lo chung của cơ quan chức năng, nhà trường, gia đình cũng như toàn xã hội. Song song với nâng cao chất lượng dạy và học, ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội nói chung và mỗi nhà trường nói riêng, vấn đề an toàn thực phẩm luôn được đặt lên hàng đầu.
Để chống ngập khu vực nội đô: Cần “khơi thông” các dự án thoát nước

Để chống ngập khu vực nội đô: Cần “khơi thông” các dự án thoát nước

(LĐTĐ) Lưu lượng mưa quá lớn, tốc độ đô thị hóa nhanh, lại hệ thống thoát nước một số nơi chậm tiến độ khiến Thành phố ngập lụt diện rộng trong những trận mưa vừa qua. Vấn đề đặt ra, cần đẩy nhanh tốc đô thi công các dự án thoát nước.
Đau đáu “giữ hồn” nghề tò he Xuân La

Đau đáu “giữ hồn” nghề tò he Xuân La

(LĐTĐ) Làng Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) từ lâu nổi tiếng với nghề truyền thống nặn tò he. Thế nhưng, giữa những biến thiên của thời cuộc, tò he đã từng có giai đoạn tưởng chừng mai một. May mắn thay, nơi đất nghề vẫn còn những nghệ nhân thuỷ chung, họ âm thầm gìn giữ và từng bước làm hồi sinh tò he.
Để trí thức là “binh chủng” đưa đất nước hùng cường

Để trí thức là “binh chủng” đưa đất nước hùng cường

(LĐTĐ) "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia", cùng với giai cấp công nhân, nông dân (gọi chung liên minh công - nông), đội ngũ trí thức được Đảng xác định là tầng lớp quan trọng trong công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Đặc biệt, thời kỳ mới, khi kinh tế tri thức mà đỉnh cao là khoa học công nghệ chi phối toàn cầu, sự cạnh tranh giữa các quốc gia ngày càng lớn, muốn cụ thể hóa mục tiêu đất nước hùng cường như Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra, vai trò của đội ngũ trí thức ngày càng quan trọng.
Chú trọng công tác vận động, tuyên truyền giáo dục

Chú trọng công tác vận động, tuyên truyền giáo dục

(LĐTĐ) Hoạt động công đoàn và phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội luôn được nâng cao về chất lượng. Công đoàn đã chủ động đổi mới nội dung, hình thức hoạt động theo phương châm hướng mạnh về cơ sở, trong đó đặc biệt chú trọng công tác vận động, tuyên truyền giáo dục góp phần xây dựng đội ngũ CNVCLĐ ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá Thủ đô và đất nước.
Giá vàng trong nước vẫn “chợ riêng”

Giá vàng trong nước vẫn “chợ riêng”

(LĐTĐ) Trước sự chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới khá lớn, một số chuyên gia cho rằng, sẽ rủi ro cho nhà đầu tư khi giá vàng Việt Nam cứ mãi “một mình một chợ”.
LĐLĐ huyện Mỹ Đức phối hợp với Bảo hiểm xã hội chăm lo tốt nhất cho người lao động

LĐLĐ huyện Mỹ Đức phối hợp với Bảo hiểm xã hội chăm lo tốt nhất cho người lao động

(LĐTĐ) Những năm qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Mỹ Đức, Hà Nội, đã phối hợp tốt với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Mỹ Đức làm tốt công tác chăm lo, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động.

Tin khác

Hội nhập quốc tế để thúc đẩy tăng trưởng

Hội nhập quốc tế để thúc đẩy tăng trưởng

(LĐTĐ) Ngày 2/10, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức Hội nghị ngành Công Thương 5 Thành phố trực thuộc Trung ương lần thứ VI năm 2023 với chủ đề “Hội nhập quốc tế để thúc đẩy tăng trưởng xuất, nhập khẩu, công nghiệp, thương mại và dịch vụ giai đoạn 2023 - 2025”.
Cầu nối cho doanh nghiệp ngành thủ công mỹ nghệ Hà Nội đẩy mạnh tiêu thụ và xuất khẩu

Cầu nối cho doanh nghiệp ngành thủ công mỹ nghệ Hà Nội đẩy mạnh tiêu thụ và xuất khẩu

(LĐTĐ) Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nghệ nhân ngành thủ công mỹ nghệ Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong cả nước đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm, phát triển sản phẩm, ngành hàng, thị trường… tối 1/10 vừa qua, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức Lễ khai mạc Hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2023 (Hanoi Giftshow 2023).
Giá xăng giảm gần 1.000 đồng/lít từ 16h ngày 2/10

Giá xăng giảm gần 1.000 đồng/lít từ 16h ngày 2/10

(LĐTĐ) Liên Bộ Tài chính - Công Thương vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá bán lẻ xăng, dầu hôm nay (2/10). Giá mỗi lít xăng E5 RON 92 được điều chỉnh giảm 695 đồng/lít và xăng RON 95 giảm 906 đồng/lít. Sau điều chỉnh, mức giá bán lẻ tối đa với xăng E5 RON 92 là 23.500 đồng/lít và xăng RON 95 là 24.840 đồng/lít.
Sữa chua Vinamilk tính đường tham gia thị trường "tỷ đô" tại Trung Quốc

Sữa chua Vinamilk tính đường tham gia thị trường "tỷ đô" tại Trung Quốc

(LĐTĐ) Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với 2 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nhập khẩu - phân phối sữa và nông sản tại Trung Quốc, để đưa sản phẩm sữa chua Vinamilk vào thị trường tỷ dân này. Hợp tác mở ra cơ hội lớn để các sản phẩm sữa chua “made in Vietnam” hiện diện và tạo vị thế riêng tại Trung Quốc.
Nhiều vụ vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại bị xử lý

Nhiều vụ vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại bị xử lý

(LĐTĐ) Cùng với việc đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính đối với việc kinh doanh hàng giả, buôn lậu và gian lận thương mại; tháng 9/2023, Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội đã kiểm tra 2.253 vụ, xử lý 2.050 vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả điển hình.
Lại bàn về hiệu quả công tác chống buôn lậu cuối năm

Lại bàn về hiệu quả công tác chống buôn lậu cuối năm

(LĐTĐ) Năm nào cũng vậy, cứ đến quý 3, quý 4, thì các cơ quan quản lý Nhà nước được phân công, lại tất bật hơn trong công tác chống buôn lậu quan trọng này. Trong đó, phổ biến là các mặt hàng như pháo nổ, đồ chơi bạo lực, hàng may mặc và tiêu dùng khác…
Bánh trung thu nhiều mẫu mã đẹp vẫn vắng khách mua

Bánh trung thu nhiều mẫu mã đẹp vẫn vắng khách mua

(LĐTĐ) Tết Trung thu đã cận kề, nhiều quầy bánh tuy được trang hoàng rực rỡ, bắt mắt nhưng vẫn không thể hút khách mua. Nhiều chủ cửa hàng tỏ ra ngao ngán khi được hỏi về doanh thu.
Dữ liệu số: Nền tảng phát triển tài chính số bền vững

Dữ liệu số: Nền tảng phát triển tài chính số bền vững

(LĐTĐ) Hội thảo - Triển lãm về tài chính số trong quản lý Ngân sách Nhà nước là sự kiện thường niên được Bộ Tài chính tổ chức nhằm tạo diễn đàn để các nhà quản lý, xây dựng chính sách, các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT), các nhà cung cấp giải pháp hàng đầu trong và ngoài nước gặp gỡ, trao đổi và thảo luận về những xu hướng mới trong lĩnh vực chuyển đổi số ngành Tài chính.
Việt Nam nhập khẩu 7,22 triệu tấn xăng, dầu các loại trong 8 tháng năm 2023

Việt Nam nhập khẩu 7,22 triệu tấn xăng, dầu các loại trong 8 tháng năm 2023

(LĐTĐ) Tháng 8 năm 2023, lượng xăng, dầu các loại được nhập khẩu đạt 1,1 triệu tấn, tăng 19% so với tháng 7 với giá trị là 992 triệu USD. Tính chung 8 tháng năm 2023, lượng xăng, dầu nhập khẩu các loại đạt 7,22 triệu tấn, giá trị khoảng 5,88 tỉ USD.
Tạm giữ hơn 1,2 tấn cánh gà có dấu hiệu nhập lậu tại Xuân La, Tây Hồ

Tạm giữ hơn 1,2 tấn cánh gà có dấu hiệu nhập lậu tại Xuân La, Tây Hồ

(LĐTĐ) Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết, Đội QLTT số 9, Cục QLTT thành phố Hà Nội vừa phối hợp với Đội Cảnh sát kinh tế - Công an quận Tây Hồ (Hà Nội) phát hiện hơn 1,2 tấn cánh gà có dấu hiệu nhập lậu.
Xem thêm
Phiên bản di động